Mới đây, Viện Nghiên cứu Chiến lược Học viện Quân sự (IRSEM) thuộc Bộ Quốc phòng Pháp, đã công bố báo cáo phân tích về “Hành động có ảnh hưởng của Trung Quốc (ĐCSTQ)“. Một phần của báo cáo tiết lộ rằng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng các Viện Khổng Tử để quảng bá tư tưởng của mình, thông qua Mặt trận Thống nhất ở nước ngoài.
Mời xem các bài trước:
Ngày 20/9, IRSEM đã công bố một bản báo cáo dài 646 trang, được hoàn thành bởi hơn 50 chuyên gia trong khoảng thời gian 2 năm. Báo cáo trình bày chi tiết về cách ĐCSTQ thâm nhập vào các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, các kênh truyền thông, và các lĩnh vực như ngoại giao, kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa và các tổ chức tư vấn trong những năm gần đây, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của họ trên toàn cầu.
Từ năm 2004, chính quyền ĐCSTQ đã tài trợ cho các Viện Khổng Tử, một tổ chức tuyên truyền, trong khuôn viên các trường đại học trên khắp thế giới. Đồng thời cung cấp giáo viên, tài liệu giảng dạy và kinh phí hoạt động.
“Văn phòng Nhóm Lãnh đạo Thúc đẩy Quốc tế về Tiếng Hán Quốc gia Trung Quốc” (sau đây gọi là Hanban) thuộc Bộ Giáo dục ĐCSTQ, chịu trách nhiệm giám sát Viện Khổng Tử.
Ngày 11/12/2007, trụ sở chính của Viện Khổng Tử tại Bắc Kinh đã thành lập ban quản trị đầu tiên. Bà Lưu Diên Đông, cựu trưởng ban Công tác Mặt trận Thống nhất khiêm Phó Thủ tướng, từng là chủ tịch hội đồng quản trị trong nhiều năm. Sau đó vị trí này được thay thế bởi bà Tôn Xuân Lan, người đã được bầu làm Phó Thủ tướng của Quốc vụ viện vào tháng 3/2018.
Từ trang 296 đến trang 303 trong báo cáo mới nhất của IRSEM, giải thích cách ĐCSTQ sử dụng các Viện Khổng Tử, để thâm nhập vào hệ thống giáo dục toàn cầu. Cái tên “Quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc là sứ mệnh” thực chất chỉ là lớp vỏ bọc, nhằm che đậy việc xuất khẩu tư tưởng của ĐCSTQ ra thế giới.
Báo cáo chỉ ra rằng có hai kiểu Viện Khổng Tử. Một là Viện Khổng Tử được cài cắm trong một số trường đại học. Hai là Lớp học Khổng Tử, chủ yếu nằm trong các cơ sở giáo dục tiểu học và trung học.
Các cơ sở này có thể nhận được sự hỗ trợ và điều phối từ Trung tâm Văn hóa Trung Quốc liên quan đến Đại sứ quán Trung Quốc. Nhưng thực tế chúng lại thuộc quyền quản lý của Hanban. Ban quản trị của Hanban do bà Tôn Xuân Lan, Phó Thủ tướng ĐCSTQ, kiêm nguyên Trưởng ban Công tác Mặt trận Thống nhất làm chủ tịch.
Ngoài ra, Giám đốc Văn phòng các vấn đề Hoa kiều của Quốc vụ viện (được hợp nhất thành Ban Công tác Mặt trận Thống nhất năm 2018) cũng là thành viên của ban quản trị. Do đó, sự kiểm soát của Đảng (ĐCSTQ) đối với hoạt động của các Viện Khổng Tử là điều không cần nghi ngờ.
Tất cả các Viện Khổng Tử đều do một người Trung Quốc và một người địa phương ở nước ngoài phụ trách. Các nhân viên còn lại đều là người Trung Quốc. Khi một trường đại học đồng ý tổ chức Viện Khổng Tử, họ sẽ nhận được các khoản hỗ trợ tài chính khác nhau để bắt đầu hoạt động này. Mức tài trợ trung bình hàng năm từ 100.000 USD đến 150.000 USD. Theo một số nguồn tin, con số này có thể lên tới hàng triệu đô la Mỹ.
