Ảnh hưởng sâu rộng của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Anh

Cho đến gần đây, Anh vẫn chủ yếu xem Trung Quốc như một đối tác kinh doanh và là một nguồn cung cấp hàng hóa giá rẻ dễ chịu. Nhưng hiện tại, ngày càng có nhiều người nhận ra rằng chế độ cộng sản Bắc Kinh đang gây ra mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ đối với các giá trị của Anh mà còn đối với an ninh quốc gia của Anh, The Epoch Times đưa tin.

Mặc dù cuộc tranh cãi gần đây về việc công ty viễn thông Huawei tham gia vào mạng 5G tại Anh đã thu hút sự chú ý đáng kể của giới truyền thông, nhưng thực tế các hoạt động gây ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc tại Anh đã bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước.

Như được trình bày chi tiết trong quyển sách: “Bàn tay được che giấu: Vạch trần cách ĐCSTQ định hình lại thế giới” của Clive Hamilton và Mareike Ohlberg, “Câu lạc bộ 48 nhóm” đã được thành lập nhằm thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn giữa Anh và ĐCSTQ trong những năm đầu thập niên 1950.

Theo các tác giả, tổ chức liên kết này khoe khoang rằng các thành viên của mình bao gồm các chính trị gia nổi tiếng từ khắp các đảng phái chính trị cũng như giới tinh hoa trong lĩnh vực kinh doanh và văn hóa.

Mặt trận Thống nhất và các nhóm hữu nghị

Một tổ chức có ảnh hưởng khác là Ban Công tác Mặt trận Thống nhất. Đây là cơ quan trực thuộc Ủy ban trung ương ĐCSTQ.

Ông Hamilton nói với The Epoch Times: “10 hoặc 15 năm trước, tổ chức này chưa có ảnh hưởng gì đáng kể. Nhưng hiện giờ nó đã lớn hơn, mạnh mẽ hơn và có ảnh hưởng hơn nhiều trong chính phủ. Ban Công tác Mặt trận Thống nhất đang đóng vai trò chủ đạo trong bộ máy rộng lớn gây ảnh hưởng trên toàn thế giới cũng như tại chính Trung Quốc.”

Theo một báo cáo gần đây của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), tổ chức do ĐCSTQ hậu thuẫn này đang điều phối hàng nghìn nhóm để thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài, đàn áp các phong trào bất đồng chính kiến, thu thập tin tức tình báo, và tạo điều kiện để chuyển công nghệ của các nước khác về Trung Quốc. 

Theo báo cáo, ban đầu việc gây ảnh hưởng chính trị nhắm đến các chính trị gia và giám đốc điều hành doanh nghiệp trong trạng thái bí mật. Các cộng đồng người Hoa hải ngoại cũng là những mục tiêu chính. ĐCSTQ hiện đang tìm cách để hợp tác và kiểm soát các nhóm cộng đồng, hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông tiếng Hoa. 

Báo cáo nêu rõ công việc của Mặt trận Thống nhất ở nước ngoài chẳng khác gì là “sự xuất khẩu hệ thống chính trị của ĐCSTQ”. Nỗ lực của nó là nhằm “phá hoại sự gắn kết xã hội, làm trầm trọng căng thẳng chủng tộc, gây tổn hại tính khách quan của giới truyền thông, tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp, và đẩy mạnh việc chuyển công nghệ không được giám sát về Trung Quốc.”

Theo báo cáo của Trung tâm về Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA), một tổ chức tư vấn chính phủ đặt tại Washington, một trong các cơ chế được Mặt trận Thống nhất sử dụng là “các nhóm hữu nghị Trung Quốc”. Đây là các tổ chức dân sự được thành lập với bề ngoài là để thúc đẩy mối quan hệ với Trung Quốc nhưng trên thực tế đây là những tổ chức bình phong của ĐCSTQ.

CSBA cho biết các nhóm này thường được ngụy trang như các tổ chức “cây nhà lá vườn” do chính các công dân của nước sở tại điều hành. Các công dân này thường là giới tinh hoa từ tầng lớp chính trị và cộng đồng doanh nghiệp của châu Âu.

Báo cáo nói rõ giới tinh hoa cộng tác với ĐCSTQ thường “nhắc lại như vẹt quan điểm của Đảng, làm lệch hướng các chỉ trích gây hại cho hình ảnh của Bắc Kinh, tổ chức các sự kiện cộng đồng để ca ngợi ưu điểm của Đảng, thúc đẩy thương mại và đầu tư, khuyến khích chuyển giao công nghệ, và lên tiếng ủng hộ các chính sách có lợi cho Trung Quốc.”

