Chế độ dân chủ trong quá khứ và hiện tại (Phần 2)

Mời xem thêm Phần 1 tại đây.

Núi Rushmore nổi tiếng của Mỹ, từ trái qua phải là các cựu Tổng thống Mỹ: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. (Ảnh: Jess Kraft / Shutterstock).

Không có thể chế hoàn hảo, động lực đằng sau mỗi thể chế

Loài người bước đến ngày hôm nay đã trải qua xã hội độc tài và xã hội dân chủ, cùng nhau trải nghiệm nền dân chủ cổ điển, cũng như nền dân chủ hiện đại. Khi chúng ta lún sâu vào cuộc tranh luận xem thể chế nào tốt và thể chế nào xấu, thì lịch sử đã cho chúng ta biết rằng mọi thể chế đều có ưu và nhược điểm.

Dưới chế độ chuyên quyền, từng có những bậc minh quân như vua Đường Thái Tông, và vua Louis XIV. Nhưng tương ứng, có những bạo chúa như Kiệt, Trụ và Nero. Theo thể chế dân chủ cổ điển, một người giống như Aristides sẽ bị trục xuất. Nhưng tương ứng, các thành bang Hy Lạp đã sử dụng thể chế này để tồn tại trong suốt thời kỳ hoàng kim hơn 200 năm của mình.

Trong hệ thống dân chủ hiện đại, lấy nước Mỹ hiện đại làm ví dụ, một tổng thống tốt như ông Reagan đã được bầu. Nhưng tương ứng, những Tổng thống như ông Obama và ông Biden, những người thích để nam và nữ dùng chung nhà vệ sinh, cũng được bầu.

Cùng là một thể chế, chúng vừa có ưu điểm, lại vừa có nhược điểm. Điều này cho thấy bản thân thể chế không phải là tất cả. Ngược lại còn có những yếu tố ảnh hưởng đến thể chế, mà chúng ta gọi là thời và thế.

Thời và thế là môi trường khách quan. Bất kỳ chế độ nào cũng có môi trường xã hội và nhu cầu sinh tồn của riêng của nó, tùy thời mà sinh, mà diệt. Nhưng chính vì điều này, một khi thời thế qua đi, thì thể chế thực dụng nào cũng sẽ trở nên lỗi thời, thể chế cao minh nào rồi cũng sẽ bộc lộ những nhược điểm của nó.

Thời thế và con người cũng là những yếu tố chủ quan. Nói cách khác, thể chế là một công cụ, và công cụ đó phải do con người thiết kế và con người thực hiện. Do vậy nó phải chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan khác nhau như tri thức, trí tuệ, quan niệm của con người. Do đó, cùng một thể chế nhưng sẽ khác nhau vì bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện khác nhau của mọi người. Cùng một chế độ, nhưng những người thực thi khác nhau, cũng sẽ dẫn đến những hiệu quả khác nhau.

Tuy nhiên, giữa muôn vàn nhân tố được quy về điều kiện khách quan, thì trong thiên thời không có gì quan trọng hơn chuẩn mực đạo đức xã hội. Giữa muôn vàn nhân tố được quy về điều kiện khách quan, thì trong nhân tố con người, không có gì quan trọng hơn đạo đức cá nhân, trực tiếp giúp thực thi chế độ.

Điều này đã liên tục được chứng thực trong lịch sử thay đổi thể chế của loài người. Cụ thể như, hệ thống khoa cử của triều đình, ban đầu rất lỏng lẻo và không có nhiều quy định chặt chẽ. Sau đó, để ngăn chặn việc chấm thi không công bằng, một hệ thống giấu tên tương ứng đã được thiết lập, để che đi các thông tin như tên, quê quán và các thông tin khác của thí sinh.

Khi đạo đức không tốt thì sẽ có những chính sách và biện pháp đối phó. Kẻ gian lận cũng có thể nhận dạng thí sinh thông qua chữ viết tay, vì vậy người ta đã phát minh ra chế độ chép bài thi. Tức là nội dung của bài thi do quan niêm phong sao chép lục, rồi mới được gửi đi chấm thi.

Tuy nhiên, thí sinh vẫn có thể tiếp xúc với giám khảo, nhờ vả giúp đỡ. Thế là lại xuất hiện thể chế khóa cổng trường thi. Tức là, ngay sau khi giám khảo nhận nhiệm vụ, ông ấy sẽ bước vào trường thi. Trong thời gian đó, họ sẽ đóng cửa không tiếp khách, cho đến khi đăng tên lên bảng vàng mới được phép rời đi.

Từ đó chúng ta có thể thấy rõ rằng quá trình “phát triển” của thể chế, suy cho cùng, thực chất là một quá trình không ngừng lấp đầy những lỗ hổng đạo đức. Nói cách khác, yếu tố thực sự ảnh hưởng và quyết định đến thể chế là đạo đức.

Đến đây, kết luận thứ ba của chúng ta là không có thể chế nào hoàn hảo trên thế giới này. Thể chế có thể thay đổi theo thời gian. Khi thể chế xuất hiện nó cũng sẽ biểu hiện khác nhau do mỗi người. Khi thể chế nảy sinh vấn đề, cần phải xem xét cả nhân tố thiên thời và con người đã ảnh hưởng đến thể hệ đó, mới có thể được giải quyết gốc rễ của vấn đề.

Trong yếu tố thời thế và con người, đạo đức lại là nhân tố lớn nhất. Những thay đổi của thể chế đều được thúc đẩy bởi các tình huống đạo đức. Do đó, khi thể chế xuất hiện vấn đề, nhất định phải suy xét trên bình diện đạo đức và tìm kiếm một giải pháp căn bản, thay vì chỉ thảo luận vấn đề về bản thân chế độ đó.

Nền dân chủ Hoa Kỳ và chế độ độc tài Cộng sản Trung Quốc

John Adams, người cha lập quốc của Hoa Kỳ từng nói: “Hiến pháp Hoa Kỳ được xây dựng chỉ dành cho những người có đạo đức và tín ngưỡng tôn giáo.” Do đó, một khi đạo đức sụp đổ, thể chế và luật pháp của Hoa Kỳ cũng sẽ tê liệt và mất hiệu lực. Ngày nay, dự đoán của Adams đã trở thành sự thật. Thể chế dân chủ của Hoa Kỳ đã trở thành công cụ để trục lợi cá nhân trong tay một số kẻ vô đạo đức. Khi thất vọng, mọi người bất giác than thở về sự khác biệt giữa dân chủ và chế độ chuyên quyền. Một số người so sánh sự hỗn loạn ở Hoa Kỳ với sự hỗn loạn ở Trung Quốc ngày nay.

Đúng là chúng ta có thể nói rằng sự hỗn loạn ở Hoa Kỳ và sự hỗn loạn ở Trung Quốc không chỉ giới hạn ở vấn đề thể chế, mà còn liên quan đến sự băng hoại về đạo đức. Nhưng hai thể chế này khác nhau. Nếu sự băng hoại đạo đức ở Hoa Kỳ là một quá trình khá tự nhiên, thì sự băng hoại đạo đức ở Trung Quốc lại được thúc đẩy một cách nhân tạo. Ngay từ đầu, điều này đã được cố ý tạo ra.

Người thúc đẩy điều này chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với tư cách là chính đảng cầm quyền. Về mối quan hệ giữa ĐCSTQ và đạo đức, nếu nói rằng ĐCSTQ thúc đẩy chuyên chế, do đó làm băng hoại đạo đức, chi bằng nói rằng ĐCSTQ phải thực hành chuyên chế vì muốn tiêu diệt đạo đức.

Chính vì đặc điểm tà ác của chế độ ĐCSTQ là sự tà ác từ trong bản chất tiên thiên ngay từ khi nó ra đời. ĐCSTQ tồn tại nhằm mục đích hủy hoại đạo đức, mọi biểu hiện của nền bạo quyền chỉ là phương tiện để hủy hoại đạo đức.

Nhìn lại 70 năm độc tài và giết người của ĐCSTQ, trong quá trình này, mọi thứ có thể sử dụng đều được ĐCSTQ tận dụng tối đa. Ví dụ, chính phủ giả của ĐCSTQ có tên “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. ĐCSTQ cũng tự xưng là nền “Cộng hòa”. Để đạt được mục đích này, ĐCSTQ cũng thành lập “Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc”, và gọi nó là “sự hợp tác đa đảng”.

