Bí ẩn: Châu Phi tránh được sự càn quét của COVID-19 dù tỷ lệ tiêm chủng chưa đến 6%

Khi virus corona lần đầu tiên xuất hiện, các chuyên gia y tế lo ngại đại dịch COVID-19 sẽ càn quét châu Phi và lấy đi sinh mạng của hàng triệu người. Tuy nhiên, trong nhiều tháng qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã mô tả châu lục này là “một trong những khu vực ít bị ảnh hưởng nhất trên thế giới” trong các báo cáo hàng tuần về dịch bệnh. Với tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin chưa đầy 6%, nhưng theo dữ liệu của WHO, số ca thiệt mạng ở châu Phi chỉ chiếm 3% tổng số trường hợp tử vong trên toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở châu Mỹ và châu Âu (những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn) lần lượt là 46% và 29%. Đây là điều mà các khoa học hiện chưa thể lý giải được.

(Ảnh minh họa: Yaw Niel/Shutterstock)

Tại khu chợ trong một thị trấn nghèo bên ngoài thủ đô Harare, Zimbabwe, anh Nyasha Ndou đã cất khẩu trang trong túi, chen lấn cùng hàng trăm người không đeo khẩu trang khác để mua bán hoa quả và rau củ bày trên bàn gỗ.

Cũng như phần lớn những nơi khác của Zimbabwe, câu chuyện về virus corona đã nhanh chóng bị đẩy lùi về quá khứ, nhường chỗ cho các cuộc gặp chính trị, buổi hòa nhạc và những cuộc tụ họp gia đình.

“COVID-19 đã biến mất, lần cuối cùng bạn nghe tin có ai đó thiệt mạng vì nó là khi nào?”, Ndou nói. “Khẩu trang chỉ là để bảo vệ túi tiền của tôi. Cảnh sát đòi tiền hối lộ nên tôi sẽ mất tiền nếu không đeo khẩu trang”.

Đầu tuần qua, Zimbabwe chỉ ghi nhận 33 ca mắc COVID-19 mới và không có ca tử vong nào. Tình hình dịch bệnh cũng trở nên lắng dịu hơn trên khắp châu lục này, khu vực mà dữ liệu WHO chỉ ra rằng số ca nhiễm bệnh đã sụt giảm từ tháng 7.

Mặc dù vẫn chưa rõ con số thống kê cuối cùng do COVID-19 gây ra sẽ là bao nhiêu, nhưng kịch bản thảm khốc đó vẫn chưa thành hiện thực ở Zimbabwe và phần lớn lục địa.

Một điều gì đó “bí ẩn” đang xảy ra ở châu Phi khiến các nhà khoa học bối rối. Wafaa El-Sadr, chủ nhiệm bộ phận y tế toàn cầu tại Đại học Columbia, cho hay: “Châu Phi không có vắc-xin và các nguồn lực để chống lại COVID-19 như Châu Âu và Mỹ. Nhưng bằng cách nào đó, họ có vẻ đang ứng phó với dịch bệnh tốt hơn”.

Châu Phi là khu vực có tỷ lệ tiêm chủng chưa tới 6%. Nhưng trong nhiều tháng, WHO đã mô tả Châu Phi là “một trong những khu vực ít bị ảnh hưởng nhất trên thế giới” trong các báo cáo hàng tuần về dịch bệnh.

Một số nhà nghiên cứu cho biết dân số trẻ với độ tuổi trung bình thấp hơn nhiều so với Tây Âu, cùng với tỷ lệ đô thị hóa thấp và xu hướng dành thời gian ở ngoài trời nhiều hơn, có thể đã giúp người dân tại châu Phi tránh được sự càn quét của COVID-19.

Một số nghiên cứu đang được tiến hành để điều tra những nguyên nhân khác, bao gồm cả yếu tố di truyền hoặc tiền sử nhiễm ký sinh trùng. Hôm 19/11, các nhà nghiên cứu tại Uganda cho biết rằng họ nhận thấy ở những bệnh nhân COVID-19 có tỷ lệ phơi nhiễm với bệnh sốt rét cao, nguy cơ trở nặng hoặc tử vong thấp hơn những người ít tiền sử mắc bệnh.

Jane Achan, cố vấn nghiên cứu cấp cao tại Malaria Consortium, đồng tác giả của nghiên cứu trên, cho hay: “Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy rằng bệnh sốt rét có thể đem đến khả năng bảo vệ”. Theo Achan, điều này chỉ ra rằng khả năng việc mắc bệnh sốt rét trong quá khứ có thể “làm giảm” xu hướng hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch trên cơ thể người khi nhiễm COVID-19.

Christian Happi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gen của các Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Redeemer ở Nigeria, châu Phi, cho biết các nhà chức trách đã quen với việc hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh ngay cả khi không có vắc-xin. Bên cạnh đó, ông cũng ghi nhận vai trò của mạng lưới gồm các nhân viên y tế cộng đồng tại châu Phi.

Devi Sridhar, giáo sư về y tế công cộng tại Đại học Edinburgh, cho hay rằng các nhà lãnh đạo châu Phi không nhận được sự tín nhiệm tương xứng với động thái ứng phó nhanh chóng của mình, trong đó ông đề cập đến việc Mali đóng cửa biên giới ngay trước khi xuất hiện COVID-19.

Dữ liệu của WHO cho thấy số ca thiệt mạng ở châu Phi chỉ chiếm 3% tổng số trường hợp tử vong trên toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở châu Mỹ và châu Âu (những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn) lần lượt là 46% và 29%.

Tỷ lệ tử vong thấp khiến những người Nigeria như Opemipo Are, 23 tuổi ở Abuja, thở phào nhẹ nhõm. Cô chia sẻ: “Họ nói rằng sẽ có xác chết trên đường phố nhưng không có điều gì như vậy xảy ra cả”.

Oyewale Tomori, nhà virus học người Nigeria, thành viên một số nhóm tư vấn của WHO, cho rằng châu Phi thậm chí có thể không cần nhiều vắc-xin như các nước phương Tây. Ông cho biết rằng đó là một nhận định gây tranh cãi đang được thảo luận một cách nghiêm túc giữa các nhà khoa học tại châu Phi.

Theo AP,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

3 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

40 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

58 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago