Chính phủ Thống nhất Myanmar do người biểu tình thành lập yêu cầu được họp ASEAN

Hôm Chủ Nhật (18/4), một quan chức Chính phủ Thống nhất Myanmar (NUG) do người biểu tình tuyên bố thành lập ngày 16/4, đã nói rằng các quốc gia láng giềng của Myanmar trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải đàm phán với NUG nếu họ muốn giúp giải quyết rối loại tại Myanmar vốn bị kích hoạt từ cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2. Quan chức NUG này cũng nhấn mạnh rằng ASEAN không nên công nhận chính quyền quân sự  Myanmar.

Theo Reuters, ASEAN đã đang cố gắng tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng đẫm máu đang làm rung chuyển quốc gia thành viên Myanmar kể từ khi quân đội nước này lật đổ chính quyền dân cử do nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu Aung San Suu Kyi lãnh đạo.

Quân đội Myanmar đã không cho thấy họ sẵn sàng hợp tác với các quốc gia láng giềng, cũng như không có dấu hiệu cho thấy họ muốn đàm phán với chính phủ dân cử mà họ đã lật đổ.

Tuy nhiên, trong một dấu hiệu đầu tiên của tiến triển hợp tác với ASEAN, lãnh đạo quân đội Myanmar Thống tướng Min Aung Hlaing được cho là sẽ tham gia một hội nghị thượng đỉnh ASEAN dự kiến diễn ra tại Jakarta, Indonesia vào ngày 24/4 tới đây, Reuters dẫn tin từ một quan chức chính phủ Thái Lan nói hôm thứ Bảy (17/4).

Nếu ông Min Aung Hlaing tham dự hội nghị tại Indonesia sắp tới, thì đó là lần đầu tiên vị lãnh đạo quân đội Myanmar này công du nước ngoài và gặp các nhà lãnh đạo quốc tế kể từ khi ông lên nắm quyền hôm 1/2. Chính quyền quân sự Myanmar chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào liên quan tới cuộc họp cấp cao ASEAN nói trên.

Trong khi đó, Bộ trưởng Hợp tác quốc tế của Chính phủ Thống nhất Mynamar – Tiến sĩ Sasa hôm 17/4 nói rằng ASEAN không nên mời “kẻ sát nhân” Min Aung Hlaing.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Thống nhất Myanmar Moe Zaw Oo, trong cuộc trả lời phỏng vấn VOA tiếng Myanmar hôm Chủ Nhật (18/4), đã nói rằng ASEAN không nên công nhận chính quyền quân sự Myanmar.

Nếu ASEAN đang cân nhắc hành động liên quan tới các vấn đề của Myanmar, thì tôi muốn nói rằng họ sẽ không thành công nếu họ không đàm phán với NUG – chính phủ được người dân ủng hộ và hoàn toàn hợp pháp”, ông Moe Zaw Oo nói.

Những người phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar đã công bố thành lập Chính phủ Thống nhất Quốc gia vào thứ Sáu (16/4) với mục đích chấm dứt chế độ quân sự và khôi phục nền dân chủ. Chính phủ Thống nhất bao gồm các thành viên Quốc hội bị lật đổ, các nhà lãnh đạo của các cuộc biểu tình chống đảo chính cùng các dân tộc thiểu số.

Chính phủ Thống nhất đã công bố danh sách những người nắm giữ các chức vụ, bao gồm các thành viên dân tộc thiểu số và các nhà lãnh đạo biểu tình, nhấn mạnh sự thống nhất về mục đích giữa phong trào ủng hộ dân chủ và các cộng đồng thiểu số đòi quyền tự trị.

Bà Suu Kyi, người đã bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính 1/2, được đề cử làm Cố vấn nhà nước, chức vụ mà bà nắm giữ trong chính phủ đã bị lật đổ.

NUG đã đang kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận họ là chính quyền hợp pháp tại Myanmar và họ cũng đã yêu cầu ASEAN mời đại diện NUG tới họp thượng đỉnh ASEAN thay cho vị trí của ông Min Aung Hlaing.

Ông Moe Zaw Oo nói với VOA: “Điều rất quan trọng là hội đồng quân sự không được công nhận”. Ông nói thêm rằng chính phủ thống nhất Myanmar vẫn chưa nhận được lời mời dự họp thượng đỉnh ASEAN tại Jakrata, Indonesia vào ngày 24/4.

Tính đến nay, lực lượng an ninh của chính quyền quân sự Myamar đã giết hại ít nhất 730 người trong nỗ lực chấm dứt các cuộc biểu tình chống đảo chính, theo nhóm hoạt động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.

Hành động của chính quyền quân sự Myanmar đã đang vấp phải sự lên án gay gắt của các quốc gia phương Tây và cả sự chỉ trích chưa từng có tiền lệ từ một vài quốc gia thành viên ASEAN cho dù nguyên tắc của khối này là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Theo Reuters, cuối tuần qua nhiều người dân đã xuống đường tại nhiều thị trấn trên khắp Myanmar để bày tỏ sự ủng hộ đối với Chính phủ Thống nhất Myanmar mới được thành lập.

Lực lượng an ninh của chính quyền quân sự Myanmar hôm thứ Bảy (17/4) đã bắn và giết ít nhất hai người biểu tình tại thị trấn khai mỏ Mogok, một người dân địa phương nói với Reuters.

Các hãng truyền thông cũng loan tin nhiều quả bom nhỏ đã phát nổ tại thành phố Yangon hôm 17/4. Hiện chưa bên nào lên tiếng nhận trách nhiệm về các vụ đánh bom này. Quân đội Myanmar đã cáo buộc những người biểu tình đã thực hiện các vụ tấn công bằng bom.

Xuân Thành (Theo Reuters)

Xem thêm: 

Xuân Thành

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Xuân Thành

Recent Posts

Tổng thống Trump: Ukraine cần tên lửa Patriot nếu ông Putin từ chối ngừng bắn

Tổng thống Hoa Kỳ Trump cho biết vào thứ sáu (ngày 4 tháng 7) rằng…

1 giờ ago

Anh nông dân Trần Văn Nghĩa lái drone cứu người được trao bằng khen

Với phản xạ nhanh, can đảm đưa thành công hai cháu bé vào bờ bằng…

2 giờ ago

9 quốc gia trên thế giới đã sở hữu hạt nhân như thế nào?

Cuộc cạnh tranh hạt nhân toàn cầu đang bước vào một kỷ nguyên Chiến tranh…

2 giờ ago

Trung Quốc mở rộng nhanh trên biển Hoàng Hải; Chuyên gia: Nhắm vào chiến sự với Đài Loan

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng hoạt động trên biển Hoàng Hải (Yellow…

3 giờ ago

Reuters: Còn nhiều câu hỏi mở về thuế quan đối với sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam

Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…

4 giờ ago

30 triệu trẻ em Trung Quốc “nhiễm chì vượt mức”: Chì ẩn chứa ở đâu?

Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…

6 giờ ago