Thế Giới

Chiến lược Trung Đông của ông Trump có thể sẽ kiềm chế Iraq ngả về Iran, Trung Quốc

Cuộc khủng hoảng Trung Đông do chính sách của chính quyền Biden-Harris gây ra đối với Iran đã tạo rất nhiều điểm nóng khiến thế giới vừa kinh hoàng vừa phẫn nộ: đó là Hezbollah, Hamas, Houthi. Nhưng khi ông Donald Trump nhắm đến khả năng trở lại Nhà Trắng, nhóm chính sách đối ngoại của ông đã tập trung vào một vấn đề khác ít được giới truyền thông hay chính trị chú ý hiện nay: đó là Iraq.

Ngày 27/7/2024, cựu Tổng thống Mỹ kiêm ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa năm 2024 Trump đã phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ở thành phố St. Cloud, bang Minnesota. (Ảnh: Alex Wroblewski/AFP qua Getty Images)

Sau hai thập kỷ giết chóc của nước Mỹ, hàng chục tỷ USD tiền hỗ trợ của người nộp thuế và các khoản đầu tư khổng lồ của các công ty Hoa Kỳ, đất nước từng do ông Saddam Hussein cai trị giờ đây dưới sự lãnh đạo của đương kim Thủ tướng Mohammed Al-Sudani đã chuyển sang hai đồng minh không mấy khả quan là nước láng giềng Iran và Trung Quốc đang khát năng lượng.

Rõ ràng nhất là, một làn sóng chống Mỹ đã tăng tốc vào mùa hè này ngay sau khi ông Sudani có chuyến công du cấp cao tới Washington để gặp Tổng thống Joe Biden hồi tháng Tư. Chỉ một tháng sau, Iraq đã trao các giấy phép thăm dò dầu mỏ mới nhất, với các hợp đồng lớn dành cho Trung Quốc và không có hợp đồng nào dành cho các công ty Mỹ.

Cùng thời điểm đó, quân đội Iraq đã diễu hành quanh Baghdad bằng một chiếc máy bay không người lái quân sự CH-5 vừa mua lại của Trung Quốc. Động thái này như ‘cái tát rõ ràng’ vào Lầu Năm Góc.

Và mùa hè năm nay, Iraq đã tỏ ra coi thường Quốc hội Hoa Kỳ khi ủng hộ Thẩm phán gây tranh cãi Faiq Zidan, chủ tịch Hội đồng Tư pháp Tối cao Iraq sau khi Dân biểu Mike Walz đưa ra luật trừng phạt ông Zidan vì những hành động ủng hộ Iran. Thẩm phán Zidan vào năm 2021 cũng chính là người đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Trump. 

Mặc dù những diễn biến như vậy hiếm khi được đưa tin ngoài phạm vi báo chí khu vực Trung Đông hoặc ngành năng lượng, thì đã được Đội Trump tại Mar-a-Lago ghi nhận một cách rõ ràng.

Tướng về hưu Keith Kellogg, cố vấn lâu năm của đề cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa và có thể là Cố vấn An ninh Quốc gia trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, nói với ông John Solomon trong chương trình Podcast của Just The News rằng cựu tổng thống nhận thức rõ rằng ông Sudani, ông Zidan và Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hayan Abdul-Ghani đã chơi ván bài với Trung Quốc và Iran gây bất lợi cho Hoa Kỳ và các công ty dầu mỏ của Mỹ dưới thời tổng thống Biden.

Ông Kellogg cho biết nếu ông Trump thắng cử vào ngày 5/11 và nếu ông Sudani, ông Zidan và ông Abdul-Ghani không thay đổi hướng đi, thì tổng thống Hoa Kỳ tân cử có khả năng sẽ hành động ngay lập tức trong lúc chuyển giao quyền lực để gửi thông điệp đến ba người này. “Có rất nhiều điều quý vị có thể làm trong quá trình chuyển giao. Và những gì ông ấy [Trump] nói, mọi người sẽ lắng nghe, giả sử Tổng thống Trump thắng cử vào ngày 5/11”, ông Kellogg nói với podcast “John Solomon Reports” vào tuần trước.

Người Iraq “sẽ bỏ qua chính quyền cũ [Biden] và nhìn vào chính quyền mới [Trump]. Ông [Trump] sẽ nói gì nào? [Có thể ông ấy sẽ nói thế này], tôi sẽ cảnh báo Thủ tướng Sudani, Bộ trưởng dầu mỏ Ghani, tôi sẽ cảnh báo ông ta cũng như toàn bộ quân đội [Iraq], toàn bộ khu vực (bao gồm cả thẩm phán và các quan chức Iraq khác)”, vị tướng đã nghỉ hưu nói thêm, đồng thời cho rằng, “ông [Trump] có thể làm điều đó”. 

