Cuốn sách mới xuất bản của chuyên gia Úc về vấn đề Trung Quốc Clive Hamilton và nhà nghiên cứu Mareike Ohlberg của Quỹ Marshall, đã tiết lộ Phố Wall làm thế nào trở thành bàn tay phía sau giúp Bắc Kinh ảnh hưởng đến chính sách của Washington. Trong sách cũng tiết lộ Tập đoàn Goldman Sachs đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc “vỗ béo cho ĐCSTQ”, CEO của tập đoàn này có mối quan hệ sâu rộng với quan chức cấp cao của ĐCSTQ như ông Vương Kỳ Sơn.
Tờ The Sydney Morning Herald tại Úc đưa tin, cuốn sách mới “Bàn tay ẩn giấu: Đảng Cộng sản Trung Quốc làm thế nào định hình lại thế giới”, đi sâu vào mổ xẻ mối quan hệ lợi ích vững chắc cà cộng sinh cùng tồn tại giữa Bắc Kinh và Phố Wall.
Bắc Kinh đã hao phí rất nhiều thời gian để tiến hành thâm nhập vào Phố Wall. Nhiều thập kỷ qua, trùm tài chính của Mỹ vẫn luôn đang ảnh hưởng đến chính sách của Washington. “Mỗi khi ông Bill Clinton, George W. Bush và Obama đe dọa muốn áp dụng lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh về chủ nghĩa bảo hộ thương mại, thao túng tiền tệ hoặc đánh cắp sở hữu trí tuệ công nghệ, những con cá sấu lớn của Phố Wall đều sẽ lợi dụng sức ảnh hưởng của họ để thuyết phục Nhà Trắng chùn chân. Dù Bắc Kinh nhiều lần vi phạm quy tắc thương mại quốc tế, nhưng áp lực đến từ Phố Wall vẫn khiến cho chính quyền ông Clinton khi đó ủng hộ Bắc Kinh tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới.”
New York Times từng đưa tin: “Tại Washington, Phố Wall và trong các Hội đồng quản trị công ty, vài thập kỷ qua Bắc Kinh vẫn luôn lợi dụng thị trường to lớn của quốc gia này và những lời hứa để dập tắt những tiếng nói phản đối, và khen thưởng cho những người giúp họ trỗi dậy.” Các tổ chức tài chính vẫn luôn là thuyết khách có sức mạnh nhất của Bắc Kinh tại Washington.
Đối với ĐCSTQ mà nói, giới tài chính là mục tiêu dễ đánh chiếm được, bởi vì lợi ích của mọi người là giống nhau. “Tinh anh của Phố Wall vẫn luôn cung cấp các ý kiến tư vấn cho công ty Trung Quốc về việc thu mua những công ty nào của Mỹ, thậm chí cho vay tiền để họ tiến hành mua lại.” Một quan chức cấp cao Nhà Trắng miêu tả: “Những người thích làm ăn buôn bán, thực sự rất thích ĐCSTQ”.
The Sydney Morning Herald trích dẫn nội dung cuốn sách cho biết, ngân hàng đầu tư xuyên quốc gia của Mỹ và công ty dịch vụ tài chính Goldman Sachs là vũ khí sắc bén nhất mà Bắc Kinh lợi dụng để thâm nhập vào giới tinh anh Mỹ. Năm 2003, Goldman Sachs trở thành người bảo chứng mạnh nhất cho cách doanh nghiệp nhà nước chính của Trung Quốc.
Năm 2006, CEO của Goldman Sachs là Henry Paulson nhậm chức Bộ trưởng Tài chính trong Chính phủ Tổng thống George W. Bush, trở thành cây cầu nối tốt nhất giữa ĐCSTQ và Chính phủ Mỹ. Ông Henry Paulson thăm Trung Quốc khoảng 70 lần, ông hỏi Tổng thống Bush khi đó rằng liệu có thể phụ trách vạch ra chính sách kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc, ông Bush đã đồng ý.
Theo tác giả Paul Blustein của cuốn sách Foreign Policy (Chính sách Đối ngoại), nếu ông Henry Paulson phản kích mạnh hơn đối với các hành vi sai trái của Bắc Kinh như thao túng tiền tệ, khống chế nghiêm ngặt doanh nghiệp quốc hữu và đánh cắp công nghệ, vậy thì ngày hôm nay có lẽ sẽ không cần đến cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Đứng trước hành vi thương mại không công bằng của ĐCSTQ, ông Henry Paulson không áp dụng bất cứ chính sách nào để bảo hộ doanh nghiệp Mỹ, ngược lại còn ngăn cản Quốc hội Mỹ đưa ra biện pháp đối phó. Ông đề nghị tổ chức “Đối thoại kinh tế chiến lược” vào tháng 12/2006, càng là hành động mang lại nhiều lợi ích cho Bắc Kinh.
Ông Henry Paulson là bạn tốt của Phó Chủ tịch Trung Quốc, cựu Thị trưởng thành phố Bắc Kinh Vương Kỳ Sơn. ĐCSTQ còn tiến thêm bước nữa, giới thiệu ông với tầng lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ. Ông Henry Paulson có cơ hội tiến hành đối thoại một đối một với cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, càng khiến ông cảm thấy bản thân mình có vai trò quan trọng trong mối quan hệ Mỹ – Trung.
Ngoài ông Henry Paulson, ông John Thornton từng là CEO của Goldman Sachs cũng đang đóng vai trò quan trọng trong việc “nuôi béo ĐCSTQ”. Những năm 1990, ông dẫn dắt Goldman Sachs bước vào Trung Quốc, sau khi ông rút khỏi tầng lãnh đạo cấp cao của Goldman Sachs, Goldman Sachs đã trở thành nhà bảo lãnh của rất nhiều doanh nghiệp quốc hữu cỡ lớn của Trung Quốc.
Hiện ông John Thornton là giáo sư thỉnh giảng của Chương trình Lãnh đạo Toàn cầu tại Đại học Thanh Hoa. Năm 2008, ĐCSTQ trao giải thưởng hữu nghị của Chính phủ Trung Quốc cho ông Thornton, đây là giải thưởng vinh dự nhất mà ĐCSTQ trao cho công dân nước ngoài. Ngoài ra, ĐCSTQ còn liệt kê ông là “một trong 50 ‘chuyên gia nước ngoài’ có cống hiến to lớn cho sự phát triển của Trung Quốc” trong 30 năm qua.
Văn Khả Y
Xem thêm:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…