Ấn Độ đối đầu với TQ ở Sri Lanka qua thương vụ cảng biển 700 triệu đô la

Theo giới chức Sri Lanka tiết lộ,  ngày 30/9, một công ty Ấn độ đã ký thỏa thuận trị giá 700 triệu đô la Mỹ để xây dựng một cảng container nước sâu ở Sri Lanka, trong một động thái được xem là nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực này.

Cơ quan Quản lý Cảng biển Sri Lanka (SLPA) thông báo, họ đã ký một thỏa thuận với Tập đoàn Adani của Ấn Độ để xây dựng một cảng mới kế bên cầu cảng trị giá 500 triệu đô la do Trung Quốc điều hành tại cảng biển rộng lớn ở Thủ đô Colombo.

SLPA nhấn mạnh, thỏa thuận trị giá hơn 700 triệu đô là này là khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến này vào lĩnh vực cảng của Sri Lanka.

Cơ quan này cho hay, Adani sẽ hợp tác với John Keells, một tập đoàn địa phương, và SPLA thuộc sở hữu của chính phủ Sri Lanka là một đối tác thiểu số trong liên doanh này.

Phía John Keells tiết lộ, họ sẽ nắm 34% cổ phần của công ty, trong khi Adani sẽ nắm 51% cổ phần kiểm soát trong công ty liên doanh có tên gọi Cảng Quốc tế Tây Colombo.

Cầu tàu container mới sẽ có chiều dài 1,4km, với độ sâu 20 mét và công suất bốc dỡ hàng năm là 3,2 triệu container.

Theo John Keells, giai đoạn đầu của dự án là cầu cảng dài 600 mét sẽ được hoàn trong vòng hai năm. Cảng này sẽ giao lại quyền sở hữu cho Sri Lanka sau 35 năm hoạt động.

Các kế hoạch cho phép Ấn Độ đầu tư vào cảng Colombo chiến lược bắt đầu từ vài năm trước, nhưng chúng đã bị đổ bể vào tháng 2 khi các công đoàn thương mại liên kết với liên minh cầm quyền phản đối việc trao cho New Delhi một cảng đã được xây dựng một phần nằm trong cảng Colombo. Sau đó, chính phủ Sri Lanka đã yêu cầu người Ấn Độ xây dựng một cảng mới hoàn toàn liền kề với Cảng Container Quốc tế Colombo do Trung Quốc điều hành (CICT).

Thủ đô Colombo nằm ở Ấn Độ Dương giữa các trung tâm lớn của Dubai và Singapore, do đó các cảng biển của nó có ảnh hưởng rất lớn và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Hai tàu ngầm của Trung Quốc đã cập cảng CICT vào năm 2014, làm dấy lên sự lo ngại của Ấn Độ, vốn luôn coi nước láng giềng Sri Lanka nằm trong tầm ảnh hưởng của mình. Kể từ đó, Sri Lanka đã từ chối cho phép các tàu ngầm Trung Quốc đóng quân ở đó.

Tháng 12/2017, do không thể trả được khoản nợ vay khổng lồ của Trung Quốc, Sri Lanka đã cho phép công ty China Merchants Port Holdings tiếp quản cảng Hambantota phía Nam. Cảng Hambantota nằm trên tuyến đường vận tải Đông-Tây nhộn nhịp nhất thế giới. Thỏa thuận này cho công ty Trung Quốc thuê đất 99 năm, đã làm dấy lên lo ngại việc Bắc Kinh sử dụng “bẫy nợ” để tăng cường ảnh hưởng của mình ở nước ngoài,

Ấn Độ và Hoa Kỳ cũng bày tỏ lo ngại, việc Trung Quốc kiểm soát cảng Hambantota có thể cung cấp lợi thế quân sự cho Bắc Kinh tại Ấn Độ Dương.

Gia Huy (Theo SCMP)

Xem thêm:

Gia Huy

Published by
Gia Huy

Recent Posts

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

3 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

10 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

13 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

20 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

38 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

57 phút ago