Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Yellen nói khi họp với Trung Quốc rằng có bằng chứng công ty Trung Quốc đang cung cấp thiết bị cho Nga trong chiến tranh, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, và hối thúc Trung Quốc phải giải quyết vấn đề này.
Trong lần họp kéo dài 2 ngày với Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bày tỏ các mối quan ngại về Nga có được năng lực duy trì cuộc chiến tranh tiêu hao đang diễn ra ở Ukraine. Nga có được năng lực ấy, bất chấp đằng sau chính quyền Kiev là Mỹ và các đồng minh phương Tây, là do Nga không thực sự bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt Âu Mỹ. Trong đó, Trung Quốc đóng vai trò không nhỏ.
Sự việc diễn ra khi nguyên thủ hai quốc gia dự kiến sẽ gặp mặt vào Thứ Tư sắp tới.
“Tôi nhấn mạnh rằng các công ty [Trung Quốc] không được cung ứng vật tư cho ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, nếu không sẽ phải chịu các hậu quả đáng kể,” bà nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo ở San Francisco hôm Thứ Sáu ngày 10/11.
Các phương tiện truyền thông hiện nay của phương Tây, kể các truyền thông cánh tả, đã báo cáo về tình trạng chiến tranh Ukraine đang lâm vào “trì trệ”. Ngay cả phía quan chức Ukraine, hồi đầu tháng này ông Valerie Zaluzhny, Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine, cũng thừa nhận là chiến tranh Ukraine đã lâm vào trạng thái “trì trệ” khi biên giới giao tranh hầu như không thay đổi sau suốt hơn 1 năm qua. Bất chấp các nỗ lực của chiến dịch phản công mà quân Ukraine thực hiện kể từ đầu tháng 6 với sự hậu thuẫn của NATO đứng đầu bởi Mỹ.
Cuộc chiến giằng co này đã là chiến tranh tiêu hao. Tuy đường chiến tuyến trên bản đồ giằng co ít thay đổi, nhưng thắng hay thua thế nào là ở chỗ hai phe tiêu hao thế nào, chứ không phải ở chỗ phe nào chiếm thêm hoặc phe nào mất đi một vài ngôi làng vốn chỉ có vài trăm cư dân tọa lạc tại các nơi hầu như không có ý nghĩa gì về vị trí chiến lược.
Về binh lính, phía Ukraine đã thua. Mặc dù các phe tham chiến không tuyên bố số thương vong của mình, và luôn luôn phóng đại số thương vong của đối phương, nhưng vấn đề này có thể nhìn thấy rõ ở tiến trình ‘mộ lính chiêu binh’ của họ. Từ đầu cuộc chiến, Nga tuyên bố họ đã thành công trong lần tuyển quân “tự nguyện” năm nay với 410.000 tân binh. Năm ngoái, số tân binh nhập ngũ là được công bố là khoảng 300.000 quân. Đó là các con số theo báo cáo. Trên thực tế, con số nhập ngũ có thể cao hơn số này, vì Nga còn lực lượng ngoài biên chế như quân Wagner (mặc dù Wagner hiện nay không rõ đã rút lui thật sự khỏi chiến tranh Ukraine chưa). Trong khi đó, Ukraine đang phải vất vả trong công tác tuyển quân, và thời gian qua đã chính thức phải huy động tới phụ nữ vào làm công tác “y tế” trong quân đội. Tiềm năng tuyển quân của hai phe cũng khác nhau, không cùng đẳng cấp.
Về vũ khí, phe Ukraine cũng thua. Mặc dù các con số trên giấy tờ cho thấy các viện trợ của phương Tây đứng đầu bởi Mỹ là các con số khổng lồ, nhưng cần phải nhìn xem chúng diễn ra như thế nào trên thực tế. Dàn vũ khí hạng nặng và xe tăng mà NATO đưa vào chiến trường Ukraine đã bị tiêu hao khi gặp hàng phòng ngự của Nga trong chiến dịch phản công vừa qua. Các tên lửa và pháo tầm xa, cùng các UAV tuy có tấn công được một số cơ sở của Nga ở phía sau chiến tuyến, nhưng còn thua xa nếu so với sức phá hoại mà Nga trước đó tiến hành đánh vào phía hậu phương của Ukraine, đặc biệt là đánh vào hệ thống năng lượng điện của Ukraine.
Trước khi chiến dịch phản công diễn ra, phương Tây thường chế giễu năng lực ngành công nghiệp vũ khí của Nga, rằng Nga phải nhổ các con chip ở máy rửa bát và máy giặt ra để làm vũ khí, v.v. Nhưng thực tế cho thấy ngành này của Nga đã bất ngờ hồi sinh trong chiến tranh.
Một trong những nguyên nhân hiển nhiên, đó là Nga có được các nguồn cung ứng một số vật tư từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.
Trong những ngày này, khi quan hệ Mỹ-Trung phảng phất như đang được nối lại, ít nhất là trên bàn đàm phán và các quan hệ ngoại giao, thì Mỹ muốn tỏ ra cứng rắn một chút trước Trung Quốc. Và vấn đề cung ứng vật tư cho Nga đã được nêu lên.
“Chúng tôi kiên quyết làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm để ngăn chặn dòng chảy vật tư đang giúp cho Nga,” bà Yellen nói.
Bà cảnh báo rằng Chính phủ Mỹ sẽ có thể tiếp tục triển khai các biện pháp trừng phạt bằng cách cấm vận và bao vây kinh tế nhắm vào các công ty Trung Quốc với lý do các công ty này tiếp tay cho Nga trong lĩnh vực quân sự hoặc lưỡng dụng (quân sự dân sự).
Trên thực tế, theo bà Yellen tuyên bố, Chính phủ Mỹ đã đang triển khai một số biện pháp này rồi, mà trong đó có một số công ty của Trung Quốc, về phạm vi rộng hơn, gồm cả cung ứng thiết bị hoặc tài trợ.
“Tôi muốn nhìn thấy [Chính phủ] Trung Quốc trấn áp việc này, đặc biệt trong các trường hợp mà chúng tôi cung cấp thông tin,” bà Yellen nói, mặc dù không đưa ra thông tin chi tiết hoặc ví dụ cụ thể rằng các trường hợp đó là các công ty nào của Trung Quốc, theo Reuters báo cáo.
Bà Yellen cũng nói rằng một số công ty này là các công ty tư nhân, dường như muốn ám chỉ rằng việc họ làm có thể là không được Chính phủ Trung Quốc biết một cách tường tận, theo phân tích của Reuters.
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…