22 năm sau vụ 11/9, Mỹ có sẵn sàng cho một cuộc tấn công khác?

Nếu sự kiện 11/9 xảy ra lần nữa, nó sẽ không diễn ra theo hình thức tương tự. Hoa Kỳ đã phát triển và kẻ thù của họ cũng vậy.

Khi vụ tấn công khủng bố lớn nhất trên đất Mỹ xảy ra cách đây 22 năm, thông tin liên lạc bị đình trệ. Các trạm thu phát sóng di động và thiết bị chuyển mạch cho điện thoại cố định bị phá hủy. Mọi người xếp hàng dài bên ngoài các bốt điện thoại trả tiền ở thành phố New York với hy vọng được kết nối với những người thân yêu của mình.

Ngày nay, cơ sở hạ tầng của Mỹ đã phát triển đủ mạnh để vẫn có thể hoạt động được nếu bị tấn công tương tự như vụ 11/9, nhưng vẫn có những lỗ hổng mới.

“Hãy tưởng tượng điều gì có thể xảy ra nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tấn công mạng lưới điện của chúng ta”, Chủ tịch Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện Cathy McMorris Rodgers (Đảng Cộng hòa, Washington) đặt câu hỏi trong phiên điều trần hồi tháng Bảy.

Vị nữ dân biểu này đã đưa ra câu hỏi trên dựa vào một báo cáo trước đó (pdf) của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, trong đó xác định Trung Quốc “gần như chắc chắn có khả năng” tiến hành các cuộc tấn công mạng có thể làm gián đoạn các dịch vụ cơ sở hạ tầng trọng yếu của Hoa Kỳ.

“Họ có thể cắt điện các cơ sở an ninh quốc gia quan trọng, như căn cứ quân sự; họ có thể chặn nguồn điện đến bệnh viện, gây mất điện trên diện rộng và ngăn các nguồn năng lượng thiết yếu đến những người cần chúng nhất”, bà Rodgers nói thêm.

Phiên điều trần diễn ra chỉ một tuần sau khi tin tặc Trung Quốc xâm nhập tài khoản email của một nhóm quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, bao gồm cả Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo. Bộ Thương mai do bà Raimondo điều hành đã đang hạn chế quyền tiếp cận của ĐCSTQ đối với thiết bị và công nghệ bán dẫn tiên tiến, thông qua một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Chính quyền của ông Tập vẫn luôn khao khát sở hữu công nghệ và thiết bị bán dẫn tiên tiến để đạt được tham vọng thống trị toàn cầu.

Chiến tranh không gian và chiến tranh trên mặt đất

Ông Antonio Graceffo, một nhà phân tích về Trung Quốc và là cộng tác viên của Epoch Times, cho biết vụ tấn công ngày 11/9 là một ví dụ về chiến tranh phi truyền thống. Trước sự kiện đó, Hoa Kỳ đã tính toán đến việc bảo vệ khỏi các cuộc xâm lược từ bên ngoài biên giới, chẳng hạn như bom hoặc tên lửa hạt nhân. Nhưng thay vì thế, vụ 11/9 tiết lộ rằng các mối đe dọa chết người có thể được phát động từ trong nước. 

Ông Graceffo nói thêm rằng, trong khi các mặt trận phòng thủ mới có thể được mở ra trên cơ sở các cuộc tấn công mạng, hay trí tuệ nhân tạo và các phương tiện khác vốn có thể sẽ “gây ra sự hỗn loạn và tàn phá trên diện rộng ở Hoa Kỳ”, thì việc Nga xâm chiếm Ukraine đã cho thế giới thấy mối nguy hiểm của chiến tranh thông thường vẫn chưa thuyên giảm. 

“Mọi người luôn nghĩ một khi chúng ta bắt đầu có chiến tranh không gian thì sẽ không có chiến tranh trên Trái đất. Ồ không, sẽ có cả hai, và chúng ta phải chuẩn bị cho cả hai. Và nó cực kỳ đắt”, ông Graceffo nói với The Epoch Times. 

Ngay sau ngày 11/9, Hoa Kỳ đã phát động “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” (GWOT), trong đó có hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Tổng thống Barack Obama chính thức chấm dứt GWOT vào tháng 5 năm 2013. Chiến tranh Iraq kết thúc vào tháng 10 năm 2011 và quân đội Hoa Kỳ đã hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 8 năm 2021.

Trong khi Mỹ tập trung vào chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, thì Nga đã hồi phục và Trung Quốc trỗi dậy.

Ông Graceffo nói rằng Hoa Kỳ đã “bị phân tâm” khỏi góc độ an ninh, đồng thời nói thêm rằng nước này phải theo dõi ba điểm: Trung Quốc & Nga, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, và Iran & Triều Tiên.

Một Trung Quốc đang suy thoái kinh tế có thể trở nên nguy hiểm hơn

“Các chế độ ở Trung Quốc và Nga được cho là những chế độ khủng bố, cho dù kinh tế mạnh mẽ hơn, nhưng sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và mục tiêu rộng lớn hơn trong việc mở rộng lãnh thổ dẫn đến bá chủ toàn cầu”, ông Anders Corr, chủ tịch của Corr Analytics và nhà xuất bản Tạp chí Rủi ro Chính trị, nói với The Epoch Times. Ông Corr cũng là cộng tác viên của Epoch Times.

