Chính trị gia: Hoa Kỳ cần hành động để chấm dứt nạn thu hoạch tạng

Ngày 19/11/2020 vừa qua, Hiệp hội Bác sĩ Chống Thu hoạch Nội tạng DAFOH đã tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến cùng các chính trị gia Hoa Kỳ. Trong buổi hội thảo, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Steve Chabot của Ohio đã lên án hành vi thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), gọi nó là hành vi “tàn ác và man rợ”.

Ông Chabot cũng nhấn mạnh rằng nạn nhân chủ yếu của hành vi thu hoạch tạng này là người tập Pháp Luân Công và tỏ ý không hài lòng về những gì Hoa Kỳ đã làm được trước cuộc đàn áp tín ngưỡng tại Trung Quốc. Ông nói: “Lần cuối cùng Hạ viện thông qua nghị quyết [343] lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công là khoảng bốn năm trước. Và kể từ đó, chúng ta đã có nhiều thay đổi nhân sự về thành viên Quốc hội cũng như nhân viên. Vì vậy, đối với nhiều người, đây có thể là một vấn đề hoàn toàn mới”.

Ông Chabot cho biết ông đang chuẩn bị cho một dự luật mới để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về tội ác thu hoạch tạng từ những người tập Pháp Luân Công. “Dự luật vẫn chưa hoàn chỉnh. Chúng tôi vẫn đang đàm phán, nhưng tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ sớm có một dự luật”, ông Chabot cho biết.

Cáo buộc về việc ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm để phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng đã xuất hiện từ năm 2006. Theo đó tháng 7/2006, ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương và ông David Matas, luật sư nhân quyền Canada, đã công bố báo cáo dài 45 trang, trong đó kết luận:

“…Từ năm 1999, chính phủ Trung Quốc và các cơ quan ở nhiều nơi trong nước, nhất là các bệnh viện, và cả các trại tạm giam, toà án nhân dân, đã sát hại một số lượng lớn tù nhân lương tâm Pháp Luân Công, đến nay vẫn chưa rõ số lượng cụ thể. Nội tạng của họ, kể cả tim, thận, gan và giác mạc, gần như bị lấy đi cùng lúc để bán với giá cao, thường là cho người nước ngoài, thường phải chờ đợi lâu để tìm nguồn tạng tình nguyện trong nước.”

Tháng 6/2016, cùng với ông Ethan Gutmann, một nhà báo điều tra của Hoa Kỳ, ông David Kilgour và ông David Matas tiếp tục công bố báo cáo điều tra cập nhật về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, dựa trên số liệu thu thập được từ hơn 700 cơ sở cấy ghép tạng trên khắp Trung Quốc.

Theo thứ tự: nhà báo được đề cử Nobel Hòa Bình Ethan Gutmann; cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương David Kilgour; luật sư nhân quyền được đề cử Nobel Hòa Bình David Matas. Ba nhà điều tra độc lập đã công bố báo cáo với các bằng chứng ngày càng cụ thể, vào năm 2007 (bản cập nhật báo cáo Kilgour – Matas), 2009 (sách “Thu hoạch đẫm máu”), 2012 (sách “Tạng nhà nước”), 2014 (sách “Đại thảm sát”), và mới đây nhất là bản báo cáo “Thu hoạch đẫm máu – Đại thảm sát – Bản cập nhật” (2016).

Ngày 13/6/2016, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị quyết 343, kêu gọi Trung Quốc “lập tức chấm dứt hành vi thu hoạch nội tạng từ tất cả các tù nhân lương tâm.” Họ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài 17 năm và trả tự do cho tất cả người tập Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác. Nghị quyết còn yêu cầu ĐCSTQ phải “cho phép tiến hành một cuộc điều tra đáng tin cậy, minh bạch và độc lập về hành vi ghép tạng phi pháp”. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Nghị quyết kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo hàng năm cho Quốc hội về việc thực thi cấm cấp thị thực cho người Trung Quốc và các công dân khác dính líu tới nạn cưỡng bức thu hoạch tạng hay lấy mô cơ thể.

Ngày 17/6/2019, Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng tại quốc gia này. Nạn nhân chủ yếu của tội ác này là người tập Pháp Luân Công, ngoài ra còn có người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, người Phật giáo Tây Tạng, và những tín đồ Kitô giáo không đăng ký.

Trong buổi hội thảo của DAFOH vào ngày 19/11/2020, ông Matt Salmon, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề chính phủ tại Đại học Bang Arizona, cựu Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ nhận xét: “Tôi không chắc rằng các dự luật lên án hành vi này là đủ. Tôi nghĩ chúng ta phải có dự luật cứng rắn và có sức chế tài cao”.

Ông Salmon cũng đề xuất một cách để trấn áp hoạt động này là áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công dân Hoa Kỳ mua hoặc sử dụng nội tạng thu hoạch tại Trung Quốc, cũng như trừng phạt các doanh nghiệp có liên quan tới hành vi thu hoạch tạng ở Trung Quốc. Ông nói: “Nếu chúng tôi thực sự trấn áp vấn đề này ở Hoa Kỳ, nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.”

Theo ông Weldon Gilcrease, phó chủ tịch DAFOH, Trung Quốc là quốc gia duy nhất tiến hành hoạt động thu hoạch tạng dưới sự hậu thuẫn của nhà nước. Ông nói: “Đây thực sự là nơi duy nhất mà hành vi này có thể xảy ra. Chúng ta có một quốc gia và một chính phủ… điều hành các tổ chức y tế, tư pháp, hệ thống nhà tù, trại lao động, quân đội và bệnh viện quân sự. Chính quyền này thực sự có trong tay mọi thứ, vì vậy nó có thể dàn xếp việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng.”

Minh Nhật biên tập

Xem thêm10 ngày 4 quả tim: Thực trạng ngành công nghiệp ghép tạng của ĐCSTQ

Mời xem video:

Minh Nhật

Published by
Minh Nhật

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

4 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

11 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

28 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago