Cuộc tranh luận đầu tiên về cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Biden sẽ tổ chức vào lúc 21h ngày 29/9. Gồm 6 chủ đề chính, mỗi chủ đề diễn ra trong khoảng 15 phút, tổng thời gian là 90 phút.
Cuộc tranh luận đầu tiên sẽ được tổ chức tại thành phố Cleveland, bang Ohio. Sáu chủ đề này được lựa chọn bởi Chris Wallace, người dẫn chương trình “Fox News Sunday”, cũng là người sẽ chủ trì cuộc tranh luận. Ủy ban phi đảng phái tổ chức các cuộc tranh luận Tổng thống (CPD) đã công bố những vấn đề này.
Sáu chủ đề tranh luận bao gồm: tranh chấp về việc đề cử thẩm phán mới cho Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, đại dịch virus Trung Cộng (virus corona mới), nền kinh tế Hoa Kỳ, các cuộc biểu tình và bạo lực, tính công bằng của cuộc bầu cử Hoa Kỳ và hồ sơ của các ứng cử viên.
Ngày 26/9, Tổng thống Trump đề cử bà Amy Coney Barrett, Thẩm phán của Tòa án Liên bang khu vực số Bảy, làm Thẩm phán mới của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, thay thế vị trí trống mà cố thẩm phán Ruth Bader Ginsburg để lại.
Việc bà Ginsburg qua đời đã gây ra một cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai đảng. Tổng thống Trump và các thành viên đảng Cộng hòa đang đẩy nhanh hoàn tất việc Thượng viện xác nhận việc bổ nhiệm Barrett làm Thẩm phán mới trước cuộc tổng tuyển cử, nhằm đưa Tối cao Pháp viện đến gần hơn với tư tưởng bảo thủ. Nếu Thượng viện chấp thuận đề cử bà Barrett của ông Trump, khối thẩm phán theo khuynh hướng bảo thủ sẽ chiếm đa số 6-3 tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Ông Trump và Biden có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau về thời điểm chỉ định thẩm phán mới. Ông Trump cố gắng lấp đầy chỗ trống thẩm phán mới trước cuộc bầu cử và nhấn mạnh “trách nhiệm đối với hiến pháp” của mình.
Trong khi đó, ông Biden cho rằng sự lựa chọn này được quyết định bởi người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Ông Biden nói rằng trước khi người Mỹ bầu ra tổng thống tiếp theo, Thượng viện không nên hành động trên vị trí đang bỏ trống này.
Virus Trung Cộng bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm ngoái, sau đó lan rộng ra toàn thế giới, cho đến nay, chỉ riêng tại Hoa Kỳ đã có hơn 7 triệu ca nhiễm và số ca tử vong đã vượt quá 200.000 người.
Tổng thống Trump đã nhiều lần lên án ĐCSTQ vì đã che giấu dịch bệnh, góp phần gây ra thảm họa toàn cầu này. Còn ông Biden lại nhiều lần chỉ trích rằng do ông Trump không có khả năng đối phó với dịch bệnh nên đã dẫn đến cái chết của nhiều người Mỹ.
Đáp lại, ông Trump và nhóm vận động tranh cử của ông đã nhiều lần bác bỏ lời lên án này, nhắc lại rằng chính quyền Trump đã hạn chế việc đi lại từ Trung Quốc ngay giai đoạn đầu đại dịch.
Ông Trump lên án ĐCSTQ trong thời gian đầu bùng phát dịch, chỉ hạn chế các chuyến bay nội địa từ Vũ Hán, nhưng lại không hạn chế các chuyến bay quốc tế, dẫn đến việc xuất khẩu dịch bệnh ra nước ngoài.
Trước đại dịch, nền kinh tế Mỹ luôn là điểm sáng của chính quyền Trump, tỷ lệ thất nghiệp từng chạm mức thấp nhất trong 50 năm qua.
Tuy nhiên, đại dịch viêm phổi và các biện pháp phong tỏa mà chính quyền Trump áp dụng trong vài tháng đầu tiên của đại dịch đã đánh mạnh vào nền kinh tế Hoa Kỳ và gây ra một số lượng lớn thất nghiệp.
Ngày 17/8, ông Trump nói với những người ủng hộ ông ở Minnesota, kỳ tích kinh tế mà ông đã tạo ra trước khi bệnh dịch do virus Trung Quốc ập đến, giờ đây ông không thể không làm lại.
“Những gì chúng ta đã cùng nhau làm nhất định là một kỳ tích kinh tế, và giờ chúng ta phải làm lại điều đó một lần nữa… Chúng ta đã xây dựng nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới (trước khi bùng phát dịch), và bây giờ tôi sẽ phải làm lại điều đó”, ông Trump nói.
Ông Biden lên án, chính việc cắt giảm thuế của Trump, chiến tranh thương mại liều lĩnh và không hành động trong việc ngăn chặn sự lây lan của viêm phổi Vũ Hán đã gây ra cuộc khủng hoảng việc làm tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ qua.
