60 người thiệt mạng trong vụ tấn công trường học ở Ukraine, G7 lên án ông Putin

Khoảng 60 người được cho là đã thiệt mạng trong vụ đánh bom vào một trường học nông thôn ở miền đông Ukraine hôm thứ Bảy (7/5). Quân đội Nga tiếp tục bắn phá lực lượng chiến đấu cuối cùng tại cảng Mariupol, phía đông nam Ukraine. Mỹ và các quốc gia G7 gia tăng lệnh chế tài với Nga.

Thành phố Mariupol của Ukraine bị quân Nga bắn phá thành đống đổ nát. Hình chụp ngày 12/3/2022 (Nguồn: Mvs.gov.ua/CC BY 4.0).

Thống đốc vùng Luhansk miền Đông Ukraine, ông Serhiy Gaidai cho biết trường học Bilohorivka, nơi có khoảng 90 người đang trú ẩn, đã bị Nga tấn công hôm thứ Bảy (7/5).

“30 người đã được sơ tán khỏi đống đổ nát, 7 người trong số họ bị thương. 60 người có thể đã chết”, ông Gaidai viết trên Telegram và cho biết thêm 2 thi thể đã được tìm thấy.

Ukraine và các đồng minh phương Tây đã cáo buộc quân đội Nga nhắm vào dân thường trong cuộc chiến. Moscow phủ nhận điều này.

Tại Mariupol, phó chỉ huy Tiểu đoàn Azov, một đơn vị bán quân sự của Vệ binh Quốc gia Ukraine, đã cầu xin cộng đồng quốc tế giúp sơ tán binh lính bị thương.

“Chỉ cần còn sống, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu để đẩy lùi quân chiếm đóng của Nga”, Đại úy Sviatoslav Palamar phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến.

Khi giao tranh ngày càng gia tăng, các nhà chức trách ở khu vực phía đông Kharkiv báo cáo thêm nhiều thương vong do các cuộc pháo kích của Nga. Hôm Chủ nhật, các nhà lãnh đạo G7 tuyên bố sẽ tăng cường sự cô lập về kinh tế với Nga và “nâng tầm” cuộc chiến chống lại các quan chức Nga có liên hệ với Điện Kremlin.

Trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 của Nga, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 khác đã tổ chức gọi điện video với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, thể hiện tình đoàn kết và sự ủng hộ.

G7 cho biết đã cam kết loại bỏ hoặc cấm dầu của Nga và lên án cuộc xâm lược Ukraine của ông Putin. Trong một tuyên bố, G7 đề cập đến vai trò của nước Nga Xô Viết trong việc đánh bại Đức Quốc xã cách đây 77 năm: “Hành động của ông ấy (Putin) mang lại sự hổ thẹn cho những hy sinh lịch sử của nước Nga và người dân nước này.”

Washington cũng công bố một đợt trừng phạt khác nhắm vào nhiều giám đốc điều hành và doanh nghiệp của Nga hơn, như một phần của nỗ lực rộng lớn, nhằm cô lập Nga và hạn chế các nguồn lực được sử dụng để thúc đẩy chiến tranh.

Ngày 8-5, Nhóm 7 nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7) cam kết cấm hoặc loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga.

Trong khi đó, Mỹ cũng công bố các biện pháp trừng phạt đối với các giám đốc điều hành ngân hàng Gazprombank và các doanh nghiệp khác của Moscow, theo hãng tin Reuters.

8 giám đốc điều hành của Sberbank (SBER.MM) – công ty nắm giữ 1/3 tài sản ngân hàng của Nga, đã được thêm vào danh sách trừng phạt mới nhất của Mỹ. Ngân hàng Công nghiệp Moscow (MOIBI.MM) và 10 công ty con của họ cũng được thêm vào danh sách này.

3 đài truyền hình Nga do nhà nước kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, gồm công ty Channel One Russia, Đài Truyền hình Nga-1, và Công ty Phát thanh truyền hình NTV cũng nằm trong danh sách bị chế tài.

Ngoài ra, Chính phủ Mỹ cũng cấm người Mỹ cung cấp dịch vụ kế toán và tư vấn cho người Nga, đồng thời áp đặt khoảng 2.600 hạn chế thị thực đối với các quan chức Nga và Belarus.

Theo một tờ thông tin của Bộ Ngoại giao, Washington cũng công bố chính sách hạn chế thị thực mới, áp đặt hạn chế thị thực đối với hơn 2.500 quan chức quân đội Nga và quân nhân Ukraine được Nga hậu thuẫn.

Chủ nhật (8/5), một số quan chức phương Tây, gồm đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Jill Biden, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, chủ tịch quốc hội Đức và ngoại trưởng Na Uy đã đến Ukraine, bày tỏ sự ủng hộ với họ. Lần đầu tiên, kể từ sau cuộc chiến Nga-Ukraine, một nhóm các nhà ngoại giao Mỹ cũng đến Kyiv.

Ông Putin đã gửi thông điệp Ngày Chiến thắng tới các nhà lãnh đạo ly khai ở thành phố Luhansk và Donetsk của Ukraine. Ông nói rằng Nga đang chiến đấu bên cạnh họ và ví những nỗ lực chung của họ ngang với cuộc chiến chống phát xít Đức. “Chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta”, ông Putin nói, theo thông cáo báo chí của Điện Kremlin hôm Chủ nhật.

Trước sự kháng cự quyết liệt, các hoạt động của Nga cũng gặp trở ngại do những vấn đề về hậu cần và trang thiết bị, cũng như tỷ lệ thương vong cao.

Ông Putin sẽ chủ trì một cuộc duyệt binh gồm quân đội, xe tăng, tên lửa và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên Quảng trường Đỏ ở Moscow vào thứ Hai. Bài phát biểu của ông có thể làm sáng tỏ hướng đi trong tương lai của cuộc chiến Nga-Ukraine.

Ngày Chiến thắng 9/5 là một ngày lễ được Nga thiết lập để kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức năm 1945. Hầu hết các quốc gia khác ở châu Âu coi ngày 8/5 là ngày kỷ niệm chiến thắng của họ.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

2 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

1 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

1 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

9 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

9 giờ ago