Thế Giới

Canada trừng phạt 8 quan chức cấp cao Trung Quốc vào Ngày Nhân quyền Thế giới 10/12

Ngày Nhân quyền Thế giới vừa qua (10/12), Canada tuyên bố trừng phạt 8 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Những quan chức này bị cáo buộc vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của các nhóm như Pháp Luân Công, người Tân Cương và người Tây Tạng. Ngoại trưởng Canada Melanie Joly kêu gọi nhà chức trách Trung Quốc ngừng các hành động đàn áp có hệ thống đối với các nhóm này, và thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế.

Ngoại trưởng Canada Melanie Joly. (Ảnh: World Economic Forum / Ciaran McCrickard/ Flickr CC)

Bộ Ngoại giao Canada cho biết trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Melanie Joly hôm thứ Ba (10/12) đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 8 quan chức cấp cao của ĐCSTQ (gồm đang tại nhiệm và đã nghỉ hưu), liên quan đến vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc.

Tuyên bố cho biết, các biện pháp trừng phạt được công bố hôm thứ Ba nhằm vào cuộc đàn áp do ĐCSTQ hậu thuẫn, nhắm vào các dân tộc thiểu số và tôn giáo ở Trung Quốc, bao gồm các dân tộc thiểu số ở Tân Cương và Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Công.

“Dịp chúng tôi kỷ niệm Ngày Nhân quyền Thế giới 10/12, Canada tiếp tục lên án các vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Kể từ năm 2017 đã có báo cáo rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giam giữ tùy tiện hơn một triệu người ở Tân Cương, nhiều người trong số họ bị giam giữ trong các trại giam và phải hứng chịu tình trạng bị bạo lực tâm lý, thể chất và tình dục, Canada quan tâm sâu sắc đến các báo cáo này,” tuyên bố cho biết, “Người Tây Tạng cũng đã bị ĐCSTQ vi phạm nhân quyền – bao gồm lao động cưỡng bức, giam giữ tùy tiện và hạn chế quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, ngôn luận, đi lại và liên kết thành tổ chức”.

“Từ năm 1999 ĐCSTQ đã cố gắng tiêu diệt các nhóm tu luyện Pháp Luân Công trong nước thông qua các vụ bắt giữ tùy tiện, lao động cưỡng bức và tra tấn,” tuyên bố cho biết, “Canada tiếp tục bày tỏ quan ngại về các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc (ĐCSTQ) và kêu gọi Chính phủ Trung Quốc thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế, bao gồm cả nghĩa vụ đảm nhận tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc”.

Tài sản của những người bị trừng phạt sẽ bị đóng băng; người Canada bị cấm thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tài sản hoặc cung cấp dịch vụ tài chính hoặc liên quan cho những người đó.

Tháng 7 năm nay trong chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Melanie Joly của Canada đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, và cũng nêu vấn đề nhân quyền, chứ không chỉ thảo luận về quan hệ Canada – Trung Quốc, các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực phức tạp.

Các cựu quan chức và đang tại nhiệm của ĐCSTQ bị Canada trừng phạt vào Ngày Nhân quyền Thế giới bao gồm:

Trần Toàn Quốc: 69 tuổi, cựu Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương và cựu Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tây Tạng;

Erkin Tuniyaz: 63 tuổi, Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương;

Shohrat Zakir: 71 tuổi, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Bành Gia Thụy: 63 tuổi, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương;

Ngô Anh Kiệt: 68 tuổi, cựu Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tây Tạng;

Hoắc Lưu Quân: 64 tuổi, cựu Bí thư Đảng ủy Sở Công an Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương;

Trương Hồng Ba: 59 tuổi, Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng, Bí thư Đảng ủy Sở Công an Tây Tạng;

Vưu Quyền: 70 tuổi, cựu Bộ trưởng Mặt trận Thống nhất.

Trần Toàn Quốc đã bị Mỹ trừng phạt vào tháng 7/2020 vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của ông ta. Ông Trần đã sử dụng các thủ đoạn hà khắc “duy trì ổn định” khi cai trị Tây Tạng. Sau khi nhậm chức ở Tân Cương, ông ta đã mở rộng các trại tập trung và giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ.

Theo trang Minghui.org, Tân Cương do ông Trần Toàn Quốc lãnh đạo đã thiết lập một mạng lưới giám sát nghiêm ngặt, lắp đặt một lượng lớn camera, máy quét khuôn mặt. Dữ liệu cho thấy trong năm 2017, ngay sau khi ông này nhậm chức, Tân Cương đã chi 9,1 tỷ USD cho “duy trì ổn định”, tăng 92% so với năm 2016.

Ông Trần Toàn Quốc phớt lờ Hiến pháp và luật pháp, dùng văn kiện của ĐCSTQ làm cơ sở thực thi pháp luật, từ đó đã bắt giữ rất nhiều học viên Pháp Luân Công và người dân đi kiện tụng bảo vệ quyền lợi. Tân Cương dần trở thành một nhà tù lớn kể từ khi ông này lên nắm quyền, các học viên Pháp Luân Công cũng bị bức hại chưa từng có. Hầu như tất cả các học viên Pháp Luân Công ở Tân Cương hoặc bị giam giữ bất hợp pháp, hoặc bị hạn chế tự do cá nhân, hoặc bị buộc phải lang thang bên ngoài. Một số bị tra tấn, thậm chí cả người già cũng không được tha.

Ngô Anh Kiệt trong danh sách trừng phạt của Canada, cũng bị Mỹ trừng phạt vào tháng 12/2022. Theo trang Minghui.org, các học viên Pháp Luân Công đã bị đàn áp nghiêm trọng trong nhiệm kỳ Ngô Anh Kiệt làm Bí thư Đảng ủy Tây Tạng từ năm 2016 – 2021.

Trương Đình

Published by
Trương Đình

Recent Posts

Lâm Đồng sẽ sáp nhập 10 sở thành 5 sở

Lâm Đồng sẽ sáp nhập 10 sở thành 5 sở, kết thúc hoạt động đối…

42 phút ago

Đến năm 2069, tỷ lệ tăng dân số bình quân Việt Nam sẽ về 0

Tỷ lệ gia tăng dân số Việt Nam liên tục giảm từ 1,7% (năm 1999)…

3 giờ ago

Gần 20 nạn nhân được giải cứu khỏi đường dây mua bán dâm cho người TQ tại Lào

Đường dây mại dâm xuyên biên giới vừa bị phá. Trong đó, bé gái 15…

3 giờ ago

Zelensky gạt bỏ đề xuất ngừng bắn và trao đổi tù binh dịp lễ Giáng sinh

Bằng lời lẽ trào phúng, Tổng thống Ukraine Zelensky đã gạt bỏ thỏa thuận ngừng…

3 giờ ago

Hải Phòng: Nữ học sinh lớp 8 nghi rơi từ tầng cao, tử vong trong trường

Giữa giờ nghỉ trưa, một học sinh lớp 8, học lực giỏi tại Thủy Nguyên…

4 giờ ago

Thủ tướng Hungary Orban điện đàm với ông Putin sau cuộc gặp với ông Trump

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã thảo luận về…

4 giờ ago