Các giáo viên của Viện Khổng Tử được tuyển dụng và đào tạo bởi Hanban. Những giáo viên này được chỉ định đến các Viện Khổng Tử, theo nguyện vọng của Hanban. Sau đó, họ sẽ chấp nhận chỉ thị của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc. Các tài nguyên giảng dạy ngôn ngữ (gồm sách, âm thanh hoặc video) cũng được xây dựng bởi tổ chức Hanban này.
Học viện Khổng Tử được thành lập tại hải ngoại, được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận 3 bên: Hanban, các trường đại học tổ chức và cung cấp các địa điểm ở nước ngoài, và các trường đại học Trung Quốc cung cấp giáo viên ngôn ngữ miễn phí.
Hanban hỗ trợ tài chính cho các Viện Khổng Tử không chỉ bao gồm sách giáo khoa và giáo viên. Kể từ năm 2009, Hanban còn cung cấp học bổng cho các du học sinh nước ngoài, nhằm thu hút họ theo học tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc tại các trường đại học Trung Quốc.
Từ năm 2009 đến năm 2020, khoảng 50.000 sinh viên nước ngoài, từ 166 quốc gia đã nhận được học bổng như vậy. Người ta ước tính rằng chỉ riêng Viện Khổng Tử tại Đại học Nairobi ở Kenya (một quốc gia ở Châu Phi), đã trao ít nhất 15 suất học bổng cho sinh viên châu Phi mỗi năm. Viện này cho phép họ học tập tại Trung Quốc từ 6 tháng đến 10 năm, cho đến khi họ có thể lấy được bằng tiến sĩ. Thậm chí còn cung cấp các khóa học ngôn ngữ chuyên biệt, dành cho các quan chức Kenya, gồm cả các nhà ngoại giao và quan chức hải quan.
Theo trang web chính thức của Hanban, tính đến tháng 5/2020, ĐCSTQ đã thành lập 541 Viện Khổng Tử và 1.170 Lớp học Khổng Tử tại 162 quốc gia (khu vực) trên thế giới.
Trong đó, 39 quốc gia (khu vực) tại Châu Á có 135 Viện Khổng Tử, 115 Lớp học Khổng Tử. 46 quốc gia Châu Phi có 61 Viện Khổng Tử, 48 Lớp học Khổng Tử. 43 quốc gia (khu vực) tại Châu Âu có 187 Viện Khổng Tử và 346 Lớp học Khổng Tử. 27 quốc gia ở Châu Mỹ có 138 Viện Khổng Tử, 560 Lớp học Khổng Tử. 7 quốc gia ở Châu Đại Dương, có 20 Viện Khổng Tử, và 101 Lớp Học Khổng Tử.
Báo cáo của IRSEM chỉ ra rằng Hàn Quốc và Thái Lan là những quốc gia châu Á có số lượng Viện Khổng Tử và Lớp học Khổng Tử lớn nhất. Ba quốc gia có nhiều Viện Khổng Tử nhất trên thế giới là: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Úc.
Hoa Kỳ có 75 học viện, trong đó 65 trường trực thuộc đại học và khoảng 500 phòng học Khổng Tử tính đến tháng 8/2020. Tính đến tháng 7/2019, Úc có 14 học viện và 67 Lớp học Khổng Tử. Sự mở rộng nhanh chóng này đã giúp ĐCSTQ tăng số lượng người học tiếng Trung lên gấp nhiều lần và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới.
Theo báo cáo, tại Pháp, các Viện Khổng Tử đã cho phép ĐCSTQ tăng cường ảnh hưởng của mình ở các thành phố tầm trung của Pháp, vì các Viện Khổng Tử chủ yếu nằm ở các thành phố tầm trung. Nghe nói, tại Pháp có 18 Viện Khổng Tử.
Báo cáo dẫn lời ông Gilles Guiheux, một học giả của Đại học Paris, kiêm cựu Viện trưởng Viện Khổng Tử tại Paris, nói: “Vấn đề của Viện Khổng Tử là họ truyền bá một hình ảnh sai lệch về Trung Quốc, và tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về việc này. Một số người trong cuộc ở Pháp đồng ý với quan điểm rằng, thế lực Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể ngăn chặn được.”
Ngoài ra, Viện Khổng Tử đã tăng cường sự thâm nhập của ĐCSTQ tại một số khu vực nhất định, chẳng hạn như Greenland, một quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch. Báo cáo đề cập rằng ĐCSTQ tồn tại lâu dài ở Greenland chắc chắn sẽ thâm nhập vào xã hội tại địa phương, đặc biệt là giới thượng lưu.
