Vào ngày 18/4, Nhà Trắng cho biết ông Kurt Campbell, điều phối viên phụ trách các vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia và ông Daniel Kritenbrink, quan chức hàng đầu về các vấn đề Châu Á – Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ, sẽ đến thăm 3 nước gồm Quần đảo Solomon, Fiji và Papua New Guinea trong tuần này. Chuyến thăm cấp cao hiếm hoi cho thấy mức độ kịch liệt chưa từng có về nước cờ chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ ở Nam Thái Bình Dương xoay quanh một thỏa thuận an ninh được ký kết giữa Quần đảo Solomon và Trung Quốc, đã mở ra cánh cửa cho Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở Solomon.
Không giống như Nam Đại Tây Dương, Nam Thái Bình Dương có các hòn đảo nhỏ rải rác, thuộc 3 khu vực quần đảo lớn là Melanesia, Micronesia và Polynesia. Ngoài Úc và New Zealand, có 27 quốc gia và khu vực (14 trong số đó là các quốc gia độc lập và có chủ quyền) có nền kinh tế kém phát triển, trong bài viết này gọi tắt là các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.
Nói chung, các quốc đảo Nam Thái Bình Dương có hai đặc điểm. Thứ nhất, là trung tâm giao thông kết nối Châu Á với Bắc và Nam Mỹ, nó có một vị trí chiến lược quan trọng. Trong Chiến tranh thế giới II, trận hải chiến Thái Bình Dương Mỹ – Nhật chủ yếu diễn ra ở khu vực này. Giờ đây, Mỹ coi các quốc đảo Nam Thái Bình Dương là “con cờ” bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất để vây chặn ĐCSTQ.
Thứ hai là “đảo nhỏ, đại dương lớn”. Các quốc đảo Nam Thái Bình Dương có ít dân, với tổng diện tích đất liền chỉ 550.000 km vuông và tổng dân số hơn 7,5 triệu người (trong đó Papua New Guinea có diện tích lớn nhất, với diện tích đất liền là 452.800 km vuông, dân số 7,3 triệu người). Vùng đặc quyền kinh tế của các quốc đảo và vùng lãnh thổ hải đảo có tổng diện tích 28 triệu km vuông, bằng hơn một nửa diện tích lục địa của Âu Á, khu vực này giàu tài nguyên thủy sản và khoáng sản.
Trong hai thập kỷ qua, dã tâm toàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bành trướng, từng bước tăng cường lực độ kinh doanh đối với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, trở thành một phần quan trọng trong bố cục xung quanh rộng lớn của mình. Điều này thể hiện ra 3 mưu đồ lớn của ĐCSTQ về phương diện chính trị ngoại giao, quân sự và kinh tế, được mô tả ngắn gọn bên dưới.
Ngày 7/3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, chúng tôi luôn dành sự quan tâm và ủng hộ đặc biệt đối với các quốc đảo nhỏ như các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Đối với ĐCSTQ mà nói, điều quan trọng nhất nằm ở 2 phương diện:
Thứ nhất: Ngăn chặn không gian quốc tế của Đài Loan. Tính đến tháng 12/2019, Trung Hoa Dân Quốc chỉ còn quan hệ ngoại giao với 15 quốc gia, trong số đó 4 quốc gia thuộc các quốc đảo Nam Thái Bình Dương. Vào tháng 9/2019, Quần đảo Solomon và Kiribati liên tiếp cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ; đồng thời, trong tên của cơ quan đại diện của Đài Loan tại Fiji (một đồng minh ngoại giao tại châu Phi), ban đầu sử dụng là “Trung Hoa Dân Quốc”, nhưng về sau đã bị buộc phải đổi thành “Đài Bắc”. Các sự kiện này được coi là cuộc khủng hoảng ngoại giao năm 2019 của Trung Hoa Dân Quốc. ĐCSTQ dự định “xóa sạch” danh sách các nước có quan hệ bang giao với Đài Loan, và chắc chắn sẽ tăng cường cạnh tranh ngoại giao với Đài Loan ở Nam Thái Bình Dương trong tương lai.
Thứ hai: Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Để đối kháng lại các nước phương Tây tự do, ĐCSTQ từ lâu đã lôi kéo và mê hoặc một số nước, chia rẽ cộng đồng quốc tế về một số vấn đề lớn. Ví dụ, trong làn sóng tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, ĐCSTQ đã vận động một số nước thuộc quốc đảo Nam Thái Bình Dương ủng hộ, ví dụ tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ nhất, các quốc đảo Nam Thái Bình Dương thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền ĐCSTQ bày tỏ rõ ràng sự ủng hộ của họ đối với Olympic và Paralympic Mùa đông Bắc Kinh 2022.
Cùng với sự toàn cầu hóa trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ, ĐCSTQ đã đẩy nhanh tốc độ xây dựng “cường quốc hàng hải” và “hải quân nước xanh”. Đối với ĐCSTQ mà nói, giá trị an ninh của các quốc đảo Nam Thái Bình Dương đã khác xưa, và được nâng cao. Cụ thể về các lợi ích an ninh quân sự mà nói, chủ yếu là đảm bảo an ninh tiếp tế cho lực lượng hải quân vượt biển của ĐCSTQ. Nếu ĐCSTQ muốn trở thành cường quốc quân sự toàn cầu thì phải giải quyết vấn đề trạm tiếp tế cho hải quân viễn dương, và hợp tác với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương đã trở thành chìa khóa để giải quyết vấn đề này.
Nhưng ngoài điều này, còn có một mưu đồ sâu xa hơn. ĐCSTQ muốn đối kháng với Mỹ, điều quan trọng nhất là thiết lập một mức độ cân bằng hạt nhân nhất định với Mỹ. Làm thế nào để xây dựng nó?
Xét vị trí 3 trong 1 của vũ khí hạt nhân, trên bộ (bao gồm hầm chứa tên lửa cố định và phương tiện phóng di động) là không đáng tin cậy, bởi vì Trung Quốc và Mỹ cách nhau hàng ngàn dặm, và phải mất hàng mấy chục phút để tên lửa của ĐCSTQ bắn trúng Mỹ, từ đó để cho cho quân đội Mỹ có thời gian để đánh chặn; Căn cứ không quân là không đáng kể (ĐCSTQ ngày nay không có máy bay ném bom chiến lược xuyên lục địa), và họ chỉ có thể dựa vào tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Để đảm bảo an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược, ĐCSTQ đã ngang nhiên quân sự hóa Biển Đông và xây dựng Biển Đông thành một “vùng biển pháo đài” (vì Biển Đông rộng khoảng 3,5 triệu km vuông, và độ sâu nước trung bình ở khu vực trung tâm là khoảng 4.000 mét, so với độ sâu trung bình của biển Bột Hải là khoảng 18 mét, Hoàng Hải là 44 mét, Biển Hoa Đông rộng hơn 700.000 km vuông và độ sâu của nước trung bình là khoảng 1.000. mét).
Tuy nhiên, Biển Đông vẫn còn rất xa với Mỹ. ĐCSTQ muốn thực hiện hiệu quả răn đe hạt nhân đối với Mỹ, bao gồm cả các cuộc tấn công hạt nhân, thì cần phải “tiến gần để bắn”, và khu vực tốt nhất cho “tiến gần để bắn” là ở Nam Thái Bình Dương. Điều này đã trở thành mối ẩn họa nghiêm trọng đối với Mỹ, vì vậy, một mặt Mỹ tăng cường phòng thủ 3 chuỗi đảo và giám sát chặt chẽ 4 lối đi chính của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc từ Biển Đông vào Nam Thái Bình Dương; mặt khác, Mỹ đã phòng ngừa nghiêm ngặt để ngăn cản ĐCSTQ thiết lập các căn cứ quân sự tại các quốc đảo Nam Thái Bình Dương. Nước cờ chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ ở Nam Thái Bình Dương vì vậy có một ý nghĩa đặc biệt.
ĐCSTQ từ lâu đã xâm nhập vào các quốc đảo Nam Thái Bình Dương dưới ngọn cờ viện trợ kinh tế. Vào tháng 4/2006, cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của Diễn đàn hợp tác và phát triển kinh tế các quốc đảo Thái Bình Dương – Trung Quốc do ĐCSTQ khởi xướng đã được tổ chức và hai bên đã thiết lập “quan hệ đối tác kinh tế và thương mại”. Đương nhiệm Thủ tướng ĐCSTQ khi đó nói rằng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các quốc đảo Thái Bình Dương không phải là biện pháp ngoại giao tạm thời, mà là một quyết định chiến lược; Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ cung cấp cho một số quốc đảo Thái Bình Dương các khoản vay ưu đãi trị giá 3 tỷ nhân dân tệ trong vòng 3 năm để thúc đẩy các doanh nghiệp của cả hai bên hợp tác trong các lĩnh vực phát triển tài nguyên, nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, sản xuất dệt may, viễn thông và vận tải hàng không; thiết lập nguồn vốn chuyên biệt để khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào quốc đảo Nam Thái Bình Dương; miễn trừ tất cả các khoản nợ đến hạn vào cuối năm 2005 cho 2 quốc gia nghèo ở Nam Thái Bình Dương là Samoa và Vanuatu.
Vào tháng 11/2014, Chủ tịch nước Trung Quốc đã có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới các quốc đảo ở Thái Bình Dương và tổ chức hội nghị cấp cao chung đầu tiên với 8 quốc đảo đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời điểm đó nhằm xây dựng “quan hệ đối tác chiến lược”. Tháng 11/2018, Hội nghị thượng đỉnh chung lần thứ hai được tổ chức tại Papua New Guinea, nâng tầm quan hệ giữa hai bên lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”. Vào tháng 6/2017, “Sáng kiến Vành đai và Con đường Xây dựng tầm nhìn hợp tác hàng hải” đã chỉ ra rằng “đi qua Biển Đông về phía nam vào Thái Bình Dương, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng Hành lang kinh tế xanh Trung Quốc – Châu Đại Dương – Nam Thái Bình Dương”. ĐCSTQ đã ký hiệp định “Vành đai và Con đường” với 11 quốc đảo bao gồm Papua New Guinea và Fiji.
Thông qua các phương thức như thương mại (năm 2020, kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương là 9,04 tỷ USD, vượt xa Mỹ), nợ (ví dụ, Samoa, có dân số dưới 200.000, nợ Trung Quốc 160 triệu USD, chiếm khoảng 40% tổng nợ nước ngoài), viện trợ (chỉ đứng sau châu Âu, và cao hơn Mỹ), du lịch, v.v., đã hình thành ảnh hưởng nhất định đến các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tầm quan trọng của các quốc đảo Nam Thái Bình Dương trong chiến lược quốc tế của Úc đã giảm sút trong một thời gian. Úc – nhà tài trợ lớn nhất cho các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, cũng đã cắt giảm mạnh viện trợ cho các quốc đảo này, kim ngạch viện trợ giảm mạnh từ 1,25 tỷ USD năm 2011 xuống còn dưới 800 triệu USD năm 2016. Tuy nhiên, với sự phá sản của chính sách nhân nhượng của phương Tây và sự gia tăng bành trướng của ĐCSTQ ở Nam Thái Bình Dương, giá trị chiến lược của Nam Thái Bình Dương đã được nhận thức lại mới kể từ thời chính quyền Trump của Mỹ. Trong quá trình chuyển từ “chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương” thành “chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương” (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương vào tháng 5/2018), vị trí chiến lược của các quốc đảo Nam Thái Bình Dương đã tăng lên đáng kể.
Chính quyền Trump cho biết, “Chúng tôi sẽ kích hoạt (phục hồi) sự tiếp xúc với các quốc đảo ở Thái Bình Dương để duy trì sự tự do và cởi mở của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, giữ cho các tuyến đường thủy thông thoáng và nâng cao vị thế của chúng tôi với tư cách là đối tác an ninh của các quốc đảo.”
Tháng Hai năm nay, chính quyền Biden đã ban hành “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, nêu rõ rằng “khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức từ Trung Quốc, như một biện pháp đối phó với các thách thức này, Mỹ sẽ tăng cường quan hệ đối tác với các quốc đảo Thái Bình Dương”.
Đồng thời, Úc cũng đang theo sau, “Sách Trắng Chính sách Đối ngoại 2017” của Úc đề xuất chính sách “nâng tầm”, bao gồm tăng cường hợp tác kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực, ứng phó với các thách thức an ninh, tăng cường trao đổi nhân sự, giáo dục và đào tạo, xây dựng năng lực lãnh đạo, tăng cường khả năng chống chọi, ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai. Điều này đánh dấu quá trình Úc suy nghĩ lại và điều chỉnh theo từng giai đoạn đối với chính sách Nam Thái Bình Dương của mình.
Nhật Bản và Ấn Độ cũng đang điều chỉnh và gia tăng các chính sách và lực độ của các chính sách của họ đối với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.
Bốn quốc gia gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ có lợi thế tự nhiên ở khu vực Nam Thái Bình Dương, nếu bốn quốc gia này liên thủ và phối hợp với New Zealand, Anh, Pháp, v.v., ắt sẽ tạo thành thế chống lại ĐCSTQ. Cuộc chiến ngoại giao hiện tại xoay quanh thỏa thuận an ninh ban đầu của Quần đảo Solomon với Trung Quốc (ĐCSTQ) mới chỉ là khởi đầu. Xét về sức mạnh tổng thể, ĐCSTQ ở thế yếu. Các mưu đồ của ĐCSTQ đối với Nam Thái Bình Dương có thể bị thất bại nghiêm trọng.
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…