Hiện nhiều nơi ở Mỹ đã mở cửa kinh tế trở lại. Ngày 21/9, trả lời các phóng viên, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, nước Mỹ đang có một sự “phục hồi hình chữ V mạnh mẽ”.
Kudlow nói, “Bất kể bi quan, lo lắng như thế nào đi nữa… thì thực tế là chúng ta đang phục hồi”. “Ngày càng nhiều công ty mở cửa trở lại, virus ngày càng được kiểm soát, tỷ lệ tử vong đã được giữ ở mức rất thấp.”
Cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd tại Minnesota vào ngày 26/5 đã dấy lên các cuộc biểu tình ở nhiều địa phương, sau đó phát triển thành các hoạt động bạo lực trên toàn nước Mỹ. Chính quyền Trump tuyên bố rằng các cuộc biểu tình đã bị tổ chức cực tả Antifa thao túng nhằm phá hủy các thành phố của Mỹ.
Các cuộc bạo động “chống phân biệt chủng tộc” bắt nguồn từ cái chết của Freud cũng khiến nhiều di tích lịch sử ở Mỹ trở thành mục tiêu của những kẻ phá hoại trong các cuộc biểu tình.
Ngày 26/6, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để bảo vệ các tượng đài, đài tưởng niệm của Mỹ. Những ai cố gắng phá hủy các tượng đài này sẽ phải đối mặt với “án tù dài hạn.”
Ông Trump lên án những người biểu tình bạo lực đã phá hoại các di tích lịch sử: “Họ đang tháo dỡ tượng đài, xúc phạm tượng đài và loại bỏ những người bất đồng chính kiến. Đây không phải là hành động của một phong trào chính trị ôn hòa. Đây là hành động của những kẻ thuộc chủ nghĩa cực quyền, bạo ngược và những người không yêu đất nước chúng ta”.
Ông Biden cáo buộc ông Trump không thể dừng các hoạt động bạo lực này vì chính ông Trump đang kích động bạo lực.
Trong vài tháng qua, ông Trump đã nhiều lần đưa ra phản đối việc bỏ phiếu qua đường bưu điện, tin rằng điều này sẽ dẫn đến các hiện tượng gian lận như “điều hành bầu cử”. Vào cuối tháng Năm, ông Trump từng đăng Twitter: “không có cách nào để bảo vệ các phiếu bầu được gửi qua thư khỏi gian lận quy mô lớn, hộp thư có thể sẽ bị đánh cắp, phiếu bầu có thể bị giả mạo, và thậm chí là chữ ký bị in và giả mạo bất hợp pháp.”
Ngày 24/9, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thông báo kết quả cuộc điều tra mới nhất về một cuộc bỏ phiếu qua đường bưu điện ở Pennsylvania, phát hiện thấy một lượng lá phiếu bị cho vào thùng rác. Các nhà điều tra hiện đã thu hồi được 9 lá phiếu. 7 trong số đó là được bầu cho ứng cử viên Tổng thống Trump, và hai người còn lại không có thông tin.
Điều này một lần nữa làm dấy lên lo ngại về tính công bằng của việc bỏ phiếu qua bưu điện.
So với ông Trump, ông Biden có lịch sử chính trị lâu hơn. Ông đã phục vụ tại Thượng viện gần 40 năm và giữ chức Phó Tổng thống trong 8 năm dưới thời chính quyền Obama.
Nhưng mối quan hệ của ông Biden với ĐCSTQ trong suốt sự nghiệp chính trị của ông đã bị các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và Tổng thống Trump lên án. Ngày 25/8, Thượng nghị sĩ Tom Cotton đăng trên Fox, giải thích cách ông Biden đã giúp đỡ ĐCSTQ trỗi dậy như thế nào. Ông Cotton cũng đề cập đến chuyến thăm Trung Quốc của Biden và con trai ông Hunter vào năm 2013. Ngay sau chuyến thăm Trung Quốc, con trai ông là Hunter đã thành công tham gia vào ban giám đốc của một công ty cổ phần tư nhân ở Thượng Hải.
Ông Trump, một doanh nhân ở New York, khi được bầu làm tổng thống vào năm 2016, Trump đã nói rằng ông là một người ngoài cuộc, một nhà chính trị nghiệp dư. Ông Trump hiện đã giữ chức Tổng thống Hoa Kỳ được 3 năm 8 tháng.
Ngoài cuộc tranh luận đầu tiên, chương trình nghị sự cho cuộc tranh luận thứ hai và thứ ba cũng đã được công bố. Cuộc tranh luận thứ hai sẽ được tổ chức tại Miami vào ngày 15/10; cuộc tranh luận thứ ba sẽ được tổ chức tại Nashville, Tennessee vào ngày 22/10.
Trương Đình / Epoch Times
Xem thêm:
MỜI XEM VIDEO: “Giữa thời biến động, thoái xuất khỏi ĐCSTQ là cấp thiết”
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…