Báo cáo chỉ ra rằng năm 2016, Thượng Hải và thành phố Kujalleq tại Greenland (phần cực nam của lãnh thổ), đã đạt được thỏa thuận hợp tác và mở Viện Khổng Tử tại Đại học Qaqortoq vào năm 2018.
Mục tiêu của họ là đẩy nhanh sức ảnh hưởng của Bắc Kinh bằng cách nhắm vào số ít giới tinh hoa tại địa phương. Nhưng không biết vì lý do gì, dự án Viện Khổng Tử của Greenland dường như đã bị hủy bỏ.
Greenland là mục tiêu then chốt trong chiến lược toàn cầu của ĐCSTQ và là điểm dừng chính của “Con đường Tơ lụa trên băng.” Báo cáo chỉ ra rằng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền và căng thẳng với Hoa Kỳ ngày càng gia tăng, chiến lược này rõ ràng mang bản chất địa chính trị, chứ không chỉ là về kinh tế.
Tại sao ĐCSTQ lại quan tâm đến Greenland? Báo cáo chỉ ra rằng chủ yếu là vì quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên phong phú của Greenland (ví như đầu tư vào khai thác mỏ), thị trường cơ sở hạ tầng (cảng, sân bay, thủy điện, v.v.) và nghiên cứu khoa học. ĐCSTQ hy vọng sẽ thiết lập trạm nghiên cứu riêng về biến đổi khí hậu tại đây.
Về tham vọng chiến lược của ĐCSTQ đối với Greenland, tháng 2/2019, Tạp chí Phố Wall đưa tin rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo về hòn đảo này vào năm 2018. Vì họ tin rằng có một xu hướng phát triển đáng lo ngại ở khu vực Bắc Cực băng giá này. ĐCSTQ đang tìm kiếm nguồn tài trợ và xây dựng 3 sân bay, nhằm tạo cho nước này một chỗ đứng quân sự gần bờ biển Canada.
Cuối cùng, Sân bay Greenland được xây dựng bằng các khoản vay do chính phủ Đan Mạch hỗ trợ, và ĐCSTQ đã bị loại trừ.
Báo cáo của IRSEM chỉ ra rằng tất cả các Viện Khổng Tử đều có mối quan hệ hiệp đồng với ĐCSTQ. Chúng được thành lập trong các trường đại học và các tổ chức giáo dục nước ngoài khác. Điều này khiến chúng trở thành “một loại đòn bẩy đối với tổ chức chủ quản.” Báo cáo cũng trích dẫn trường hợp một Viện Khổng Tử đã cấy ghép điều cốt lõi trong chính sách giáo dục của quốc gia có mục tiêu, và gọi đây là “trường hợp độc nhất vô nhị trên thế giới.”
Báo cáo đề cập rằng một Viện Khổng Tử đã được mở trong Bộ Giáo dục tại bang New South Wales (Nouvelle-Galles du Sud), Úc. Bắc Kinh đã đặt nhân sự của mình (nhân viên tình báo tiềm năng) vào Bộ Giáo dục Úc.
Tổ chức này đã thiết lập một chương trình giảng dạy về Khổng Tử, mỗi năm chi trả ít nhất 10.000 đô la Mỹ cho các trường học trong bang (với sách giáo khoa miễn phí và các tài liệu khác), để các trường có thể cung cấp các khóa học về tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc.
Một số trường thậm chí còn cưỡng chế thực thi việc giảng dạy tiếng Trung. Điều này khiến nhiều phụ huynh bị sốc. Họ mô tả dự án này rằng: “ĐCSTQ đã thâm nhập vào hệ thống trường công lập của bang New South Wales.” Trong hoàn cảnh gây tranh cãi này, nhà nước đã kết thúc dự án nói trên vào tháng 12/2019.
Báo cáo cũng cho biết, một số quan chức đã công khai nói rằng Viện Khổng Tử có liên hệ với Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ.
Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã sử dụng các Viện Khổng Tử để tuyên truyền trên quy mô lớn và xuất khẩu tư tưởng của ĐCSTQ.
Báo cáo chỉ ra rằng khi ngày càng nhiều vấn đề xuất hiện, nhiều Viện Khổng Tử trên khắp thế giới đã phải đóng cửa. Đến tháng 7/2020, ít nhất 50 trường đại học tại 9 quốc gia/ vùng lãnh thổ, đã quyết định chấm dứt hoạt động của Viện Khổng Tử.
