Thế Giới

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines xác định Biển Đông là “vấn đề sống còn”

Tờ Financial Times của Anh đưa tin trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro cho biết, Philippines đang phải đối mặt với một “vấn đề mang tính sống còn” trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc. Mặc dù phải liên tiếp đối mặt với sự bắt nạt của Trung Quốc, Philippines vẫn sẽ khẳng định chủ quyền của mình ở biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro. (Ảnh:  PICRYL)

Với những xích mích thường xuyên giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro đã xác định tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông là một “vấn đề mang tính sống còn” đối với Philippines.

Khi gặp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam hôm thứ Ba (11/6), tân Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm cũng tuyên bố, Trung Quốc cần tôn trọng quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông.

Khi xích mích giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông tiếp tục leo thang, vào tháng trước, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã cảnh báo rằng nếu một công dân Philippines thiệt mạng do “hành động cố ý” của Trung Quốc ở Biển Đông, đây sẽ được coi là một hành động gần với chiến tranh.

Theo các báo cáo trước đây của đài này, xích mích gần đây nhất giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông xảy ra vào tháng trước. Khi đó, vì mắc bệnh, một binh sĩ Thủy quân lục chiến Philippines cần được đưa ra khỏi Bãi cạn Thomas 2 (Trung Quốc gọi là bãi Nhân Ái/Ren Ai), một hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông.

Mặc dù Philippines đã thông báo trước cho Trung Quốc về tình hình liên quan, nhưng tàu Philippines chở bệnh binh vẫn bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc chặn lại và cố tình đâm vào.

Phản ứng trước vụ việc, Philippines đã lên án hành động của Trung Quốc là “man rợ và vô nhân đạo”. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc của Philippines và ám chỉ Philippines đang vận chuyển trái phép vật liệu xây dựng đến các tàu chiến mắc cạn với danh nghĩa sơ tán nhân viên.

Để giành lợi thế trong cuộc tranh chấp chủ quyền kéo dài, Philippines đã cố tình đưa tàu chiến BRP Sierra Madre vào bãi cạn Thomas 2 vào năm 1999.

Khi các tàu chiến ngày càng bị phong hóa và xuống cấp, môi trường sống trở nên vô cùng nghèo nàn, Philippines cần phải dựa vào việc vận chuyển vật tư thường xuyên và gia cố các thân tàu đổ nát.

Tờ Financial Times chỉ ra rằng, trước cáo buộc của Trung Quốc, rằng Philippines đang bí mật sửa chữa tàu và tiếp tục cho tàu mắc cạn trái phép, Bộ trưởng Teodoro từ chối tiết lộ liệu Philippines có tiến hành sửa chữa tàu hay không. Ông cho biết, Trung Quốc không có quyền chỉ đạo Philippines cách hành động trong phạm vi quyền tài phán của Philippines.

Ngoài ra, ông Teodoro cũng nói với Financial Times, rằng mặc dù Philippines không muốn leo thang căng thẳng ở Biển Đông nhưng nước này dự đoán “hành vi côn đồ” của Trung Quốc sẽ vẫn tiếp diễn.

Đồng thời, chính quyền Bắc Kinh cũng chưa thể hiện ý định đàm phán. Chính quyền Manila (thủ đô của Philippines) cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục bắt ép Philippines phải phục tùng, nhưng nước này không đồng tình với hành động trên.

Tân Chủ tịch nước gặp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và nhắc lại sự tôn trọng quyền và lợi ích của nhau ở Biển Đông

Hôm thứ Ba (11/6) tân Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, ông Hùng Ba (Xiong Bo). Tại cuộc họp, ông cho biết việc tăng cường quan hệ Trung Quốc-Việt Nam là ưu tiên hàng đầu của chính phủ, nhưng hai nước cần tôn trọng quyền và lợi ích hàng hải của nhau.

Trung Quốc và Việt Nam cũng có mâu thuẫn lâu dài về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Xung đột mới nhất xảy ra hôm thứ Năm tuần trước (6/6).

Khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã đưa ra lời lên án công khai hiếm hoi về tàu khảo sát hải quân Trung Quốc “Hải Dương 26” hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bà chỉ ra rằng Việt Nam quan ngại sâu sắc về việc này, kiên quyết phản đối, đồng thời yêu cầu tàu “Hải Dương 26” chấm dứt ngay các hoạt động điều tra trái pháp luật, và không được phép tái phạm. Bà cho rằng trước đây Việt Nam cũng đã thông qua nhiều biện pháp ngoại giao yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động tương tự.

Mặc dù không trực tiếp nêu tên vụ việc xảy ra vào tuần trước trong cuộc gặp hôm thứ Ba (6/6), nhưng Chủ tịch nước Tô Lâm nói với ông Hùng Ba, rằng hai nước nên thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận song phương, kiểm soát và giải quyết tốt hơn những khác biệt trên biển. Hai bên cũng cần tích cực tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế.

Theo RFA

Published by
Theo RFA

Recent Posts

Xe đưa đón cán bộ từ Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu đến TP.HCM không có khách

Nhằm đưa đón đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, TPHCM đã triển khai…

24 phút ago

Vụ cháy ở Hưng Yên làm 6 người chết: Khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can

Công an tỉnh Hưng Yên bắt tạm giam Nguyễn Văn Hàng và Trịnh Đình Hiếu…

24 phút ago

Cá voi săn mồi tại Gia Lai và Đắk Lắk thu hút người dân, du khách

Cá voi Bryde liên tục xuất hiện săn mồi tại vùng biển Gia Lai và…

24 phút ago

Bắt giám đốc trung tâm pháp y tâm thần nhận hối lộ để làm sai lệch hồ sơ

Công an TP Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam giám đốc và hai cán…

25 phút ago

Tổng thống Trump ra chỉ thị cứng rắn đối với Cuba

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 30/6 vừa qua đã ký một chỉ thị áp…

5 giờ ago

Tin tặc nghi liên quan tới Iran đe dọa tiết lộ email của chính phủ Mỹ

Nhóm tin tặc "Robert" nghi có liên quan Iran đã tiến hành đe dọa công…

5 giờ ago