Phía sau việc Tập Cận Bình thay đổi thái độ mềm mỏng với Mỹ
- Mộc Vệ
- •
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại San Francisco vào tháng 11 tới, AP dẫn lời quan chức Mỹ cho biết hôm 28/10. Có phân tích cho rằng trong bối cảnh vấn đề nhân sự rối ren và suy thoái kinh tế nghiêm trọng khiến lúc này ông Tập Cận Bình rất hy vọng xoa dịu quan hệ Trung – Mỹ, nhưng ĐCSTQ luôn sử dụng thủ thuật ngoại giao, ngoài ra về tổng thể thì cấu trúc chiến lược vĩ mô của hai bên là không thể xoay chuyển.
Theo quan chức Mỹ (giấu tên), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan vào thứ Sáu, và hai bên đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc tổ chức một cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương.
Quan chức này nói thêm rằng hai bên vẫn chưa xác định ngày, địa điểm cụ thể và các chi tiết hậu cần khác cho cuộc gặp.
“Cả hai bên tái khẳng định mong muốn duy trì kênh liên lạc chiến lược này và tham gia vào các hoạt động ngoại giao cấp cao hơn, bao gồm cả việc hợp tác cùng nhau để tạo điều kiện cho cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình tại San Francisco vào tháng 11”, Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố. sau cuộc gặp hôm thứ Sáu giữa ông Sullivan và Vương Nghị”.
Các báo cáo chỉ ra rằng Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận liệu Tập Cận Bình có tới San Francisco để tham dự hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương thường niên từ ngày 11 – 17/11 hay không.
Phía sau việc Tập Cận Bình thay đổi thái độ mềm mỏng với Mỹ
Ông Ngoại trưởng Trung Quốc (ĐCSTQ) Vương Nghị đến thăm Mỹ từ ngày 26 – 28/10, đã gặp mặt Ngoại trưởng Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, và Tổng thống Joe Biden.
Trước đó, tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ – Trung hôm 24/10, Tổng thống Mỹ Biden và lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã lần lượt gửi thư chúc mừng cuộc họp thường niên. Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đưa tin nhấn mạnh ông Tập Cận Bình “sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với Mỹ”. Giới quan sát có nhận định động thái có thể nhằm mục đích mở đường cho cuộc gặp Tập – Biden tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 ở San Francisco.
Trong thư chúc mừng gửi tới cuộc gặp thường niên, ông Tập cho hay Trung Quốc mong cùng Mỹ giải quyết hợp lý những khác biệt và ứng phó với những thách thức toàn cầu trên cơ sở tuân thủ 3 nguyên tắc: tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình, cùng thắng.
Tuy nhiên, thư của Tổng thống Mỹ Biden cho thấy giới hạn vấn đề hợp tác Mỹ – Trung Quốc: “Hợp tác trong các vấn đề đòi hỏi nỗ lực chung của chúng ta để đạt được tiến bộ”.
Nói với Epoch Times hôm 26/10, Giám đốc Su Ziyun của Viện Tài nguyên và Chiến lược Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan cho hay, động thái mềm mỏng từ ĐCSTQ liên quan vấn đề nội bộ của họ, “vì đối ngoại là nối dài của đối nội”.
Ông giải thích rằng ĐCSTQ có vấn đề nội bộ về nhân sự, bên cạnh đó là vấn đề suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn, do đó sẽ “mềm giọng” với thế giới bên ngoài, bao gồm cả việc mở rộng nhập khẩu rượu vang đỏ, tôm hùm và các sản phẩm khác từ Úc.
Tuy nhiên, ông Su Ziyun nhấn mạnh cách tiếp cận của ĐCSTQ chỉ là ứng biến trước thực tế, không có nghĩa thay đổi bản chất: “Vì vậy phải tránh bị cú lừa chiến lược như Hamas đã làm [với Israel]. Tất nhiên chúng ta hoan nghênh động thái hướng tới hòa bình của Bắc Kinh, nhưng chúng ta vẫn cần duy trì cảnh giác cao để tránh rơi vào cái gọi là mặt trận thống nhất mà ĐCSTQ luôn giăng ra, đó là thủ đoạn miệng nam mô bụng bồ dao găm”.
Động cơ gì?
Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, ông Wang He (người Mỹ gốc Hoa) đã phân tích sâu hơn về chiến lược ngoại giao của ĐCSTQ đối với Mỹ trước thềm cuộc gặp Biden – Tập.
Ông nói với Epoch Times rằng ở cấp độ thứ nhất là ĐCSTQ thúc đẩy mục tiêu thế kỷ lật đổ Mỹ vào năm 2049, trong quá trình thực hiện mục thì họ sẽ cố gắng giữ hòa khí, đảm bảo làm sao duy trì cạnh tranh mà không có vấn đề hỏng đại sự: “Có một khoảng cách rất lớn giữa ĐCSTQ và Mỹ, họ vẫn cần có được công nghệ, vốn và thị trường từ Mỹ, lợi dụng Mỹ để thực hiện âm mưu thầm kín thay đổi trật tự thế giới do Mỹ đang chi phối”; “Đây là kế hoạch dài hạn của ĐCSTQ, được gọi là cuộc thi Marathon trăm năm, sẽ hình thành mô hình quan hệ lâu dài giữa hai bên”.
Ở cấp độ thứ hai, hiện đang có những khác biệt và đối đầu giữa Tập Cận Bình và Biden, nhưng nhìn chung, họ có nhiều điểm thống nhất: “Mỹ sắp tổ chức bầu cử và Tập Cận Bình không muốn Trump lên nắm quyền. Tập Cận Bình muốn nắm bắt thời điểm này để thúc đẩy hợp tác ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ, đạt được mức độ thống nhất nhất định với chính quyền Biden, khiến ổn định quan hệ Trung-Mỹ đã trở thành một trong những thành tựu chính trị của ông Biden, giúp Biden cũng như phe Dân chủ tiếp tục giữ chức tổng thống”; “Chiến lược ngoại giao hiện nay của ĐCSTQ vẫn là thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ, xoa dịu rồi lại xoa dịu, đồng thời muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ Mỹ”.
Trong bối cảnh thuế quan của Mỹ đối với ĐCSTQ không những chưa được hủy bỏ thì gần đây Mỹ còn thắt chặt hơn nữa việc xuất khẩu công nghệ chip và cập nhật các quy định, nếu ông Tập Cận Bình tiếp tục thúc đẩy tình hình tồi tệ thì thù địch giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ gia tăng hơn. Ông Wang He tin rằng việc rơi vào suy thoái kinh tế sẽ là một đòn giáng mạnh vào bản thân ông Tập Cận Bình, nếu đồng thời bồi thêm mối quan hệ với Mỹ leo thang căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến địa vị chính trị của Tập Cận Bình ở trong nước và trong đảng.
Ông chia sẻ:
“Vì vậy, nhìn từ góc độ nào cũng có thể nhìn ra việc Tập Cận Bình muốn xoa dịu quan hệ với Mỹ, ở một mức độ nhất định muốn ổn định vấn đề này… Thực tế, miễn là ĐCSTQ không đi quá xa trong vấn đề eo biển Đài Loan thì mối quan hệ Trung-Mỹ trong thời gian ngắn có thể đạt được êm dịu.”
“Thật vừa lúc khiến hiện nay ĐCSTQ có quyền chủ động để đạt được, đặc biệt là vào thời điểm cuộc chiến tranh Nga-Ukraine hiện nay và xung đột Palestine-Israel càng khiến chính quyền ông Biden không muốn căng thẳng với Trung Quốc.”
Nhưng ông Wang He cũng chỉ ra, “Cần phải thấy giữa Trung Quốc và Mỹ đã có những thời kỳ ổn định, nhưng đó chỉ là ngắn hạn. Do đó hiện nay nếu cuộc tổng tuyển cử tại Mỹ trở nên nóng bỏng thì nhiều khả năng vấn đề của ĐCSTQ chắc chắn sẽ lại thành tâm điểm, khi đó chính quyền ông Biden sẽ không thể nhượng bộ và quan hệ Trung-Mỹ có thể sẽ trở nên phức tạp hơn, và một số khía cạnh sẽ trở nên căng thẳng hơn”.
Về vấn đề ông Tập đón tiếp thống đốc Mỹ bằng quy cách cao
Tại tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc chiều 25/10, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình gặp Thống đốc Newsom bang California – Mỹ đến thăm. Ông Wang He cho biết đây là một sự kiện đối ngoại thông thường, nhưng việc ông Tập Cận Bình ra mặt chiêu đãi quy cách cấp cao cho thấy một số vấn đề.
“Thứ nhất, Thống đốc California đã nói chuyện với Nhà Trắng trước chuyến thăm, chủ đề thảo luận đều nhằm giữ thể diện cho ĐCSTQ, tức là ông ấy yêu cầu tăng cường hợp tác Trung-Mỹ. Chuyến thăm của ông Thống đốc giống như có hình bóng của ông Biden.”
“Thứ hai, California có mối quan hệ kinh tế rất chặt chẽ với Trung Quốc, California cũng là tâm điểm xâm nhập của Trung Quốc. Trong con bài vũ trang chống lại Mỹ của ĐCSTQ rất cần vấn đề quan hệ tốt với chính quyền địa phương, có thể thấy nhiều tỉnh thành và các thành phố ở Trung Quốc có xây dựng quan hệ kết nghĩa với nhiều bang ở Mỹ.”
“Thông qua mối quan hệ với chính quyền địa phương có liên quan đến chính sách đối thoại của chính phủ liên bang Mỹ, do đó ông ấy (Tập Cận Bình) đã đặc biệt dành cho thống đốc bang California một buổi tiếp đón cấp cao, tất cả nhằm dọn thảm cho cuộc hội đàm với ông Biden vào tháng 11.”
Mỹ sẽ không thay đổi quan điểm cứng rắn về Trung Quốc
Chuyên gia Su Ziyun cho hay: “Thủ thuật ngoại giao của ông Tập Cận Bình là linh hoạt về chiến thuật. Khi ông Blinken đến thăm thì ông ta đã lơ là né tránh, khi Lãnh đạo Đa số Thượng viện Schumer đến thì ông ta đối đãi lịch sự. Tương tự, khi Bộ trưởng Tài chính Yellen đến thì ông ta cũng thờ ơ, nhưng khi thống đốc đến thì ông ta cố tình chào đón một cách trang trọng”; “Thủ đoạn chính trị đó tức là về mặt chiến lược xem nhẹ chính phủ liên bang, nhưng về mặt chiến thuật coi trọng chính quyền địa phương và Quốc hội Mỹ, điều đó giống như chơi trò với Mỹ theo hai kiểu cách”.
Theo quan điểm của ông Su Ziyun: “Cuộc gặp trong tương lai của ông Tập Cận Bình với ông Biden sẽ không thay đổi được sự bế tắc hiện tại trong quan hệ Trung-Mỹ”; “Đặc biệt đối với chip Nvidia, ông ấy nhận được cuộc gọi từ Bộ Thương mại Mỹ vào lúc nửa đêm và ngay lập tức yêu cầu ngừng xuất khẩu sang Trung Quốc”.
Ngày 24/10, công ty bán dẫn Nvidia nêu vấn đề ngày 23 họ nhận được thông báo từ Washington cho biết rằng: các quy định kiểm soát xuất khẩu mới sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực sớm, do đó 7 chip AI của Nvidia sẽ ngay lập tức ngừng bán sang Trung Quốc. Ông Su Ziyun nói về vấn đề này: “Cuộc gặp Biden – Tập sẽ cải thiện một số vấn đề kỹ thuật giữa hai bên, nhưng cấu trúc chiến lược sẽ không thay đổi”.
Còn ông Wang He cũng cho rằng vấn đề xã giao mềm mỏng bề ngoài không có nghĩa là cuộc đối đầu chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ thay đổi, đặc biệt là thái độ cứng rắn đối với ĐCSTQ của hai đảng ở Mỹ sẽ không thay đổi. Ông nói: “Khó có khả năng giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ hòa giải về cuộc đối đầu vì lợi ích chiến lược, nhưng họ có thể tạo cho nhau một chỗ đứng và duy trì mối quan hệ bề ngoài ổn định, điều này sẽ cộng thêm điểm cho thành tựu chính trị của các bên”.
Mộc Vệ (t/h)
Từ khóa Tập Cận Bình Joe Biden Vương Nghị mối quan hệ Mỹ - Trung