Ví như Đại học Bang Chicago và Pennsylvania tại Hoa Kỳ, Đại học McMaster tại Canada và Đại học Lyon tại Pháp. Từ năm 2018 đến năm 2019, Hoa Kỳ đã đóng cửa ít nhất 15 Viện Khổng Tử. Tháng 8/2019, tại New South Wales, Úc, đã thông báo rằng tất cả 13 khóa học của Viện Khổng Tử được phân bổ tại các trường công lập, đều bị đóng cửa.
Tại Đức, các trường đại học ở Dusseldorf và Hamburg, đã đóng cửa các Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường. Trong một số thành phố, gồm Ingolstadt và Göttingen, cư dân địa phương đã cùng nhau yêu cầu tập thể, nhằm chấm dứt tài trợ hoặc hợp tác với các Viện Khổng Tử tại địa phương.
Ngoài ra, để đối phó với các lệnh trừng phạt của ĐCSTQ đối với các nhà nghiên cứu và các tổ chức tư vấn của Đức (MERICS), tháng 3/2021, Đại học Trier đã thông báo đình chỉ mọi hoạt động của Viện Khổng Tử.
Báo cáo chỉ ra rằng vấn đề mà các Viện Khổng Tử mang đến, đã được tổng hợp trong một nghiên cứu rất toàn diện, do Hiệp hội các học giả Hoa Kỳ (NAS) thực hiện vào năm 2017.
Cáo buộc phổ biến nhất chống lại các Viện Khổng Tử là ĐCSTQ đã gây áp lực lên các giáo viên, nhằm tránh động chạm vào các chủ đề được coi là nhạy cảm trên giảng đường (như Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương, nhân quyền, v.v…). Đồng thời, hạn chế quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng cá nhân của giáo viên (đặc biệt là việc tu luyện liên quan đến Pháp Luân Công). Cũng như sự thiếu minh bạch về bản chất, trong mối quan hệ giữa Viện Khổng Tử và Hanban, hay các cơ quan chính phủ khác của ĐCSTQ.
Ngoài ra, tất cả các sách giáo khoa của Viện Khổng Tử, đều do các giáo viên của Hanban biên soạn và tuân theo thế giới quan của ĐCSTQ. Cuối năm 2016, Trụ sở Viện Khổng Tử tại Bắc Kinh, đã đưa ra các yêu cầu mới đối với giáo viên được tuyển dụng. Trong đó gồm “phải có phẩm chất chính trị, chuyên môn tốt và tình yêu quê hương đất nước”, đồng thời bắt đầu triển khai vào đầu năm 2017.
Bản báo cáo dẫn lời ông Trần Dụng Lâm, một cựu quan chức ngoại giao của ĐCSTQ đã đầu hàng Úc năm 2005, nói rằng có “phẩm chất chính trị tốt” nghĩa là “luôn trung thành với ĐCSTQ và không có bất kỳ thứ gì khác.”
Báo cáo cuối cùng đã đánh giá tính hiệu quả trong các hành động của ĐCSTQ, nhằm mở rộng sức ảnh hưởng của họ, và tin rằng chiến lược của ĐCSTQ đang ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
Báo cáo tin rằng kẻ thù lớn nhất của ĐCSTQ là chính họ. Hình ảnh quốc tế của ĐCSTQ gần đây đã xấu đi nghiêm trọng. Việc đảng này không được chào đón có thể làm suy yếu tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ trong tương lai, gồm cả việc đối mặt với chính người dân của nước này.
Cô Thu Mân (Doris Liu), đạo diễn người Canada gốc Hoa, từng sản xuất bộ phim tài liệu “Tên của Khổng Tử giả”, phơi bày hậu quả xấu từ việc ĐCSTQ thao túng Viện Khổng Tử.
Cô từng nói với phóng viên Epoch Times rằng từ mô hình trường học của Viện Khổng Tử, có thể thấy rằng chính quyền ĐCSTQ đã trải qua một quá trình lập kế hoạch có chủ ý, và tham khảo cách làm của một số cơ sở văn hóa và ngôn ngữ phương Tây. Nhưng họ đã chọn điều hoàn toàn trái ngược với mô hình điều hành trường học. Tức là xâm nhập vào nội bộ các cơ sở giáo dục phương Tây, thành lập học viện và gây ảnh hưởng từ bên trong.
Cổ Thanh Nhi / Epoch Times
Mời xem các bài trước:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…