Thế Giới

Armenia tiến bước gần hơn để trở thành thành viên EU

Chính phủ Armenia vừa phê duyệt một dự thảo luật quan trọng, mở đường cho một cuộc trưng cầu dân ý về khả năng gia nhập Liên minh châu Âu (EU), theo thông tin từ báo chí địa phương công bố hôm thứ Năm (9/1). 

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trả lời phỏng vấn hãng tin AFP tại thủ đô Yerevan, Armenia vào ngày 21 tháng 7 năm 2023. (Nguồn ảnh: KAREN MINASYAN/AFP via Getty Images)

Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nikol Pashinyan, Armenia đã ngày càng củng cố bang giao với các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Pháp – quốc gia tự đề xuất mình như một nhà bảo trợ an ninh cho Armenia, một quốc gia nhỏ không giáp biển, nằm cạnh biên giới với đối thủ Azerbaijan.

Armenia đang từng bước giảm thiểu vai trò truyền thống của Nga trong lĩnh vực quốc phòng và hòa giải ngoại giao. Tháng Mười vừa qua, Yerevan và Moskva đã đạt thỏa thuận thay thế các binh lính biên phòng Nga tại khu vực biên giới với Iran bằng lực lượng địa phương. Kể từ thập niên 1990, Moskva đã cung cấp lực lượng quân đội để bảo vệ biên giới Armenia.

Armenia đã liên tục phát đi tín hiệu trong nhiều tháng qua rằng quốc gia này có thể chính thức nộp đơn xin gia nhập EU trong tương lai gần. Vào tháng Chín năm ngoái, một bản kiến nghị nhằm khởi xướng cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập EU đã thu hút 60.000 cử tri Armenia ký tên ủng hộ vào cuối tháng Mười. Đến tháng Mười Hai, Ủy ban Bầu cử Trung ương Armenia đã công nhận tính khả thi của sáng kiến này.

Thủ tướng Pashinyan khẳng định hôm thứ Năm (9/1) rằng Yerevan sẽ thảo luận với Brussels để vạch ra một lộ trình cụ thể trước khi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc.

Trong quá khứ, các quốc gia gia nhập EU thành công đều phải tiến hành các cải cách kinh tế và chính trị sâu rộng trước khi đạt được quy chế ứng viên. Armenia hiện đã hợp tác với EU theo khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tăng cường (CEPA), chính thức có hiệu lực từ năm 2021.

Trước bối cảnh xung đột với Nga ngày càng leo thang, Liên minh châu Âu đang đánh giá lại chiến lược mở rộng biên giới của mình. Vào tháng Sáu năm 2022, Brussels đã đưa Moldova và Ukraine vào lộ trình gia nhập EU, một hành động được coi là thách thức chính trị đối với Moskva. Trong khi đó, Georgia – quốc gia đang theo đuổi chính sách độc lập trong những năm gần đây – đã không được Hội đồng châu Âu chấp thuận, trong khi Moldova và Ukraine, hai quốc gia cũng thuộc Liên Xô cũ lại được chấp nhận.

Nga đã nhiều lần cảnh báo người dân Armenia không nên tin tưởng vào phương Tây, cho rằng Hoa Kỳ và các đồng minh không thực sự quan tâm đến lợi ích của quốc gia này. Nga khẳng định rằng việc Armenia tái định hướng về phía phương Tây sẽ đồng nghĩa với việc Armenia “sẽ phải từ bỏ truyền thống, các chuẩn mực xã hội quốc gia và các mối quan hệ thương mại ổn định” với các quốc gia trong khu vực – điều này được phía Nga ví như một hành động “tự sát quốc gia”,  theo tuyên bố của Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga vào tháng Mười Một năm ngoái.

Vào tháng Ba năm ngoái, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cáo buộc chính phủ của Thủ tướng Pashinyan “sử dụng các lý do và xuyên tạc lịch sử gần đây để cố ý làm suy yếu bang giao với Liên bang Nga”.

Thiên Vân

Thiên Vân

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Thiên Vân

Recent Posts

[VIDEO] New York Times áp chế báo cáo về việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng

Từ 9 năm trước, New York Times đã áp chế loạt bài về ĐCSTQ mổ…

53 phút ago

TP.HCM tuần đầu áp dụng Nghị định 168: Mỗi ngày bình quân phạt 6 tỷ đồng

Tổng số tiền phạt vi phạm giao thông ở TP HCM sau một tuần áp…

2 giờ ago

Đan Mạch thừa nhận đã bỏ mặc việc phòng thủ Greenland trong thời gian dài

Đan Mạch thừa nhận vào thứ Năm (9/1) rằng trong một thời gian dài họ…

3 giờ ago

Điều giản dị: Bình an trong tâm trí

Giữa guồng quay không ngừng nghỉ của công việc, gia đình và những áp lực…

3 giờ ago

Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu trừng phạt Tòa án Hình sự Quốc tế ICC vì Israel

Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu vào thứ Năm (9/1) để trừng phạt Tòa…

3 giờ ago

Việt Nam tặng Lào công trình công viên hữu nghị rộng hơn 30.000m2

Công viên hữu nghị Lào - Việt Nam là công trình tiếp theo Việt Nam…

3 giờ ago