Đội ngũ của ông Trump đã cẩn thận ghi chép lại những nỗ lực của Iraq nhằm tiếp cận Trung Quốc và loại bỏ các công ty Hoa Kỳ như ExxonMobil ngay cả khi quân đội Hoa Kỳ vẫn đảm bảo an ninh bên trong quốc gia Trung Đông này. 

Ông Trump “về cơ bản sẽ nói, ‘Mà khoan đã. Bạn biết đấy, khi bạn nói về dầu mỏ, chúng tôi sẽ đến đó. Chúng tôi giúp đất nước của các bạn. Chúng tôi vẫn đang chiến đấu ở đó, nhưng các bạn không hề giúp đỡ chúng tôi chút nào” ông Kellogg dự đoán và cho rằng, “điều đó sẽ xảy ra”. 

Các chuyên gia an ninh Hoa Kỳ tham gia chương trình podcast của Just the News nhận định chính sự suy giảm nhanh chóng trong quan hệ Hoa Kỳ-Iraq dưới thời Tổng thống Biden đã đưa Baghdad tiến gần hơn đến vai trò là nước đại diện cho Iran bất kể hai nước này đã từng đối đầu nhau trong cuộc chiến tôn giáo kéo dài hàng thập kỷ giữa người Hồi giáo Shitte và người Hồi giáo Sunni.

Ông Biden đã đang thể hiện sự tôn trọng đối với Iraq bất chấp sự phô trương của Trung Quốc và Iran. Điều này thể hiện rõ qua các động thái như gần đây ông Biden tuyên bố sẽ rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Iraq vào năm 2025 (đúng như Iran mong muốn); cho phép ông Ghani đến Hoa Kỳ để phẫu thuật tim khẩn cấp cứu mạng vào tháng trước; và chấp thuận miễn trừ cho Iraq mua điện từ Iran đang bị chế tài. Chính quyền Biden đã gia hạn thêm bốn tháng miễn trừ trừng phạt, từ đó cho phép Iraq tiếp tục mua điện của Iran và cho phép Iran tiếp cận hạn chế số tiền thu được để mua hàng hóa nhân đạo, theo AP. 

Cựu Chánh văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Fred Fleitz nhận định trên Podcast của Just the News: “Đây là một vấn đề thực sự, ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Iran tại Iraq, và chính quyền [Biden] đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn vì liên tục miễn trừ lệnh trừng phạt cho Iraq để mua điện và năng lượng từ Iran”.

Ông Fleitz cho biết việc miễn trừ 100 triệu USD tiền điện cho Iraq gần đây đã làm giàu cho ngân khố của Iran để “chi tiêu cho khủng bố, chương trình hạt nhân và chương trình tên lửa” của nước này, và điều đó chỉ làm xói mòn an ninh của Mỹ.

Các chuyên gia cho rằng nếu đắc cử, ông Trump có thể sẽ đưa ra thông điệp cứng rắn hơn tới cả Iraq và Trung Quốc.

Cựu cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ thời chính quyền Trump và cũng là cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, ông John Bolton nói trên Podcast của Just the News rằng: “Trung Quốc không chỉ là mối đe dọa ở Đông Á hay Biển Đông. Họ thực sự là mối đe dọa trên phạm vi toàn cầu, thông qua Nga và Ukraine, cùng với Iran ở Trung Đông ngay lúc này. Và cả Iraq nữa như bạn nói”.

 “Trung Quốc là một quốc gia nghèo năng lượng. Họ rất cần các nguồn năng lượng bên ngoài, đặc biệt là dầu từ Trung Đông và hiện tại, và hiện tại, ngày càng nhiều, từ Nga. Vì vậy, đây là điều mà tôi nghĩ bạn biết, chính phủ tổng thống Biden đã tập trung rất nhiều vào vấn đề biến đổi khí hậu, họ không thích nói về dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, nhưng đó là những gì Trung Quốc cần và họ không ngần ngại quyết tâm đạt được điều đó”, ông Bolton nói thêm.

Ông Fleitz, cựu chánh văn phòng của ông Bolton tại Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, đồng quan điểm rằng ông Trump có thể sẽ đưa ra một hành động cứng rắn để kéo Iraq ra khỏi Iran và Trung Quốc. “Tôi nghĩ chúng ta nên giải quyết với bất kỳ ai [cầm quyền] ở đó và xem chúng ta có thể làm gì để khiến họ ngừng hợp tác với Iran, ngăn Iran đưa lực lượng dân quân vào đất nước [Iraq] thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố và tấn công các căn cứ của Hoa Kỳ”, ông Fleitz nói.

“Người Iraq nên là đồng minh của chúng ta, nhưng nếu họ muốn trở thành đồng minh của chúng ta, nếu họ muốn chúng ta hỗ trợ, thì họ phải nghỉ chơi với người Iran, [nhưng] chính quyền [Biden] này đang không chú ý đến vấn đề đó”, ông Fleitz nói thêm.

Theo Just The News

Hân Nhi biên dịch

Just the News

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Just the News

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago