Anh Quốc lên kế hoạch nhổ tận gốc gián điệp và những kẻ phản bội

Vương quốc Anh đang đặt mục tiêu đẩy nhanh các luật mới liên quan đến gián điệp và phản quốc trong bối cảnh quan ngại ngày càng tăng về việc các nhà vận động hành lang được trả tiền và các gián điệp làm việc cho Nga và Trung Quốc đang tràn ngập trong các phòng họp của London và Cung điện Westminster (tòa nhà Quốc hội Anh), theo SCMP.

Thủ tướng Anh Boris Johnson (Ảnh: Shutterstock)

Thủ tướng Boris Johnson đã hứa điều chỉnh toàn diện các luật chống gián điệp của Anh trong chiến dịch tranh cử năm 2019 của mình. Tuần trước, một báo cáo của Ủy ban an ninh và tình báo của Quốc hội Anh (ISC) về sự can thiệp của Nga vào nền chính trị Anh cho thấy sự cấp thiết của công việc này.

“Báo cáo về Nga” với mục đích làm sáng tỏ những nghi ngờ về sự can thiệp của Moscow trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016 đã không chứng minh được điều này, nhưng ở phần cuối nó đã nêu lên chi tiết làm thế nào những người Nga giàu có đã trở thành một phần không thể thiếu của giới tinh hoa chính trị Anh

Các nhà phân tích cho biết luật đang được soạn thảo có thể bao gồm các điều khoản yêu cầu khai báo đối với các nhà vận động hành lang Anh đại diện cho các cường quốc nước ngoài và các nhân viên tình báo nước ngoài tại Anh. Điều này nhằm thắt chặt “Đạo luật bí mật chính thức” đã 100 tuổi và điều chỉnh toàn diện “luật phản quốc” của Anh, vốn đã được giữ nguyên ít nhiều trong ba thế kỷ.

Chính phủ Anh hy vọng sẽ thúc đẩy thông qua những luật mới này khi Quốc hội họp lại vào mùa thu.

“Những nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ hệ thống của chúng ta và phá hoại niềm tin về nền dân chủ là phù hợp với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi những quy tắc vốn đã giúp chúng ta đàm phán và giao thương trong 80 năm,” ông Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện nói, theo tờ The Sunday Times.

“Điều tồi tệ hơn, những kẻ hối lộ điển hình, những luật sư và những kẻ hùng biện vốn lạm dụng quá mức ảnh hưởng của mình đang bỏ túi những đồng tiền có được từ một sự phản bội hiện đại. Đó là việc khuyến khích gây ra sự hỗn loạn và tham nhũng.”

Ông cho biết Nga và Trung Quốc đang biến các hành lang khu Whitehall (đường phố ở London nơi có nhiều cơ quan chính phủ Anh) và các phòng họp của thành phố thành những nơi huấn luyện cho các lực lượng tìm cách phá hoại nước Anh.

Điều luật đầu tiên có thể sẽ là việc đăng ký tương tự như tại Mỹ và Úc, yêu cầu những người Anh và những người không phải người Anh khai báo liệu họ có đang làm việc đại diện cho các chính phủ nước ngoài hay không.

Thứ hai, Anh muốn thay đổi bộ luật phản quốc vốn có từ xưa của mình trở nên cứng rắn hơn và nhắm đến những người Anh có liên quan đến các thực thể được xem là thù địch đối với Anh. Vấn đề này đã được đưa ra khi các cuộc tấn công thánh chiến của nhà nước Hồi giáo xảy ra trong những năm gần đây, một số đã được thực hiện bởi các công dân Anh tại Syria và Iraq.

Năm 1945, người cuối cùng bị truy tố về tội phản quốc tại Anh là một tuyên truyền viên của Đức quốc xã – William Joyce, được biết đến với tên Lord Haw-Haw. Ông đã bị kết tội và bị xử tử vào đầu năm sau đó.

Ngoài ra, “Đạo luật Bí mật Chính thức” cũng đang được xem xét sửa đổi, nhằm giúp chính phủ truy tố những điệp viên tiết lộ thông tin mật, gây tổn hại đến lợi ích của đất nước.

“Đạo luật Bí mật Chính thức cũ được thiết kế để đối phó với gián điệp truyền thống, không giải quyết được các vấn đề trong môi trường ngày nay,” ông Charles Parton, một nhà ngoại giao đã có 22 năm làm việc tại Trung Quốc Đại lục và Hồng Kông, và hiện là giảng viên của Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh Hoàng gia (Viện dịch vụ Hoàng gia), một tổ chức tư vấn chính phủ, cho biết. “Việc bắt người như thế nào và lý do để bắt người là không dễ.”

Bất kỳ sự điều chỉnh nào làm cho đạo luật này cứng rắn hơn có thể sẽ gây ra tranh cãi. Trong những thập kỷ gần đây, nó gần như chỉ được sử dụng để ngăn chặn việc rò rỉ thông tin nhạy cảm của chính phủ cho giới truyền thông.

Cả ông Parton và ông Tugendhat đều ủng hộ việc thành lập tại Anh một trung tâm phân tích tình báo chung, nơi các cơ quan an ninh, tình báo như MI6 và MI5 có thể chia sẻ thông tin với các cơ quan quản lý bầu cử và viễn thông.

“Cần có các nguồn lực để thực hiện điều này,” ông Parton, người coi Trung Quốc là mối đe dọa còn lớn hơn Nga do mối quan hệ kinh tế và công nghệ của Bắc Kinh với Anh, cho biết.

“Chúng ta sẽ cần một ngân sách và một văn phòng với những nhân viên biết rõ về Trung Quốc và cách thức hoạt động của họ và những nhân viên biết nói tiếng Hán. Việc này không dễ dàng và không phải trong một thời gian ngắn nhưng có những việc cần phải được thực hiện khá nhanh.”

Ông Tugendhat cũng lập luận rằng việc cải cách chính trị trong nước là cần thiết sau khi báo cáo của ISC cho biết ảnh hưởng của Nga tại Anh đã trở thành một “bình thường mới”. Trước đó, hai thành viên ISC đã thừa nhận việc nhận tài trợ của những cá nhân và công ty có liên quan đến Nga.

Hội luật sư Anh kêu gọi quốc tế hành động trước tội ác tại Tân Cương

Truyền thông Anh cũng đã đăng những bài báo nghi ngờ sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong giới chính trị Anh.

Theo The Sunday Times, Ít nhất 20 thành viên của Thượng viện Anh bị báo cáo là có quan hệ với các thực thể Trung Quốc. Một trong số đó là Thượng nghị sĩ Bates, phó chủ tịch Thượng viện, và là một giáo sư thỉnh giảng của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh.

Thượng nghị sĩ Đảng Bảo thủ này kết hôn với bà Xuelin Bates sinh tại Trung Quốc, một nhà vận động nhiệt thành cho Đảng Bảo thủ, người mà tờ Daily Mail tin rằng đã giúp giả mạo quan điểm của cựu thủ tướng David Cameron về ý tưởng “một kỷ nguyên vàng” với Trung Quốc.

Trong một cuốn sách của Úc “Bàn tay bí ẩn : phơi bày cách ĐCSTQ đang định hình lại thế giới” được xuất bản tại Anh vào tháng 9, bà đã được trích dẫn với tư  cách là phó chủ tịch của Hiệp hội Trao đổi Nước ngoài tỉnh Triết Giang, tổ chức này sau đó đã sát nhập vào Ban công tác Mặt trận Thống nhất, một cơ quan của ĐCSTQ hoạt động trong cộng đồng Hoa kiều ở nước ngoài.

Trong thời gian từ năm 2010 đến 2012, bà đã tài trợ 162.000 bảng Anh (tương đương 208.000 USD theo tỷ giá ngày nay) cho Đảng Bảo thủ, cuốn sách cho biết.

Bà Xuelin Bates nói với Evening Standard rằng bà và chồng bà đang viết cho các nhà xuất bản và đang xem cuốn sách cẩn thận “từng dòng một”. Bà cảnh báo rằng việc chỉ trích Trung Quốc có nguy cơ thúc đẩy sự gia tăng chủ nghĩa bài Trung tại Anh.

Ông Martin Thorley, một nhà nghiên cứu của Đại học Nottingham, người đang viết luận án tiến sĩ về “hội tụ tinh hoa” Trung-Anh cho biết nhiều thực thể thương mại lớn từ nhiều quốc gia có những liên kết với chính phủ Anh thông qua việc tài trợ cho “Các nhóm nghị sĩ toàn đảng (APPGs)” (gồm các thành viên của quốc hội từ tất cả các đảng chính trị) hoặc là thuê các quan chức chính phủ hoặc cơ quan dân sự tiếp tục làm việc cho một trong số họ trong một thời gian ngắn. Nhiều nhóm trong số này có lợi ích ở Trung Quốc (với tư cách là một thị trường hoặc cơ sở sản xuất).

Anh bất ngờ cấm Huawei tham gia mạng 5G

Thượng nghị sĩ Đảng Lao động John Browne đã từ chức vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Huawei UK vài giờ trước khi chính phủ thông báo loại bỏ thiết bị của công ty công nghệ khổng lồ này của Trung Quốc ra khỏi mạng di động của Anh, sau áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ.

Huawei đã liên tục bác bỏ các cáo buộc của Hoa Kỳ rằng thiết bị của họ có khả năng sẽ bị Bắc Kinh sử dụng để do thám.

Các giám đốc khác hoặc các thành viên hội đồng quản trị khác của Huawei UK gồm có ông Andrew Cahn, cựu giám đốc cơ quan thương mại và đầu tư Anh, ông Mike Rake, cựu chủ tịch Liên đoàn công nghiệp Anh, ông Ken Olisa, Trung úy-Thượng nghị sĩ của Luân Đôn và là đại diện của Nữ Hoàng Elizabeth, và cựu giám đốc thông tin chính phủ John Suffolk, hiện là trưởng bộ phận an ninh toàn cầu của Huawei UK.

Một số nhân vật trong cộng đồng người Hoa tại Anh nói với SCMP rằng việc kết nối chính trị với các đảng lớn sẽ dễ dàng hơn nếu thông qua việc tài trợ.

Mặc dù báo cáo của ISC không nêu tên các nhà tài trợ, nhưng tuần trước The Times cho biết 14 bộ trưởng đã nhận tiền từ các nhân vật có quan hệ với Nga.

Bà Lubov Chernukhin, vợ của một cựu bộ trưởng Nga dưới thời ông Putin, đã tài trợ 160.000 bảng Anh để chơi tennis với ông Johnson và người tiền nhiệm của ông, ông Cameron.

Một nhà tài trợ khác, ông Alexander Temerko, một cựu nhân vật trong ngành công nghiệp vũ khí và dầu của Nga và là một người chỉ trích ông Putin, đã tặng 1 triệu bảng Anh (1,3 triệu USD) cho Đảng Bảo thủ, cho biết ông không có bất kỳ ảnh hưởng chính trị nào.

London nổi lên trở thành một “nơi rửa tiền” cho đồng tiền dơ bẩn của Nga phần lớn là do chương trình “thị thực vàng” của Anh cung cấp quyền cư trú nhân cho những nhà đầu tư giàu có. Nhưng hiện số người Nga có visa này (2.477 người) ít hơn nhiều so với số người Trung Quốc, hiện là 3.966. Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết các điều kiện về thị thực cũng sẽ được thắt chặt.

Gia Huy (theo SCMP)

Xem thêm:

Gia Huy

Published by
Gia Huy

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

4 giờ ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

4 giờ ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

11 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

13 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

14 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

14 giờ ago