Đến thời điểm hiện tại, thế giới đã ghi nhận gần 9 triệu ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Dịch bệnh bất ngờ trở lại Bắc Kinh, Trung Quốc cũng khiến mọi người lo lắng đến đợt bùng phát thứ hai trên thế giới. Các chuyên gia đã điểm danh ba quốc gia có nguy cơ bùng phát dịch lần hai cao nhất ở châu Á, bao gồm: Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Mặc dù chính phủ của nhiều quốc gia đã có kinh nghiệm nhất định trong phòng chống dịch bệnh, nhưng các thách thức vẫn tồn tại và còn cần phải cảnh giác để không vượt khỏi tầm kiểm soát.
Theo Hoa Nam Tảo Báo (SCMP) đưa tin, Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh Lâm sàng và Nhiễm trùng Châu Á – Thái Bình Dương, ông Paul Ananth Tambyah cho biết, vẫn còn hàng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ca nhiễm được thống kê mỗi ngày, và luôn có ca nhiễm tại địa phương tại các quốc gia, rất có khả năng tiếp tục bùng phát dịch lần thứ hai.
Tại Nhật Bản, các chuyên gia đánh giá, đây là quốc gia có xác suất cao bùng phát dịch lần hai. Chủ tịch Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm, ông Kazuhiro Tateda cho biết, nhiều ca nhiễm gần đây ở Tokyo có liên quan đến các khu vực thịnh hành cuộc sống về đêm. Ông cũng phân tích, nguy cơ lây nhiễm vào mùa hè thấp hơn, dự đoán sang tháng Mười năm nay có thể sẽ bắt đầu đợt bùng phát thứ hai.
Tại Hàn Quốc, số ca nhiễm đã tăng lên tới 12.000 người. Cựu giáo sư Bệnh viện Nhi đồng Đại học Seoul, ông Lee Hoan-jong cho rằng, virus đã lây lan nhanh chóng và mạnh mẽ hơn sau khi nới lỏng các hạn chế về khoảng cách xã hội ở quốc gia này. Làn sóng dịch bệnh lần hai sẽ có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nếu đến thời điểm đó vẫn chưa có vắc-xin, khoảng hơn 60% dân số có thể sẽ bị lây nhiễm. Cơ quan Y tế Hàn Quốc cảnh báo dịch vẫn có thể tiếp tục vào mùa hè, và có nguy cơ lây nhiễm hàng loạt tại Seoul và các địa phương khác.
Ấn Độ hiện đang xếp thứ Tư về mức độ dịch bệnh nghiêm trọng. Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh Lâm sàng và Nhiễm trùng Châu Á – Thái Bình Dương, ông Paul Ananth Tambyah cho biết: “Một số người có thể cho rằng đây là giai đoạn cuối cùng của đợt bùng phát dịch thứ nhất, nhưng tại những quốc gia này, chuỗi lây nhiễm vẫn chưa bị chặn đứng.” Mức độ nguy hiểm dịch bệnh tại Ấn Độ chỉ đứng sau Hoa Kỳ, Brazil và Nga.
Giáo sư Sức khỏe cộng đồng Đại học Otaga, ông Michael Baker cho rằng chìa khóa ngăn chặn bùng phát dịch bệnh lần hai phụ thuộc vào chiến lược chống dịch của chính phủ các nước.
Chẳng hạn như chính sách nới lỏng dè dặt mà chính phủ New Zealand áp dụng đã giúp quốc gia này tránh được đợt bùng phát mới. Trong khi đó ở Mỹ, mặc dù áp dụng lệnh phong tỏa nhưng virus vẫn lan rộng. Ông cũng chỉ ra rằng đeo khẩu trang thực sự có thể giảm tỷ lệ lây nhiễm.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, chỉ trong 6 ngày, từ ngày 11-17/6, số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán ở Bắc Kinh nhanh chóng gia tăng thêm 137 ca (Dựa vào lịch sử che giấu dịch bệnh trong đợt bùng phát đầu tiên của ĐCSTQ thì số liệu 137 ca nhiễm được báo cáo lần này có phải là con số thực tế hay không, tạm thời chưa thể khẳng định được). Tốc độ lây lan tại Trung Quốc khá nhanh, hiện đã lan sang các vùng như Hà Bắc, Liêu Ninh, Tứ Xuyên và thậm chí là cả đông nam tỉnh Chiết Giang. Vào thời điểm đó, các quan chức Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Bắc Kinh cũng thừa nhận rằng nguy cơ lây lan dịch bệnh ở Bắc Kinh là rất cao, việc kiểm soát rất khó khăn và thậm chí phải nâng cấp cảnh báo về mức độ nguy hiểm. Ông Tập Cận Bình cũng đã lên tiếng về việc này.
Ngày 16/6, Nhật Báo Bắc Kinh đưa tin, liên quan đến bùng phát dịch gần đây tại Bắc Kinh, Ủy ban Thường vụ Thành ủy Bắc Kinh đã mở cuộc họp truyền đạt chỉ thị của ông Tập Cận Bình: “Coi phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất hiện nay.”
Chỉ hai ngày sau, ngày 18/6, Chuyên gia Dịch tễ học Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, ông Ngô Tôn Hữu bất ngờ tuyên bố “dịch bệnh ở Bắc Kinh đã được kiểm soát”. Tuy nhiên, các chuyên gia lại có ý kiến trái chiều với tuyên bố này của ông Ngô. Cùng ngày, hình ảnh cho thấy đội ngũ y tế từ các địa phương tập trung về ứng phó chống dịch tại Bắc Kinh đã được lan truyền trên mạng.
Mộc Lan
(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
Xem thêm:
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…