ĐCSTQ cũng tự xưng một cách giả dối là nền dân chủ, là “Chế độ độc tài dân chủ nhân dân.” Vì lý do này, ĐCSTQ đã thành lập “Đại hội đại biểu nhân dân”, nghiễm nhiên trở thành nền dân chủ đại diện. Cuối cùng, mặc dù ĐCSTQ không mang danh chuyên quyền, nhưng trên thực tế ĐCSTQ lại rất chuyên quyền. Do đó, các hình thức dân chủ, cộng hòa và chuyên quyền khác nhau đã đạt được “sự thống nhất hài hòa” trong ĐCSTQ.

Như đã đề cập trong phần trước, trên thế giới này không có chế độ nào hoàn hảo. Bất kỳ chế độ nào cũng đều có thể được sử dụng để hành ác trong tay những kẻ vô đạo đức. Điểm đặc biệt của chế độ Cộng sản Trung Quốc là phát huy tối đa mặt tiêu cực của nhiều thể chế khác nhau và không tiếc công sức hành ác từ đầu chí cuối, chứ không phải vì hành thiện.

Khi cần sử dụng một cuộc cách mạng bạo lực, nhằm phủ nhận quyền tư hữu và phá hủy trật tự xã hội nguyên thủy, ĐCSTQ sử dụng ngọn cờ dân chủ, phát động dân chủ cơ sở và dân chủ đám đông. Khi cần thu phục tất cả các đảng phái và giai cấp để có thể  tồn tại trong cuộc khủng hoảng vong đảng, ĐCSTQ đề xuất “can đảm hô ứng, vinh nhục cùng hưởng”, như thể muốn quản lý đất nước cùng với tất cả các đảng phái và giai tầng trong sự hòa bình.

Khi giang sơn đã ngồi vững, cần củng cố quyền lực, ĐCSTQ lại sử dụng bộ phận tập trung quyền lực của hệ thống chuyên quyền. Nhưng hoàn toàn từ bỏ quy phạm đạo đức mà những người cai trị trong thời đại chuyên quyền phải tuân theo. Trong mắt ĐCSTQ, mọi thứ chỉ là “công cụ lợi dụng” mà thôi.

Sự hỗn loạn ở Hoa Kỳ giống như tiến trình của một sinh mệnh, mạnh khỏe rồi suy vong. Trong khi ĐCSTQ lại giống như sự tồn tại của một chủng virus. Những gì nó thể hiện là một quá trình hoàn toàn tà ác. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa sự hỗn loạn ở Hoa Kỳ và sự hỗn loạn ở Trung Quốc. Tóm lại, sự hỗn loạn ở Trung Quốc nằm trong tay ĐCSTQ.

Dùng thể chế bù đắp đạo đức hay dùng đạo đức bù đắp thể chế

Vậy, làm thế nào chúng ta mới có thể thoát ra khỏi sự hỗn loạn này? Bất cứ khi nào đạo đức băng hoại, thì thể chế vốn được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức ban đầu, sẽ ứng phó rất yếu ớt, và mọi người nói rằng nó không hoàn thiện. Kết quả là, người ta sẽ tiếp tục thắt chặt thể chế, nhằm thích nghi với môi trường phức tạp hơn sau khi đạo đức xuống dốc, và gọi đó là sự “hoàn thiện” của thể chế. Cách tiếp cận này suy cho cùng, là dùng thể chế để bù đắp cho những khoảng trống đạo đức.

Tuy nhiên, thể chế là thứ hữu hình, đạo đức lại là thứ vô hình. Thứ hữu hình phải có giới hạn, và điều vô hình phải là vô hạn. Đi từ cái hữu hạn đến cái vô hạn đương nhiên sẽ thu được rất ít tác dụng. Kết quả là thể chế dù chặt chẽ đến đâu, cũng vẫn có những kẽ hở, khoảng trống và những mảng xám không thể che lấp. Điều mà những thể chế này không thể che lấp là khoảng trống đạo đức.

Thể chế hiện tại liên tục trở nên phức tạp hơn trong quá trình được gọi là hoàn thiện của nó. Nhưng khoảng trống đạo đức vẫn chưa được lấp đầy. Khi đó, con người sẽ bị bóp nghẹt bởi thể chế ngày càng phức tạp, và họ sẽ đi đến bước đường cùng, khi tự mua dây buộc mình. Chỉ có điều tất cả những thay đổi này cần một thời gian dài như một quá trình. Trong quá trình này con người khó có thể nhận thức được những hạn chế trong việc bù đắp đạo đức của thể chế đó.

Ngược lại, khi con người có thể giải quyết một số vấn đề tạm thời bằng cách hoàn thiện thể chế trong một thời gian ngắn, họ thậm chí sẽ tự mãn về nó. Do đó họ ngày càng đánh giá quá cao vai trò điều tiết của thể chế, và ngày càng coi nhẹ tầm quan trọng của đạo đức.

Tuy nhiên, khi quá trình này, càng về cuối, mọi người sẽ thấy rằng vai trò điều tiết của thể chế ngày càng nhỏ. Mặc dù thể chế mới có thể giải quyết một số vấn đề, nhưng nó sẽ luôn tạo ra nhiều vấn đề mới hơn. Sự hỗn loạn của nền dân chủ ở Hoa Kỳ ngày nay chính là bởi sự tuột dốc của đạo đức xã hội, vai trò điều tiết của thể chế dân chủ cũng đã chấm dứt.

Nhưng không phải con người không có lối thoát. Hãy làm ngược lại. Không phải mù quáng dùng thể chế khắt khe để lấp những lỗ hổng đạo đức, mà là nâng cao đạo đức để lấp đầy những lỗ hổng trong thể chế. Đây mới là cách giải quyết vấn đề từ căn bản. Bất kỳ thể chế nào trong tay của những người có đạo đức cũng sẽ được sử dụng để hành thiện.

Nếu đạo đức xã hội có thể trở về thời đầu lập quốc của những vị quốc phụ Hoa Kỳ, thì thể chế ngày nay sẽ trở nên hữu hiệu như thuở đầu lập quốc. Muốn hóa giải sự hỗn loạn ở Trung Quốc, cũng cần bắt đầu từ việc đề cao đạo đức. Nhưng trước tiên phải tiến thêm một bước nữa: Thanh trừ những bàn tay đen phá hoại đạo đức.

Vậy thì chúng ta phải xây dựng lại đạo đức như thế nào? Đúng là việc xây dựng lại đạo đức nghe có vẻ khô khan và trừu tượng như những lời rao giảng. Trong khi việc xây dựng thể chế lại mang đến kết quả cụ thể và tức thì hơn. Đó là lý do vì sao các nhà cầm quyền hiện đại mất niềm tin vào đạo đức, lại sẵn sàng thực hiện các thủ thuật mới trong việc xây dựng thể chế. Trong khi rất ít người sẵn sàng bôn ba trên con đường kêu gọi đạo đức hồi thăng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta phải chờ đợi một chính phủ đạo đức xuất hiện và dẫn dắt chúng ta quay trở về với đạo đức tốt đẹp. Trên thực tế, đây là sự khác biệt giữa việc nâng cao đạo đức và thiết lập một thể chế. Thể chế là thứ bên ngoài và do con người quyết định, còn đạo đức là thứ bên trong và do Trời định.

Trong tâm mỗi người đều có Đạo, nên có thể bắt đầu từ chính bản thân mình, bước trên con đường trở về với truyền thống, xây dựng lại đạo đức. Con đường này người đang làm, Trời đang nhìn, nỗ lực bao nhiêu sẽ được hồi đáp bấy nhiêu.

Có thể hình dung, việc gây dựng lại đạo đức trong một xã hội mà lòng người đang suy tàn cũng giống như lội ngược dòng nước vậy. Tuy nhiên, nếu có thể nhận thức rõ ràng rằng khi đạo đức sụp đổ, nhân loại sẽ không còn lối thoát nào khác ngoài việc xây dựng lại đạo đức, thì dẫu khó khăn lớn đến mấy, chúng ta cũng cần thể hiện lòng can đảm, dẫu ngàn người ngăn trở vẫn tiến bước. Dẫu không dám mang danh đệ nhất thiên hạ, nhưng chúng ta hãy làm theo cách của mình, chỉ vậy thôi.

(Hết)

Tống Tử Phượng, Vision Times

Mời nghe RADIO: Thế giới thời đại dịch: Không có ai là hòn đảo riêng biệt

https://trithucvn2.net/blog/the-gioi-thoi-dai-dich-khong-co-ai-la-hon-dao-rieng-biet.html

Tống Tử Phượng

Published by
Tống Tử Phượng

Recent Posts

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

7 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

17 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

21 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

44 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago