Khái niệm về công bằng xã hội đã bị chỉ trích gay gắt kể từ khi nhà kinh tế học nổi tiếng Friedrich Hayek gọi nó là ảo tưởng trong một nghiên cứu kinh điển của ông vào năm 1976. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại như một thuật ngữ ý thức hệ, thậm chí là “giá trị cốt lõi” trong “chức nghiệp giúp đỡ” công tác xã hội.
Liệu ‘công bằng xã hội’ có thể được biện minh theo một cách nào đó? Hầu hết các nhà phê bình vẫn kiên định cho rằng nó nên bị loại bỏ vì tư tưởng không mạch lạc, vô nghĩa, và có tính đảng phái.
Một vấn đề là người ta dễ dàng sử dụng công bằng xã hội như một sự biện minh cho tất cả các mục đích của bất kỳ chính sách hoặc chương trình nào.
Người ủng hộ công bằng xã hội nói rằng nếu người khác không ủng hộ chương trình của họ – thường là một chương trình mang lại nhiều quyền lực và tiền bạc hơn cho nhà nước, trong khi hạn chế tự do kinh tế, tự do chính trị, tự do tôn giáo hay tự do ngôn luận – là đang không ủng hộ công bằng xã hội. Họ nói rằng như vậy là những người phản đối ủng hộ bất công xã hội. (Ngụy biện)
Nhưng trong cách nhìn của mình, không một ai ủng hộ bất công xã hội. Tất cả chúng ta đều muốn thấy nghèo đói giảm – và sự suy giảm đói nghèo dưới chủ nghĩa tư bản là rất lớn, chưa từng có tiền lệ trên thế giới.
Nhà hoạt động công bằng xã hội lại nói: nếu các bạn ủng hộ chủ nghĩa tư bản, và từ chối chương trình của tôi, từ đó không đạt được mục đích đã nêu hoặc làm cho vấn đề tồi tệ hơn, thì các bạn đang ủng hộ bất công xã hội. (Ngụy biện)
Tất cả chúng ta đều biết rằng khoảng cách hiện tại giữa CEO của các công ty lớn và công nhân của họ là quá cao, theo một nghĩa nào đó. Nhưng điều đó không đủ để nói rằng tất cả chúng ta nên ủng hộ chương trình của những nhà hoạt động công bằng xã hội, để tăng sự bình đẳng bằng cách đánh thuế cao, tái phân phối thu nhập, đơn giản chỉ bởi vì họ kêu gọi giá trị công bằng xã hội.
Chương trình của họ có thể làm suy giảm hoạt động kinh tế và làm cho chúng ta trở nên nghèo hơn; nó có thể làm giảm các ưu đãi cho công việc và đầu tư sản xuất; và có thể gia tăng sự phụ thuộc.
Đây là những vấn đề cần được xem xét và thảo luận. Không nên tạo ra một tấm chắn, dưới danh nghĩa kêu gọi công bằng xã hội, và nghĩ rằng đó đã là cơ sở cho một cuộc tranh luận.
Người ta thường hiểu rằng, công bằng xã hội là một điều không tưởng. Thật ra, công bằng xã hội thiết lập một lý tưởng không tồn tại để chống lại thực tế hiện hữu. Nếu một chính sách, một chương trình hay một sự dàn xếp không phù hợp với tiêu chuẩn của ai đó, khiến họ cảm thấy bất công, họ sẽ muốn loại bỏ nó nhân danh công bằng xã hội và thay thế bằng thứ phù hợp với họ.
Cách tiếp cận đó cũng như lý tưởng về chủ nghĩa xã hội (thứ không thực sự tồn tại, ví dụ như ở Venezuela hay Trung Quốc) để chống lại một thực tế hiện hữu là chủ nghĩa tư bản. Nó đo lường thực tế đang có chống lại lý tưởng vốn không có thực. Nó dẫn tới sự đối đầu giữa một thực tế cuộc sống trước những lý tưởng của một tầng lớp “tinh anh cách mạng”, dựa trên lý tưởng riêng của nó.
Bất cứ điều gì có những đặc tính của chủ nghĩa ưu tú vô nghĩa (utopian elitism) như vậy thì không hề có sự khiêm nhường.
Trong những năm gần đây, “Chiến binh Công bằng Xã hội” (SJW) đã trở thành một thuật ngữ thể hiện sự khinh miệt đối với cách mà các nhà hoạt động công bằng xã hội, những người tự nhận rằng mình có đạo đức hơn hẳn những người bất đồng quan điểm.
Cách làm đó chính là dùng danh nghĩa lương thiện làm vũ khí để tấn công người khác, mà không cần phải tranh luận (sự ngụy biện). Nó cũng là cách lợi dụng các giá trị đạo đức, mà danh từ hiện đại gọi là “Virtue signalling”.
Điều tương tự cũng đã xảy ra đối với các phong trào nữ quyền, chủ nghĩa tự do tình dục và chủ nghĩa đa văn hóa, tất cả đều được tạo nên bởi những người theo chủ nghĩa xã hội. Quan điểm phân chia giai cấp của chủ nghĩa xã hội chính là một hình thức ghen ghét và thù hận được hợp lý hóa, che giấu bản chất của nó trong một chiếc áo choàng lương thiện và cái gọi là ưu thế đạo đức.
Có một cách nhìn sắc bén hơn, không phụ thuộc vào động cơ hay tâm lý của những người ủng hộ công bằng xã hội: Cái gọi là “công bằng xã hội” đơn giản vốn tự nó bất công. Việc đặt từ “xã hội” cùng với từ “công bằng” đã khiến thuật ngữ này không chỉ vô nghĩa mà còn làm biến đổi ý thức về sự công bằng mà nhân loại từng nhìn nhận.
Công bằng, lập luận bởi Thomas Patrick Burke trong tác phẩm “Khái niệm về Công bằng” phụ thuộc vào công trạng, xứng đáng với công trạng. Sẽ là bất công khi tước đoạt của mọi người tài sản, sinh kế hoặc giáo dục chỉ bởi vì những thứ không liên quan gì tới hành vi hoặc ý định của họ (*).
(*) Ví dụ: Chủ đất (địa chủ), chủ nhà máy bị tước đoạt tài sản mà không xét xem họ tốt hay xấu
Thật là bất công khi trừng phạt người ta khi họ vô tội, và khi họ không hề có ý định sai trái. Sự bất công đó đã được tạo ra bởi các chính phủ và các thể chế mà chính phủ kiểm soát mọi lúc mọi nơi, nhân danh công bằng xã hội.
Thomas Burke trích dẫn trường hợp điển hình năm 2010 của công ty dược phẩm Novartis của Thụy Sĩ. Trong một vụ kiện tập thể về phân biệt đối xử giới tính, tòa án New York tuyên bố Novartis phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị phạt khoản tiền bất thường 3,3 triệu USD bồi thường và 250 triệu USD trừng phạt. Ông Burke lập luận rằng những người phụ nữ đưa ra vụ kiện này “đã không bị thương tích; không bị cướp hoặc bị lừa; họ không mất bất cứ thứ gì … Công ty [Novartis] không có nghĩa vụ phải thuê bất kỳ ai trong số họ và cho họ đặc ân để cung cấp cho họ một công việc mà họ có nhận thức và sẵn sàng nộp đơn xin”. Không có bằng chứng về ý định xấu xa (mens rea – yếu tố cấu thành tội phạm), nhưng tòa lại dựa nhiều vào một cuộc điều tra thống kê để tìm ra sự phân biệt đối xử và các hậu quả của nó. Tóm lại, đây không phải là quan niệm công bằng truyền thống mà nhân loại đã thừa nhận trong hàng thiên niên kỷ, không phải là vấn đề công trạng hay ý định, mà là vấn đề sử dụng quyền lực nhà nước nhằm áp đặt bình đẳng trong xã hội.
Vậy khái niệm về công bằng xã hội có hữu dụng hay có giá trị gì không? Không, nó chỉ được sử dụng để biểu thị một trạng thái mà người nói mong muốn (vì họ cảm thấy đố kỵ bất công), hoặc như một dạng nhân danh đạo đức, hoặc như một thứ để xóa bỏ công bằng nhân danh công bằng.
Khái niệm công bằng xã hội đã không thật sự được hiểu đúng bởi cả những người ủng hộ nó, và những người phản đối nó, nó đã không được hiểu theo ý nghĩa đức hạnh (sự tôn trọng các đặc tính không đồng đều vốn có của xã hội, không tham lam hay đố kỵ), mà nó chỉ được hiểu như một danh từ chính trị.
Tôi chọn câu hỏi “Công bằng Xã hội có gì sai?”, trả lời nó một cách chắc chắn, và cho thấy sự cần thiết phải hiểu đúng về công bằng xã hội.
Bài viết được đăng lần đầu trên The Epoch Times.
Tác giả: Paul Adams
(Paul Adams là giáo sư danh dự về công tác xã hội tại Đại học Hawaii, và là giáo sư và phó hiệu trưởng phụ trách các vấn đề học thuật tại Đại học Case Western Reserve. Ông là đồng tác giả của cuốn sách “Công bằng Xã hội không phải là điều bạn nghĩ” và đã viết nhiều về chính sách phúc lợi xã hội và đạo đức nghề nghiệp và đức hạnh.)
Minh Khuê biên dịch
Xem thêm:
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…