Thế Giới

Bloomberg nêu tên 4 công ty Đài Loan nghi vấn giúp Huawei về công nghệ chip

Trong khi Mỹ đang nỗ lực hợp tác với các đồng minh để tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với ngành bán dẫn của Trung Quốc, ngày 3/10 Bloomberg tiết lộ rằng nhiều hãng công nghệ của Đài Loan đã hỗ trợ Huawei xây dựng nhà máy sản xuất chip bí mật ở Thâm Quyến.

Bloomberg nêu tên 4 công ty Đài Loan giúp Huawei xây dựng nhà máy sản xuất chip. (Nguồn: g0d4ather/ Shutterstock)

Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Bộ Thương mại Mỹ đang điều chỉnh các hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn và chip sang Trung Quốc, sớm nhất là trong tháng này sẽ thông báo các hạn chế thắt chặt hơn nữa. Một nguồn tin khác cho biết bản cập nhật này nhằm mục đích phù hợp với quy định mới của Hà Lan và Nhật Bản, nhằm hạn chế nhiều hơn nữa khả năng tiếp cận của Trung Quốc với nhiều công cụ và công nghệ sản xuất chip, đồng thời khắc phục các lỗ hổng trong các hạn chế.

Nhiều nhà phân tích chỉ ra, gần đây Huawei vừa bất ngờ ra mắt điện thoại thông minh 5G mới Mate60 Pro được trang bị bộ vi xử lý Kiroin 9000s của SMIC Trung Quốc; trong khi đó nhà chức trách Trung Quốc đã thông báo họ sẽ tăng cường đầu tư 300 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ ngành công nghiệp chip trong nước, phản ánh quyết tâm của Trung Quốc sử dụng chip nội địa để vượt qua các hạn chế công nghệ và lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ – động thái cũng đã khiến Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản và Đức áp đặt các hạn chế chặt chẽ hơn đối với các công ty công nghệ Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc điều tra của Bloomberg đã nêu tên ít nhất 4 công ty công nghệ Đài Loan có thể liên quan đến việc hỗ trợ Huawei xây dựng cơ sở hạ tầng chip. Vào tháng 8, các phóng viên của Bloomberg đã đến thăm địa điểm ở Thâm Quyến nơi Huawei dự định xây dựng một nhà máy sản xuất chip, theo đó phát hiện có nhiều nhân viên từ các công ty Đài Loan, bao gồm các công ty Topco Scientific và L&K Engineering; tại một địa điểm khác liên quan đến Huawei ở Thâm Quyến cũng phát hiện nhân viên một công ty Đài Loan khác là công ty United Integrated Services.

Ngoài ra, công ty công nghệ Đài Loan Cica-Huntek Chemical cũng tuyên bố trên trang web của họ rằng họ đã nhận được hợp đồng hệ thống cung cấp hóa chất từ ​​hai công ty Thâm Quyến, đó là PST Thâm Quyến và Pengxinwei hồi Tháng 12 năm ngoái bị Mỹ đưa vào “danh sách đen”.

Hai công ty trên đều đã bị “điểm danh” trong vấn đề xây dựng nhà máy sản xuất chip với Huawei, trong đó có một công ty vào năm ngoái đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen. Nhưng sau khi phóng viên Bloomberg hỏi thì công ty Cica-Huntek Chemical đã xóa thông tin liên quan trên trang web.

Nguồn tin cho hay, không rõ liệu sự tham gia đằng sau hậu trường của các công ty Đài Loan này có vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ hay không, vì Mỹ kiểm soát công nghệ của Huawei có nguồn gốc từ Mỹ chứ không chặn mọi giao dịch kinh doanh. Do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei rất phức tạp, nếu không biết tình hình cụ thể của các nhà cung cấp công nghệ và thiết bị thì khó xác định vấn đề có vi phạm hay không.

Bộ Kinh tế Đài Loan tuyên bố sẽ điều tra mối quan hệ giữa 4 công ty Đài Loan nêu trên liên quan đến Huawei. Bộ Thương mại Mỹ từ chối bình luận về các nhà cung cấp của Huawei, nhưng nhắc lại rằng họ đang điều tra tiến trình sản xuất chip của Huawei.

Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA), công ty United Integrated Services bị nêu tên phản hồi rằng công ty và công ty con ở Đại Lục đang kinh doanh lĩnh vực xây dựng, công ty mẹ không sản xuất hoặc xuất khẩu các sản phẩm hoặc thiết bị liên quan đến wafer nên không vi phạm quy định kiểm soát xuất khẩu. Còn công ty Topco Scientific cũng trả lời rằng tập đoàn này không cung cấp vật liệu hay thiết bị bán dẫn cho Pengxinwei mà chỉ hợp tác trong các dự án bảo vệ môi trường, vào đầu năm ngoái công ty con Topco Scientific Tô Châu (Trung Quốc) của họ đã nhận được dự án xử lý nước thải của Pengxinwei, thời điểm đó Pengxinwei chưa nằm trong “danh sách thực thể” của Mỹ. Các công ty còn lại từ chối trả lời.

Về vấn đề này, Giáo sư Li Zhongxian Khoa Kỹ thuật Điện tại Đại học Cheng Kung Đài Loan cho hay, Chính phủ Đài Loan phải xem xét rất nghiêm túc vấn đề, vì chip Trung Quốc được sản xuất với sự giúp đỡ của các công ty Đài Loan trong tương lai có thể được sử dụng trong tên lửa nhằm vào người dân Đài Loan. Ông kêu gọi Đài Loan tăng cường hạn chế đối với các công ty địa phương hỗ trợ Huawei vì nó liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia.

Điện thoại Mate60 của Huawei có chip 14nm không?

Kể từ năm 2019, Huawei đã bị ảnh hưởng bởi hàng loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt của Mỹ, khiến sản phẩm điện thoại thông minh của hãng này đã quay trở lại với công nghệ 4G. Nhưng tháng 8 năm nay, Huawei bất ngờ tung ra điện thoại di động Mate60 Pro được trang bị bộ vi xử lý Kirk 9000s mà hãng này cho hay tự phát triển, tuyên bố rằng tốc độ cũng như chức năng của Mate60 Pro tương đương với điện thoại di động 5G phổ thông. Nhiều nghi vấn liệu Huawei có thực sự đủ năng lực sản xuất chip?

Tờ SCMP đưa tin, sau khi ra mắt loạt điện thoại di động Mate60, Huawei và SMIC vẫn kín tiếng về hệ thống trên chip (SoC) do Trung Quốc sản xuất được sử dụng trong điện thoại di động, nhưng điều này không thể ngăn chặn lòng nhiệt thành yêu nước tràn ngập mạng xã hội Trung Quốc.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Minatake Mitchell Kashio của Fomalhaut Techno Solutions (công ty nghiên cứu tháo gỡ có trụ sở tại Tokyo) cho biết, sau khi tháo dỡ điện thoại di động Huawei, ông tin rằng chip Kirin 9000S là sản phẩm của quy trình 14nm của SMIC, nhờ công nghệ riêng đã giúp hiệu suất chip được cải thiện nâng cao đến gần quy trình chip 7nm.

Theo nguồn tin, một chuyên gia giấu tên của Tập đoàn Công nghệ NAURA Trung Quốc tiết lộ rằng nhiều chuyên gia trong ngành bán dẫn tin SMIC Trung Quốc không có khả năng sản xuất chip 7nm.

Phó chủ tịch Paul Triolo phụ trách chính sách khoa học công nghệ tại Tập đoàn Albright Stonebridge (Mỹ) cũng chỉ ra rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đã gây khó khăn cho các nhà máy sản xuất chip Trung Quốc như SMIC trong việc có được thiết bị chip tiên tiến từ Mỹ và các đồng minh.

Theo một bài viết trên trang công nghệ WccfTech, một số bài kiểm tra cơ bản đối với điện thoại Mate60 của Huawei cho thấy chip do SMIC Trung Quốc sản xuất bằng máy chiếu tia cực tím sâu (DUV) có hiệu suất của chip 7nm, nhưng do lệnh cấm của Mỹ khiến họ không thể mua các máy phát tia cực tím (EUV) tiên tiến từ ASML của Hà Lan nên có thể khiến chip sản xuất tại Trung Quốc khó vượt qua trần 7nm.

Giai Kỳ

Published by
Giai Kỳ

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

41 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

1 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

3 giờ ago