Apple Daily ngừng xuất bản: ĐCSTQ lo sợ cho sự tồn vong của mình

Dưới sự đàn áp liên hoàn của chính quyền, ngày 24/6, tờ Apple Daily và Tập đoàn Next Digital đã xuất bản kỳ báo giấy cuối cùng và chính thức ngừng hoạt động. Sự kiện “cấm báo” tại Hồng Kông này đã gây chấn động cho cộng đồng quốc tế. Các nước Anh, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, cùng các tổ chức quốc tế liên tục theo dõi diễn biến của sự việc này, lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng Luật An ninh Quốc gia để bóp chết tự do báo chí. Cựu Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten cho biết, sự việc này phản ánh ĐCSTQ cảm thấy sợ hãi đối với giá trị mà Hồng Kông tượng trưng, thậm chí coi đó là mối đe dọa sinh tồn đến họ. 

Ông Chris Patten, Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông. (Nguồn: Frank Chan/Flickr)

Cảnh sát An ninh Quốc gia Hồng Kông vào tháng Tám năm ngoái đã bắt giữ quản lý cấp cao của Tập đoàn Next Digital, trong đó có ông Lê Trí Anh, người sáng lập tập đoàn. Đến tháng Sáu năm nay, chính quyền Hồng Kông tiếp tục bắt giữ nhiều quản lý cấp cao và bình luận viên của Apple Daily, cáo buộc họ tội danh “cấu kết thế lực nước ngoài”, và đóng băng tài sản của Apple Daily. Phải mất 10 tháng và cuối cùng tờ báo 26 năm tuổi này đã phải ngừng hoạt động. 

Hồng Kông tượng trưng cho tự do, ĐCSTQ coi đó là mối đe dọa cho sự sinh tồn

Stand News đưa tin, vị Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten mới đây đã trả lời phỏng vấn của Đài BBC cho biết, Apple Daily ngừng xuất bản khiến cho người ta “có cảm giác mất mát sâu sắc”, tin rằng Chính phủ Hồng Kông chỉ là nghe theo lệnh, đứng đằng sau là chính quyền Bắc Kinh giật dây hủy hoại tự do và pháp trị của Hồng Kông. Ông nhấn mạnh, việc này nói cho tất cả những người tin vào tự do, phóng viên và cơ quan truyền thông rằng đó chính là bộ mặt thật của ĐCSTQ, họ sợ mối đe dọa từ giá trị quan của chúng ta. 

Ông Chris Patten nhấn mạnh, Hồng Kông tượng trưng cho các giá trị như tự do, pháp trị, tự do ngôn luận, ĐCSTQ cảm thấy vô cùng sợ hãi đối với những giá trị này, bởi vì những giá trị này đối với họ mà nói chính là “mối đe dọa đến sự sinh tồn”. 

Ông Chris Patten đề cập đến thời kỳ ông còn làm Thống đốc Hồng Kông, Hồng Kông cũng có báo giấy được Bắc Kinh hỗ trợ và ủng hộ như Đại Công Báo và Văn Hối Báo, “họ xuất bản lời dối trá, vu oan bịa đặt Chính phủ [Hồng Kông khi đó], nhưng chúng tôi chưa từng cố gắng đóng cửa họ, hiện tại họ vẫn đang vận hành. Đây chính là sinh sống trong xã hội tự do.”

Ông tiếp tục chỉ, hàng trăm cảnh sát Hồng Kông lục soát tòa nhà của Apple Daily, kiểm tra các tài liệu phỏng vấn của phóng viên, điều này cho thấy lực lượng cảnh sát Hồng Kông – từng được gọi là “số một châu Á” đang bị lợi dụng.

Anh, Mỹ, Âu lên tiếng, Nhật Bản biểu thị quan ngại nghiêm trọng

Số phận bị Apple Daily bị ĐSCTQ bóp chết cũng gây chấn động cho cộng đồng phương Tây, các nước Anh, Mỹ, Âu liên tiếp lên tiếng. Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết, Chính phủ Hồng Kông đàn áp tự do ngôn luận khiến người ta “ớn lạnh”. Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông hiển nhiên trở thành công cụ hạn chế tự do và trừng phạt người bất đồng chính kiến. Ông thúc giục Chính phủ Trung Quốc cần thực hiện cam kết, căn cứ vào Tuyên bố chung Trung – Anh để bảo vệ tự do báo chí và tự do ngôn luận của Hồng Kông. 

Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây cũng cho biết, Chính phủ Hồng Kông dùng Luật An ninh Quốc gia để đối phó có tính lựa chọn nhắm vào Apple Daily, là một thủ pháp “gây kinh sợ”. Văn phòng Liên minh châu Âu tại Hồng Kông hôm 23/6 cũng ra tuyên bố rằng, việc Apple Daily ngừng hoạt động đã cho thấy rõ Luật An ninh Quốc gia mà Bắc Kinh cưỡng chế áp đặt là dùng để bóp chết tự do báo chí và tự do biểu đạt, phá hoại nghiêm trọng tự do đa nguyên và xã hội mở. 

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin, tại cuộc họp báo hôm 24/6, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katō Katsunobu đã lên án việc tờ Apple Daily do bị chính quyền ĐCSTQ đàn áp mà phải buộc ngừng xuất bản. Ông nói, điều này đã hạ thấp mức độ tự do ngôn luận và tự do báo chí với vai trò là nền tảng dân chủ và phát triển ổn định của Hồng Kông, ông biểu thị “quan ngại nghiêm trọng”. 

Tổ chức Ân xá Quốc tế: Một ngày đen tối nhất của tự do truyền thông Hồng Kông

Về phía các tổ chức quốc tế, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, bà Yamini Mishra, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế, hình dung việc Apple Daily bị buộc phải ngừng xuất bản là “một ngày đen tối nhất của tự do truyền thông” trong lịch sử Hồng Kông. Tòa báo vì đăng những bài viết phê bình chính phủ mà bị đóng cửa, sự tấn công đối với tự do báo chí như thế này là không thể chấp nhận được. Rất nhiều hành động của Chính phủ Hồng Kông, cũng khiến các cơ quan truyền thông đang vận hành tại Hồng Kông cảm thấy ‘không rét mà run’. Bà Yamini Mishra nhấn mạnh, hiện tại người Hồng Kông chỉ có thể đọc được tin tức đã bị quản chế, giống như tình cảnh người dân Trung Quốc gặp phải. 

Tổ chức “Quan sát Hồng Kông” (Hong Kong Watch), một tổ chức nhân quyền tại Anh cũng ra tuyên bố, thúc giục cộng đồng quốc tế nhanh chóng thực thi “Luật Magnitsky”, chế tài quan chức Hồng Kông và Trung Quốc. Người sáng lập tổ chức này, ông Benedict Rogers nói, Bắc Kinh đứng sau giật dây đàn áp Apple Daily, bao gồm cả việc gây áp lực đối với nhà quảng cáo, người sáng lập kiêm đại cổ đông Lê Trí Anh cùng những quản lý cấp cao và phóng viên liên tiếp bị bắt, cảnh sát Hồng Kông nhiều lần đột kích lục soát trụ sở Next Digital, nhưng Apple Daily vẫn không sợ hãi và vẫn tiếp tục vận hành. Vì thế chính quyền Trung Quốc đã thông qua đóng băng tài sản để khiến Apple Daily đóng cửa, điều này đã chứng minh Hồng Kông đã không còn là thành phố mà tài sản cá nhân có thể tự do dịch chuyển. 

Ngoài chế tài nhân quyền, Tổ chức Quan sát Hồng Kông còn nêu kiến nghị cụ thể Quốc hội Mỹ thông qua dự luật “Bờ chắn gió Hồng Kông” (Hong Kong Safe Harbor Act), Liên minh châu Âu cần thông qua “Chương trình Phao cứu sinh” cho người Hồng Kông. Chính phủ Anh càng cần phải giúp đỡ, thực hiện trách nhiệm luật lý, lịch sử và đạo nghĩa của họ đối với Hồng Kông.

Người Hồng Kông xếp hàng chờ mua báo Apple Daily bản cuối (Nguồn: Vision Times)
Báo Apple Daily bản giấy cuối đã được bán hết (Nguồn: Vision Times)
Chủ sạp báo giơ biển thông báo Apple Daily đã được bán hết (Nguồn: Vision Times)

Lý Gia Hoành, Vision Times

Xem thêm:

Lý Gia Hoành

Published by
Lý Gia Hoành

Recent Posts

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

9 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

14 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

14 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

24 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

26 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

34 phút ago