Năm 2019 đã sắp khép lại với hàng loạt sự kiện chấn động, sóng trước chưa lặng sóng sau lại nổi, hứa hẹn có thể mở ra nhiều diễn biến mới trong năm 2010, có thể kể đến như phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông hừng hực khí thế, “gián điệp đỏ” Vương Lập Cường của ĐCSTQ đào thoát đến Úc, Hạ viện Anh thông qua Dự luật Thỏa thuận rút lui khỏi EU, Mỹ – Trung đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một “về nguyên tắc”… Hãy cùng nhìn lại những tin tức đáng chú ý trong năm 2019 vừa qua.
Hôm 27/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo chiến dịch đặc biệt của Mỹ đã tiêu diệt thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, Abu Bakr al-Baghdadi. Đây được xem một chiến công lớn đối với nỗ lực chống khủng bố của Mỹ. Tổng thống Trump nói rằng thủ lĩnh IS Baghdadi và ba người con của ông ta đã bị chết sau khi trùm khủng bố này kích nổ áo khoác cài mìn. Sau đó, quân đội Mỹ đã thủy táng Baghdadi dưới một vùng biển bí mật.
Năm 2014, Baghdadi đã thành lập một Khalifah (nhà nước Hồi giáo/IS) trên lãnh thổ ở Iraq và Syria, lãnh đạo al-Baghdadi của tổ chức này đã tự xưng là Khalip (thủ lĩnh). Những vùng bị tổ chức thánh chiến này kiểm soát đã bị áp đặt cai trị tàn bạo, ngoài ra chúng đã tổ chức nhiều cuộc tấn công khủng bố trên quy mô toàn cầu làm hàng ngàn người thiệt mạng.
Hôm 31/10, IS xác nhận thủ lĩnh al-Baghdadi đã chết trong chiến dịch của Mỹ và chính thức tuyên bố Abu Ibrahim al-Hashemi al-Qurashi sẽ đảm nhiệm vai trò thủ lĩnh mới của nhóm khủng bố này.
Đến ngày 1/11, Tổng thống Trump tiếp tục đăng tweet khẳng định: “IS đã có lãnh đạo mới và chúng tôi biết ông ta là ai!” Tuy nhiên, đoạn tweet này không hé lộ thêm thông tin nào khác.
>> Tuyên bố của TT Trump: Thủ lãnh IS đã chết
Sau 5 năm dai dẳng, suốt từ 2015, đến tận sáng hôm 17/10 (giờ Brussels), Vương Quốc Anh và Liên minh Châu Âu (EU) mới chính thức thông báo đạt thỏa thuận Brexit mới và tới buổi tối cùng ngày thỏa thuận này đã được toàn thể 27 thành viên EU bỏ phiếu thông qua.
Dù vậy, kế hoạch Brexit vẫn phải đối mặt với sự phản đối đáng kể trong quốc hội Anh vốn đang chia rẽ sâu sắc. Tuy nhiên, cuộc bầu cử vào ngày 12/12 đã làm thay đổi cục diện. Sau bầu cử, Đảng Bảo thủ đạt đa số cần thiết để chủ động đưa ra các quyết sách quan trọng cho nước Anh, đặc biệt là hoàn thành Brexit. Thủ tướng Johnson nói rằng kết quả bầu cử lần này đã trao cho ông quyền “hoàn thành Brexit” và quyết tâm đưa nước Anh rời khỏi EU vào tháng 1/2020.
Đến ngày 20/12, cuối cùng, các nhà lập pháp tại Quốc hội Anh đã phê chuẩn thỏa thuận Brexit. Đây có thể coi là dấu mốc lịch sử quan trọng khi Hạ viện ủng hộ Brexit với 358 phiếu thuận, 234 phiếu chống trong vòng một, để dọn đường rời khỏi EU cuối tháng 1/2020.
Các bước phê chuẩn cuối cùng sẽ được thực hiện ngay sau kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới. Các hạ nghị sĩ sẽ nhóm họp trở lại vào ngày 7/1/2020 và thảo luận thêm về Thỏa thuận rút lui, trước khi Hạ viện thông qua lần cuối vào ngày 9/1. Nếu được thông qua, Thượng viện sẽ có hai tuần để thảo luận và thông qua bản dự luật cuối cùng vào ngày 27/1. Dự luật sẽ chính thức có hiệu lực sau khi được Hoàng gia Anh phê chuẩn.
Hiện Ủy ban Châu Âu cũng cho biết đã sẵn sàng thực hiện các bước đi chính thức để thông qua thỏa thuận về phía mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (27/11) đã ký thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông của Hồng Kông (HKHRDA) bất chấp sự phản đối giận dữ của Trung Quốc. Đạo luật này đã được Thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc Đảng Cộng hòa bang Florida và Hạ nghị sĩ Chris Smith thuộc Đảng Cộng hòa bang New Jersey đề xuất tại Hạ viện và Thượng viện.
Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ mỗi năm một lần phải chứng thực rằng Hồng Kông được hưởng tự trị đầy đủ để có thể tiếp tục nhận được đặc quyền quan hệ thương mại kinh tế với Mỹ – một quy chế giúp thúc đẩy nền kinh tế của hòn đảo này. Với đặc quyền này, hàng hóa từ Hồng Kông xuất sang Mỹ không phải chịu thuế mà Washington đang áp lên Bắc Kinh. Dự luật cũng đặt ra tiềm năng xử phạt những cá nhân chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền tại Hồng Kông.
Trước đó, Ủy ban đối ngoại lưỡng viện Mỹ hôm 25/9 đã thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Đạo luật này tiếp tục được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua hôm 19/11 và Hạ viện Mỹ thông qua hôm 20/10 với 417 phiếu thuận, chỉ có 1 phiếu chống.
>> TT Trump ký thông qua hai luật ủng hộ biểu tình Hồng Kông
Ngày 10/12, Mỹ, Mexico và Canada đã ký lại thỏa thuận thương mại ba bên Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) bổ sung các điều khoản về tiêu chuẩn môi trường và lao động nhằm thay thế Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã tồn tại 25 năm.
Ngày 10/12, Mỹ, Mexico và Canada đã ký lại thỏa thuận thương mại ba bên Mỹ – Mexico – Canada (Ảnh: Getty Images)
Đến ngày 19/12, Hạ viện Mỹ đã chính thức phê duyệt thỏa thuận thương mại USMCA với đa số áp đảo (385 phiếu thuận, 41 phiếu chống). Thỏa thuận này sẽ tiếp tục được chuyển lên Thượng viện thông qua. Cùng ngày, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tuyên bố thỏa thuận USMCA dự kiến sẽ tạo ra thêm 176.000 đến 589.000 việc làm mới cho Mỹ, mang đến cho Mỹ nhiều cơ hội tham gia thị trường sữa Canada trị giá 19 tỷ USD, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trước đó, Mỹ, Canada và Mexico đã hoàn thành đàm phán USMCA từ tháng 10/2018 và tới cuối tháng 11/2018, nguyên thủ ba nước này đã ký kết USMCA. Tuy nhiên, Hạ viện Mỹ do Đảng Dân chủ kiểm soát đã không thông qua USMCA trong hơn một năm qua và cho tới gần đây phe Dân chủ mới đạt được thỏa thuận với chính quyền Trump và Đảng Cộng hòa để xúc tiến phê duyệt hiệp định thương mại quan trọng này.
Thỏa thuận thương mại USMCA có những điều khoản mạnh mẽ có thể coi là hình mẫu cho các thỏa thuận tương lai của Mỹ, cung cấp những biện pháp bảo vệ tiên tiến cho công nhân, nhà xuất sản và nông dân Mỹ. Những sửa đổi trong thỏa thuận mới này có những quy định mạnh mẽ hơn thỏa thuận ban đầu về ôtô và phụ tùng ôtô, vượt xa những quy định trong NAFTA và thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà Tổng thống Trump đã rút lui từ năm 2017.
>> Hạ viện Mỹ chuẩn thuận hiệp định thương mại USMCA
Kết thúc hai ngày đàm phán thương mại cấp bộ trưởng tại Washington D.C vào thứ Sáu 11/10 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo cùng Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, tuyên bố rằng 2 nước đã đồng ý về một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, về “tài sản trí tuệ, dịch vụ tài chính, và việc mua từ 40 đến 50 tỷ USD nông sản”.
Hiện thỏa thuận này chưa được ký chính thức, song cả hai phía Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đã công bố các văn bản quan trọng trong giai đoạn 1. Tuy rằng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc có thể được ký trong khoảng đầu năm 2020, nhưng trước mắt, quan hệ giữa hai quốc gia sẽ khó có thể khôi phục lại trạng thái như thời điểm trước khi thương chiến bắt đầu.
Thương chiến Mỹ – Trung bắt đầu từ tháng 3/2018, đến nay đã trải qua nhiều lần đàm phán cũng như nhiều lần căng thẳng gay gắt khi chưa đi đến thỏa thuận chung. Căng thẳng leo thang từng gây ảnh hưởng mạnh và dẫn đến nhiều biến động về nguồn vốn và chuỗi cung ứng hàng hóa của thế giới. Thậm chí, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2019 còn giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua.
>> Mỹ – Trung đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một ‘về nguyên tắc’
Huệ Anh
Xem thêm:
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.