Người ta lo ngại rằng, với sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc, ĐCSTQ có thể sử dụng biện pháp gây hấn địa chính trị toàn cầu để chuyển hướng một cuộc khủng hoảng trong nước và thay thế sự thịnh vượng vốn lâu nay được coi là tính hợp pháp cho sự cai trị của họ bằng chủ nghĩa dân tộc.

Các vấn đề về cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành trọng tâm chú ý sau quá trình phục hồi ảm đạm kể từ khi ông Tập chấm dứt biện pháp kiểm soát xã hội zero-COVID vào tháng 12/2022. Niềm tin của người tiêu dùng giảm sút khi cả hai lĩnh vực vốn được xem là động cơ tăng trưởng – bất động sản và xuất khẩu –  đều trải qua sự suy giảm nghiêm trọng.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang ở mức 4,9 tỷ USD trong quý 2 năm nay, mức thấp nhất trong 26 năm. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 334 tỷ USD vào năm 2021. Cuộc đột kích của ĐCSTQ vào các công ty thẩm định của Mỹ không giúp ích được gì. Ngoài ra, luật chống gián điệp mới của Trung Quốc đã đánh động các công ty đa quốc gia, dẫn đến việc một số công ty, trong đó có Sequoia Capital, phải tách hoạt động của họ tại Trung Quốc.

Chuyên gia kinh tế Trung Quốc, ông Christopher Balding trước đó nói với The Epoch Times, lợi tức đầu tư ở Trung Quốc giảm, cùng với lãi suất cao hơn nhiều ở Hoa Kỳ đã khiến rủi ro giao dịch với ĐCSTQ khi kinh doanh ở Trung Quốc ngày càng trở nên bất hợp lý. 

Kể từ tháng Tư, Trung Quốc liên tục công bố số liệu kinh tế thấp hơn dự kiến và ĐCSTQ đã ngừng báo cáo tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi thanh niên trong tháng Tám.

Ông Tập đã kêu gọi thanh niên Trung Quốc “kiên nhẫn với vấn đề mang tính lịch sử”. Các quan chức của ĐCSTQ kêu gọi thanh niên Trung Quốc, đang có tỷ lệ thất nghiệp trên 20% dựa trên dữ liệu được báo cáo mới nhất, hãy “tìm kiếm gian khổ” hoặc rèn luyện bản thân trước những khó khăn. Những yêu cầu như vậy có thể không được các hộ gia đình Trung Quốc chấp nhận.

Vấn đề với lĩnh vực vay nợ bất động sản và chính quyền địa phương của Trung Quốc đã tồn tại ít nhất một thập kỷ.

Tuy nhiên, ĐCSTQ đã không thực hiện lời khuyên của phương Tây về việc chuyển đổi tăng trưởng sang tăng trưởng dựa vào tiêu dùng vì làm theo lời khuyên như vậy sẽ kéo theo những thay đổi về cơ cấu dẫn tới làm suy yếu khả năng nắm quyền của họ, theo quan điểm của các nhà lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Long Term Strategy, một công ty tư vấn quốc phòng có trụ sở tại Washington. Các tác giả của Long Term Strategy lập luận rằng thay vì làm theo lời khuyên của phương Tây về chuyển đổi tăng trưởng, thì ĐCSTQ dường như giải quyết vấn đề kinh tế bằng cách đầu tư vào quân đội.

Theo Ngân hàng Thế giới, chi tiêu quân sự của Mỹ tính theo phần trăm GDP là rất thấp, hiện tại chỉ 3,5%. Mức thấp lịch sử – trước ngày 11/9 – là 3,1%. Trong khi số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy chi tiêu quân sự của Trung Quốc luôn ở mức dưới 2% GDP trong 20 năm qua. Các tác giả của Long Term Strategy cho rằng mức chi tiêu và sự phát triển quân sự của Trung Quốc không tương thích với nhau.

Nhóm Long Term Strategy viết: “Chúng tôi ước tính rằng từ năm 2015 đến năm 2019, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng nhanh gần gấp đôi so với GDP chính thức của Trung Quốc về mặt thực tế”.

Ông Anders Corr ủng hộ các liên minh của các nền dân chủ trở nên mạnh mẽ hơn để giải quyết mối đe dọa “một cách toàn diện thông qua các biện pháp ngoại giao, kinh tế và quân sự”.

Ông Anders Cor nói: “Nga và Trung Quốc nên bị loại bỏ khỏi thương mại toàn cầu để bỏ đói nền kinh tế của họ, từ đó gây khó cho mở rộng sức mạnh quân sự của họ, vốn là hoạt động phụ thuộc vào tiền thu thuế”. Ông nói thêm rằng các nước G-7 nên lãnh đạo một chiến dịch toàn cầu như vậy và các nền dân chủ nên có “vũ khí mới nhất và mạnh nhất”, bao gồm “chiến lược răn đe hạt nhân độc lập cho cả cả Đài Loan và Ukraine”.

Anh Nguyễn

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Anh Nguyễn

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

7 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago