2 mẫu hạm của ĐCSTQ chưa thể tác chiến, hạm đội Mỹ có tổ hợp tàu mới
- Thẩm Đan
- •
Ngày 24/9, tại cuộc họp báo thường kỳ, Bộ Quốc phòng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xác nhận các tàu Liêu Ninh và Sơn Đông đã không thực hiện cái gọi là “cuộc tập trận song mẫu hạm“, mà là đã “lần lượt hoàn thành” huấn luyện theo thông lệ và thử nghiệm trên biển. Điều này cũng chứng tỏ tàu sân bay Sơn Đông chưa có khả năng tác chiến và vẫn đang thử nghiệm trên biển.
Ngày 25/9, Weibo của kênh truyền thông ĐCSTQ là Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) bất ngờ đăng một đoạn video về tên lửa Đông Phong (Dongfeng). Video cho biết, đây là một cuộc tập trận ở chiến khu Đông Bộ, gồm hơn 10 tên lửa tầm ngắn Dongfeng-11 cùng được bắn. Cảnh quay cho thấy địa hình đồi dường như không khớp với địa hình của các tỉnh thuộc chiến khu Đông Bộ, đặc biệt là vùng ven biển Phúc Kiến. Do video không xác định được mục tiêu và ĐCSTQ thường sử dụng video trước đó để làm lẫn lộn, hiện tại rất khó để phân biệt thật – giả.
Điều có thể khẳng định là cuộc tấn công bằng tên lửa quy mô nhỏ của ĐCSTQ vẫn được tiến hành tại cùng một địa điểm. Nếu không cố ý ghép lại với nhau để tuyên truyền, việc chỉ huy và phối hợp lực lượng tên lửa của ĐCSTQ sẽ rất khó khăn, rất có thể sẽ không thể phối hợp phóng và dẫn đường cùng một lúc, và cuộc tấn công bão hòa tên lửa thực sự có thể không được thực hiện.
Các bệ phóng tên lửa được tập trung tại một nơi và dễ dàng bị phá hủy bởi các cuộc phản công. Các cuộc tập trận tên lửa của ĐCSTQ vi phạm kiến thức quân sự cơ bản. Điều này hoàn toàn trái ngược với khái niệm hỏa lực phân tán mà quân đội Mỹ khởi xướng.
Ngoài ra, tên lửa Dongfeng-11 được phát triển vào cuối những năm 1970 và đi vào phục vụ năm 1992. Các công nghệ liên quan cũng được xuất khẩu sang Pakistan và Indonesia, với độ chính xác khi tấn công tương đối kém và sai số lên đến 200 mét. Đoạn video CCTV tuyên bố là dùng để phá đường băng sân bay, không biết cần bao nhiêu quả tên lửa để thực sự bắn trúng mục tiêu. Một số người cho rằng có lẽ nó đã quá cũ, cần đào thải, và chỉ nên dùng để huấn luyện.
Mới đây, ĐCSTQ cũng đã công bố video máy bay ném bom H-6K tấn công đảo Guam, nhưng bị nghi ngờ sử dụng cảnh phim của Hollywood và video đã bị xóa. Trước những hành động khiêu khích liên tục của ĐCSTQ, quân đội Mỹ đã có những phản ứng mới.
Ngày 25/9, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thông báo máy bay ném bom chiến lược B-1B, tiêm kích F-22 Raptor và máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon phối hợp với nhóm tấn công hàng không mẫu hạm USS Reagan đã xuất hiện ở khu vực biển Philippines.
Hạm đội Mỹ đã triển hiện các tổ hợp mới, bao gồm tàu sân bay USS Reagan, tàu tuần dương Aegis Charlotte (CG-67), tàu tuần dương Aegis Antietam (CG54), tàu cung cấp đạn dược USS Dulu (T-AKE 10), tàu tiếp dầu USNS John Ericsson (T-AO-194), tàu tiếp dầu Sacagawea (T-AKE2) và tàu ngầm Chicago (SSN-721). Đây là sự kết hợp của các biên đội tàu sân bay trong thực chiến, và có lẽ còn có thêm tàu ngầm tấn công không tiện lộ diện.
Trong hạm đội còn có tàu đổ bộ USS America (LHA-6), điều này không có gì lạ khi USS America được trang bị máy bay chiến đấu tàng hình F-35, tương đương hàng không mẫu hạm hạng nhẹ. Ngoài ra, còn có tàu đổ bộ New Orleans (LPD-18), tàu đổ bộ USS Comstock (LSD-45) và tàu đổ bộ USS Germantown (LSD-42).
Ba tàu đổ bộ LPD-18, LSD-45, LSD-42 được chuyên dụng để đổ bộ. Tàu New Orleans (LPD-18) có lượng choán nước 24.000 tấn và có thể chở tới 800 lính thủy đánh bộ. Hai tàu LSD-45, LSD-42 có lượng choán nước 16.000 tấn và có thể chở tới 500 lính thủy đánh bộ. Đây là một hoạt động đánh chiếm đảo điển hình. Tàu đổ bộ có thể mang theo một số lượng lớn tàu đổ bộ, thủy phi cơ, xe bọc thép đổ bộ, xe tăng và một số lượng lớn trực thăng để đổ bộ đường không nhanh; nó có thể thực hiện hạ cánh sau các cuộc không kích quy mô lớn và các cuộc tấn công tên lửa mặt đất, thực thi đổ bộ tác chiến.
Kiểu tổ hợp này đã phát đi một tín hiệu rõ ràng rằng quân đội Mỹ có thể sẵn sàng tấn công Biển Đông nhắm vào ĐCSTQ bất cứ lúc nào. Anh, Pháp và Đức đã ủng hộ rõ ràng cuộc phân xử ở Biển Đông năm 2016 và nghi ngờ về hành động khiêu khích quân sự của ĐCSTQ. Philippines đã đưa ra tuyên bố tương tự tại Liên Hiệp Quốc và Việt Nam đã bày tỏ hoan nghênh quân đội Mỹ đi vào Biển Đông. Trước tình hình hiện nay, nếu ĐCSTQ tiếp tục khiêu khích, quân đội Mỹ có thể áp dụng lập trường cứng rắn ở Biển Đông, và các đảo và đá ngầm quân sự của ĐCSTQ ở Biển Đông có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có.
Ngày 6/9, quân đội Mỹ cũng đã tiến hành các cuộc tập trận mô phỏng lên tàu và tìm kiếm trên Biển Đông. Tàu tấn công đổ bộ USS America (LHA 6) và tàu đổ bộ New Orleans (LPD 18) mô phỏng việc kiểm tra hàng hóa bất hợp pháp trên tàu đổ bộ USS Germantown (LSD 42). Đây có thể là một lựa chọn khác để quân đội Mỹ thực hiện phong tỏa trên biển bất cứ lúc nào. Đối với ĐCSTQ, đây là một sự kiện quan trọng hơn eo biển Đài Loan.
Cùng ngày, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay số 5 của Mỹ, George M. Wikoff, tuyên bố rằng cuộc tập trận “Lá chắn anh hùng” (Valiant Shield) đã tích hợp quân đội và cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu trong môi trường toàn cầu. Có thể dùng sức chiến đấu áp đảo để ứng phó với bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong khu vực.
Ông Pat Hannifin, chỉ huy tàu sân bay USS Reagan, nói rằng cuộc tập trận “Lá chắn anh hùng” thể hiện cam kết vững chắc của chúng tôi đối với Tây Thái Bình Dương và các đồng minh của chúng tôi. Sự hợp tác chặt chẽ với Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân sẽ đảm bảo một bộ đội toàn cầu linh hoạt và chí mạng, có thể đáp ứng các hoạt động tác chiến nhanh chóng và liên tục mọi lúc mọi nơi.
Nếu ĐCSTQ tiếp tục phớt lờ những lời cảnh báo như vậy từ quân đội Mỹ, thì diễn biến tiếp theo có thể khiến ĐCSTQ “kỵ hổ nan hạ” (cưỡi hổ khó xuống).
Quân đội Mỹ cũng thông báo rằng một cuộc tập trận “Kiếm sắc bén” (Keen Sword) khác sẽ bắt đầu vào ngày 26/10. Lữ đoàn Triển khai đổ bộ nhanh của Lực lượng Phòng vệ trên bộ Nhật Bản và Lực lượng Viễn chinh số 3 của Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được tiến hành đổ bộ nhiều lần trên một số hòn đảo gần Biển Nhật Bản. Hải quân Canada cũng tham gia cuộc tập trận này.
Quân đội Mỹ sẽ một lần nữa cho thấy các cuộc phản công có thể xảy ra từ Biển Hoa Đông không chỉ là không chiến và hải chiến. Liệu ĐCSTQ có còn chuẩn bị để tiếp tục khiêu khích và tung hoành ở eo biển Đài Loan không?
Thẩm Đan / Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Tên lửa Dongfeng biển Đông tàu chiến Mỹ