Quốc hội Bulgaria (bun-ga-ri) đã thông qua bản sửa đổi Đạo luật Giáo dục quốc gia, theo đó sẽ cấm việc thúc đẩy các mối quan hệ hoặc khuynh hướng tình dục “phi truyền thống” (đồng tính), cũng như chuyển giới trong các trường học hoặc trường mẫu giáo.
Động thái này, được hầu hết các nhà lập pháp trong Quốc hội Bulgaria ủng hộ, đã gây ra sự phẫn nộ của các nhóm ủng hộ LGBT tại nước này và trong EU – những người đang yêu cầu Brussels “hành động” để chống lại Sofia.
Theo phương tiện truyền thông địa phương, dự luật đã được thông qua vào thứ Tư trong 2 lần đọc sau 4 giờ tranh luận gay gắt. Trong lần đọc thứ hai và cũng là lần cuối cùng, 135 thành viên Quốc hội ủng hộ luật này trong khi 57 người bỏ phiếu chống và 8 người bỏ phiếu trắng.
Bản sửa đổi do Đảng Revival theo chủ nghĩa dân tộc đưa ra, đã được hầu hết các đảng trong cơ quan lập pháp chấp thuận, bao gồm cả đảng trung hữu GERB-SDS, Đảng Xã hội Bulgaria cánh tả và hầu hết các thành viên DPS trung dung.
Đảng tự do PP-DB là đảng duy nhất trong Quốc hội bỏ phiếu chống lại bản sửa đổi này.
Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương, bản sửa đổi này cấm “tuyên truyền, phổ biến và xúi giục” mọi ý tưởng liên quan đến “khuynh hướng tình dục phi truyền thống hoặc xác định bản dạng giới khác với giới tính sinh học”.
Bộ luật định nghĩa khuynh hướng tình dục phi truyền thống là bất kỳ điều gì “khác với” sự hấp dẫn của người khác giới.
Ông Kostadin Kostadinov, lãnh đạo Đảng Revival, tuyên bố rằng hệ tư tưởng LGBT là “không nhân đạo” và “phản nhân loại” khi “khuyến khích” các mối quan hệ phi truyền thống trong trường học.
Nghị sĩ DPS Yordan Tsonev cho biết “không có chỗ” cho nền giáo dục như vậy trong trường học, khẳng định dự luật không liên quan gì đến sự không khoan dung, trong khi cựu Bộ trưởng Giáo dục Bulgaria Krasimir Valchev cho biết trẻ em “không nên chịu những ảnh hưởng như vậy”.
Trong khi đó, Nghị sĩ Yavor Bozhankov của Đảng PP-DB coi sửa đổi này là sự thể hiện “chủ nghĩa dân túy trước bầu cử” và “sự kỳ thị người đồng tính xấu xí” thúc đẩy sự chia rẽ trong xã hội. Ông cũng chỉ trích Revival là Đảng “thân Nga”.
Những người chỉ trích dự luật này cũng đề cập đến một đạo luật tương tự ở Nga, “Thật đáng lo ngại khi thấy Bulgaria áp dụng các thủ thuật từ kịch bản chống nhân quyền của Nga”, nhóm vận động LGBT trên toàn EU – ‘Forbidden Colors’ – cho biết.
‘Forbidden Colors’ coi luật này là “một cuộc tấn công trực tiếp vào nhân quyền cơ bản của những người LGBTIQ+, đặc biệt là trẻ em”.
Tổ chức này cũng tuyên bố rằng cách diễn đạt của dự luật gợi nhớ đến các luật tương tự được thông qua ở Nga vào năm 2013 và ở Hungary vào năm 2021, và kêu gọi Brussels “hành động quyết liệt” chống lại Bulgaria.
Hôm 20/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố Nga thực sự khoan dung đối với những người có xu hướng tình dục “phi truyền thống” miễn là họ không nhắm mục tiêu vào trẻ em hoặc phô trương sở thích của họ. Phát biểu được đưa ra tại diễn đàn “Những ý tưởng mạnh mẽ cho Thời đại Mới” – một sự kiện thường niên do Cơ quan Sáng kiến Chiến lược được nhà nước Nga hậu thuẫn tổ chức.
“Chúng tôi khá khoan dung đối với những người có xu hướng tình dục phi truyền thống. Chúng tôi chỉ là không tung hô xu hướng đó và chúng tôi không tin việc khoe khoang điều đó là đúng. Hãy để mọi người, những người lớn, sống như họ muốn. Không ai giới hạn họ trong bất kỳ điều gì”. Đồng thời ông Putin giải thích, chỉ có một số quy tắc hạn chế cộng đồng LGBT ở Nga.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo Nga cảnh báo: “Đối với trẻ em, tôi đã nói nhiều lần: ‘Đừng động vào bọn trẻ’. Chỉ vậy thôi. Đây là điều đầu tiên. Và điều thứ hai là, chúng ta, trên hết, là một nhà nước được dẫn dắt bởi các giá trị truyền thống”.
Trong vài năm qua, Nga đã dần dần thắt chặt luật pháp nhằm chống lại sự lây lan của cái mà nước này gọi là “hệ tư tưởng LGBT”. Động thái này bắt đầu vào vào năm 2013 khi việc phổ biến tuyên truyền LGBT đối với trẻ vị thành niên bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Lệnh cấm này đã được củng cố vào tháng 12/2022, khi luật mới áp dụng các khoản tiền phạt lớn đối với bất kỳ ai bị kết tội quảng bá “quan hệ tình dục phi truyền thống”, ấu dâm, và chuyển giới đối với trẻ vị thành niên cũng như đối với người lớn.
Cuối năm ngoái, Tòa án Tối cao Nga đã đặt “phong trào công khai LGBT quốc tế” ra ngoài vòng pháp luật và coi phong trào này là một tổ chức cực đoan. Lệnh cấm xuất phát từ vụ kiện do Bộ Tư pháp Nga đệ trình, yêu cầu tòa án tối cao ban hành lệnh cấm như vậy. Bộ Tư pháp Nga lập luận rằng phong trào này đã tham gia vào “các hoạt động kích động sự bất hòa xã hội và tôn giáo” cũng như thể hiện “những đặc điểm cực đoan” không xác định.
Việc Nga chỉ định phong trào LGBT là tổ chức cực đoan đã bị nhiều tổ chức nhân quyền ở phương Tây chỉ trích gay gắt, cáo buộc lệnh cấm này là “vô lý” và mơ hồ, đồng thời gây ra tác động “thảm họa” đối với cộng đồng LGBT ở Nga. Bất kỳ tổ chức nào bị Nga đưa vào danh sách “các tổ chức cực đoan” sẽ dẫn đến việc tất cả các hoạt động của họ bị cấm và tất cả các biểu tượng liên quan của họ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Hồi tháng 9/2023, nữ Tổng thống đầu tiên của Hungary, bà Katalin Novak, một nhà kinh tế học và mẹ của 3 con, đã tuyên bố bản ‘tuyên ngôn’ 12 điểm tại Hội nghị thượng đỉnh về Nhân khẩu học của Hungary, ủng hộ gia đình, bảo vệ quyền cha mẹ, phản đối xu hướng chuyển giới, đồng tính và phản truyền thống woke đang nổi lên ở phương Tây.
“Những người sinh ra như con gái phải được nuôi dạy lớn lên như con gái, và con trai [nên được nuôi lớn] như con trai,” điểm thứ 2 trong tuyên ngôn viết, khẳng định rõ ràng giá trị quan truyền thống của bà.
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…