Giám mục Học viện Khoa học Giáo hoàng đã làm dấy lên cuộc tranh luận khi mời một diễn giả liên quan đến mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh về vấn đề buôn bán nội tạng và du lịch ghép tạng diễn ra tại Vatican vào ngày 7 và 8/2 vừa qua.
Hội nghị này được tổ chức với hy vọng giải quyết những vấn đề của du lịch cấy ghép và buôn bán nội tạng. Nhưng các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng điều này có thể giúp thủ phạm mổ cướp nội tạng tồi tệ nhất giành chiến thắng trong chiến dịch tuyên truyền của họ.
Tiến sĩ Hoàng Khiết Phu, phát ngôn viên chính thức của chính quyền Trung Quốc về cấy ghép tạng, là đại diện cho Trung Quốc tại Hội nghị này. Người ta lo ngại rằng ông ta sẽ chối bỏ việc mổ cướp nội tạng đang diễn ra tại Trung Quốc và tuyên truyền các cải cách y tế đồng thời đem đến những bằng chứng có lợi cho chính quyền Trung Quốc. Vì vậy, các nhà nghiên cứu thu hoạch nội tạng đã kêu gọi Giám mục Học viện yêu cầu Trung Quốc cung cấp bằng chứng về sự cân bằng giữa bên cho và bên nhận nội tạng cùng nguồn gốc của nội tạng.
Ông Hoàng là một trong những bác sĩ phẫu thuật cấy ghép hàng đầu Trung Quốc và là Chủ tịch Ủy ban Cấy ghép và Hiến tạng Quốc gia Trung Quốc. Ông nổi danh với một ca cấy ghép gan phức tạp được thực hiện ở tỉnh Tây Cương năm 2005, đã thu hút sự chú ý của công chúng về khả năng cung cấp nguồn tạng theo yêu cầu của các bệnh viện Trung Quốc.
Trong hồ sơ sao lưu, ông Hoàng đã gọi điện cho các bệnh viện ở Trùng Khánh và Quảng Châu để lấy thêm hai lá gan phù hợp. Theo 4 báo cáo được công bố bởi cơ quan truyền thông có mối quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc, gan được giao trong vòng 24 giờ nhưng đã không được sử dụng.
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng những nội tạng này đến từ các tử tù có thời hạn thi hành án giới hạn trong vòng 7 ngày theo luật pháp quy định. Các chuyên gia cho biết ông Hoàng chỉ có thể có nội tạng tươi khi một người bị bắt có nhóm máu phù hợp sẵn sàng và bị giết theo yêu cầu. Theo kết luận mới nhất của Hạ viện Hoa Kỳ cũng như một số nhà nghiên cứu thì các tù nhân lương tâm, chủ yếu là người tập Pháp Luân Công, là nguồn chính cung cấp những nội tạng này.
Trong một cuộc trao đổi email với chủ tịch một tổ chức phi chính phủ đang tìm cách chấm dứt thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, Đức Giám mục Marcelo Sánchez Sorondo, Đại pháp quan Học viện Khoa học Giáo hoàng, đã từ chối xem trọng những cáo buộc về mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc và về vai trò lãnh đạo của ông Hoàng trong vấn đề này.
Hội nghị thượng đỉnh Vatican là một “vấn đề học thuật và không phải là nơi nhắc lại các khẳng định chính trị gây tranh cãi“, ông đã viết vào ngày 10/1 trong phản hồi với bà Wendy Rogers, giáo sư đạo đức học lâm sàng tại Đại học Macquarie và là Chủ tịch Ủy ban Tư vấn Quốc tế của Liên minh Quốc tế về Chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc.
Một số nhà nghiên cứu thu hoạch nội tạng chính đã tham gia vào “các sự kiện chính trị để lên án Trung Quốc“, chẳng hạn như phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ và tại Quốc hội châu Âu, ông viết.
Rogers không đồng ý với ý kiến này: “Nói thẳng thì đây là dùng lý do chính trị để che đậy sự thật, né tránh sự thật, và cung cấp sự hỗ trợ cho những người có những lý do mạnh mẽ nhất phủ nhận tội ác của họ”, bà viết trong email phản hồi.
Ba nhà nghiên cứu gồm cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền David Matas và nhà báo điều tra Mỹ Ethan Gutmann đã bắt đầu điều tra những cáo buộc về việc mổ cướp nội tạng người tập Pháp Luân công trong những năm đầu thập niên 2000.
Pháp Luân Công là một môn rèn luyện thể chất và tinh thần truyền thống của Trung Quốc. Năm 1999 theo ước tính của chính phủ, số lượng người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc vào khoảng từ 70 -100 triệu người. Môn tập này đã trở thành mục tiêu khủng bố của chính quyền kể từ tháng 7/1999.
Sau khi phỏng vấn những người tập Pháp Luân Công từng bị giam giữ trong các trại lao động ở Trung Quốc, kiểm tra số liệu chính thức của chính phủ và nói chuyện với bác sĩ cùng cai ngục, các nhà nghiên cứu kết luận rằng chính quyền Trung Quốc đã duy trì một ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng phát đạt trong hơn một thập kỷ bằng cách thu hoạch nội tạng của người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, Kitô hữu và một số lượng lớn người tập Pháp Luân Công.
“Thật đáng quan ngại khi một tổ chức quốc tế uy tín cao như Vatican lại cung cấp một nền tảng cho những luận điệu chưa được xác minh về cải cách hiến tặng nội tạng tại Trung Quốc“, bà Rogers nói.
“Nó giúp những tuyên bố sai sự thật được tín nhiệm và giúp những người tham gia vào thu hoạch nội tạng cưỡng bức có thể chối bỏ trách nhiệm.”
Việc mời ông Hoàng đến tham dự cũng làm ông Lord David Alton, một người ủng hộ nhân quyền lâu năm và cũng là một nhà Công giáo nổi bật, cảm thấy lo lắng. Trong một tuyên bố bằng văn bản, ông nói đã được “cảnh báo sâu sắc” bằng các báo cáo mổ cướp nội tạng “man rợ” ở Trung Quốc.
“Tôi mong Đức giám mục Học viện quan tâm đến việc mời các nhà nghiên cứu sở hữu các phát hiện cho thấy mổ cướp nội tạng vẫn còn diễn ra trên một quy mô lớn hơn rất nhiều so với trước đây“, ông viết.
“Cố gắng thỏa thuận với Trung Quốc về vấn đề này là đúng, nhưng điều quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc và minh bạch, và không theo cách mà đơn giản chỉ là đang cung cấp cho Trung Quốc một chiến thắng tuyên truyền”.
Sự minh bạch như vậy rất khó được thông qua, theo nhà báo tự do Ethan Gutmann. Ông chỉ trích Tiến sĩ Francis Delmonico, cựu lãnh đạo của Hội Cấy ghép (TTS) và là một trong những người tổ chức chính của Hội nghị này, đã thất bại trong việc ngăn chặn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.
Ông Gutmann nói rằng ông Delmonico “thực sự đã tận tụy” “đi đêm” với ông Hoàng để thúc đẩy ý tưởng rằng Trung Quốc đang thực hiện cải cách y tế thay vì đặt câu hỏi về những gì đã diễn ra trước đó.
Ông Delmonico và ông Hoàng đang “chôn vùi lịch sử, chôn vùi các cơ thể để họ không bao giờ được nhìn thấy một lần nữa“, ông Gutmann nói.
“Những gì Trung Quốc đã làm tương đương với việc một tập đoàn đã sản xuất một lượng lớn chất độc hại rồi đem chôn nó nơi không ai tìm thấy với hy vọng rằng bằng cách nào đó chất độc thấm vào nguồn nước ngầm và sẽ bị lãng quên”.
Hoàng Vũ
Xem thêm:
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…