Ông Hamilton nói rằng khái niệm tình hữu nghị đối với ĐCSTQ có một hàm ý đặc biệt, không giống với cách nghĩ của phương Tây về tình hữu nghị.

Ông nói: “Bất cứ tổ chức nào có tên là bạn bè hoặc tình hữu nghị [xuất phát từ Trung Quốc] đều cần nghi ngờ ngay lập tức.”

>> Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: ĐCSTQ hiếu chiến, độc tài, đầy dã tâm và hoang tưởng;

Truyền thông và văn hóa

Ban tuyên giáo trung ương ĐCSTQ cũng rất tích cực tham gia vào các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài. Gần như tất cả các cơ quan truyền thông tiếng Hoa tại Anh đều nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, thậm chí một số hãng truyền thông chính thống của Anh cũng chịu ảnh hưởng của ĐCSTQ.

Theo The Guardian, hơn một thập kỷ qua, tờ Daily Telegraph đều đính kèm một trang phụ bản có tiêu đề “China Watch” (Theo dõi Trung Quốc) trên cả tờ báo và trang web của mình. Phần phụ bản này được tài trợ bởi China Daily, một tờ báo chính thức của ĐCSTQ. Nội dung của phụ bản chứa đầy các bài báo tuyên truyền ca ngợi vai trò của Trung Quốc trên thế giới. Telegraph chỉ dừng phát hành phần phụ bản được trả tiền này vào tháng 4/2020 khi ngày càng có nhiều chỉ trích và giám sát đối với các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại Anh.

Chính quyền cộng sản Trung Quốc cũng tài trợ cho các Viện Khổng Tử với lý do là quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Các viện này đều bị cáo buộc quảng bá tuyên truyền của ĐCSTQ tại các trường đại học Anh. Hiện vẫn còn hàng trăm Viện Khổng Tử trên thế giới, bao gồm 30 viện tại các trường đại học ở Anh và có hơn 100 “Lớp học Khổng Tử” trong các trường học.

Việc cung cấp tài trợ và quỹ nghiên cứu là một cách khác để ĐCSTQ gây ảnh hưởng đến các tổ chức của Anh. Các tổ chức nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng theo cách này.

Ông Hamilton nói: “Một trong những điều khiến tôi bị sốc nhất là cách mà ĐCSTQ, vốn khét tiếng về sự đàn áp dã man đối với bất kỳ văn hóa nào khác với văn hóa Đỏ (văn hóa Đảng) tại Trung Quốc, lại được phép ảnh hưởng đến các tổ chức văn hóa quan trọng tại phương Tây bằng cách ra điều kiện cho các chương trình và kiểm duyệt một số buổi biểu diễn.” 

Khai thác đại dịch

Trong khi đó, một báo cáo được công bố vào tháng 3 xác định rằng Bắc Kinh đang khai thác đại dịch virus Vũ Hán để thúc đẩy các mục tiêu kinh tế và thực hiện các tham vọng lớn hơn của mình.

Theo báo cáo của Horizon Advisory, một công ty tư vấn độc lập đặt tại Hoa Kỳ: “Bắc Kinh có ý định sử dụng sự biến động và suy thoái toàn cầu để thu hút đầu tư nước ngoài, chiếm lấy thị phần và các nguồn tài nguyên chiến lược, đặc biệt là những thị trường buộc phải phụ thuộc vào Trung Quốc.”

Tuy nhiên, các hành động của ĐCSTQ đã phản tác dụng và ngày càng có nhiều phản ứng dữ dội.

Trong thời gian đại dịch hoành hành, Bắc Kinh đã gửi hàng loạt chuyên gia và vật tư y tế như khẩu trang và máy thở đến các nước đang thiếu thốn nhằm nâng cao hình ảnh của mình. Tuy nhiên các sản phẩm được giao thường bị lỗi, khiến các nước này không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ chối hàng hóa bị lỗi.

Báo chí đăng tin vào tháng 4 cho biết chính phủ Anh đã trả 20 triệu USD cho các bộ xét nghiệm kháng thể COVID-19 mua của hai công ty Trung Quốc, nhưng sau đó phát hiện rằng các bộ xét nghiệm này không hoạt động chính xác. Ireland, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Séc, và Phần Lan cũng nhận được các vật tư kém chất lượng của Trung Quốc.

Alexander Zhang/ The Epoch Times

Xem thêm:

Alexander Zhang

Published by
Alexander Zhang

Recent Posts

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 phút ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

14 phút ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

24 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

30 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

1 giờ ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

1 giờ ago