Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa tin hôm 18/11, đại dịch COVID-19 đã khiến ngành du lịch châu Á bị ảnh hưởng nặng nề trong năm 2020, làm mất đi 1,6 triệu việc làm trên 5 quốc gia châu Á.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), một cơ quan của Liên Hợp Quốc, đã công bố báo cáo nêu chi tiết về tác động tiêu cực của đại dịch đối với ngành du lịch châu Á vào trong 2020, mô tả nó là “thảm họa không gì sánh nổi”.
Theo ILO, tại Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Brunei và Mông Cổ, “tỷ lệ mất việc làm trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch năm 2020 lớn hơn gấp bốn lần so với các lĩnh vực phi du lịch”.
Báo cáo tiết lộ: “Gần một phần ba tổng số việc làm bị mất đi có liên quan đến lĩnh vực du lịch. Ước tính khoảng 1,6 triệu việc làm liên quan đến ngành du lịch bị mất ở năm quốc gia này”.
ILO lưu ý, nhiều khu vực kinh tế châu Á có liên quan gián tiếp đến du lịch cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch. Điều này có nghĩa là, ước tính thực tế về tổng số việc làm bị mất do cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng “có khả năng cao hơn nhiều”.
Năm 2020, ngành du lịch của châu Á đã chứng kiến sự tê liệt nặng nề đến mức khó có thể phục hồi mức việc làm mà ngành này đạt tới trước đại dịch trong ít nhất vài tháng tới.
“Ngay cả khi các quốc gia trong khu vực tập trung vào đẩy mạnh tiêm chủng và đặt ra các chiến lược để từ từ mở lại biên giới, thì việc làm và giờ làm việc trong lĩnh vực liên quan đến ngành du lịch có thể sẽ vẫn thấp hơn con số trước khủng hoảng ở các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương vào năm tới,” ông Chihoko Asada-Miyakawa, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của ILO nhận định trong một thông cáo báo chí.
Theo quan sát của ILO, “Tại Philippines, tình trạng mất việc làm và giảm số giờ làm việc trung bình năm 2020 đã chạm một trong những mốc lớn nhất.”
Báo cáo cho hay: “Việc làm trong lĩnh vực này giảm 28% (so với mức giảm 8% trong các lĩnh vực không liên quan đến du lịch) và số giờ làm việc trung bình giảm 38%. Công nhân trong lĩnh vực liên quan đến du lịch không có việc làm (0h làm việc mỗi tuần) đã tăng gấp hai nghìn lần (ảnh hưởng đến 775.000 công nhân).”
Về việc làm và số giờ làm việc trung bình, ngành du lịch của Brunei ghi nhận mức “giảm lần lượt hơn 40% và gần 21%”, theo ILO.
Brunei là một vương quốc Hồi giáo độc lập nằm trên đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất ở châu Á. Borneo bị chia cắt về mặt chính trị giữa Brunei, Malaysia và Indonesia. Nền kinh tế của Brunei chủ yếu dựa vào du lịch trước đại dịch, nhưng lĩnh vực này đã bắt đầu phải đóng cửa một từ đầu năm 2020.
“Trong Quý 2/2020, lượng khách quốc tế đến Brunei Darussalam qua đường bộ, đường biển và đường hàng không đạt mức thấp nhất trong lịch sử, chỉ với tổng số 753 khách so với 1.107.323 lượt khách trong Quý 2/2019”, báo cáo “Phát triển Kinh tế” năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Thống kê Kinh tế của Brunei nêu rõ.
“Brunei Darussalam không có du khách bằng du thuyền trong quý 2/2020. Ở đường hàng không, số lượng khách du lịch giảm từ 79.199 lượt trong quý 2/2019 xuống 202 vào quý 2/2020,” báo cáo tiết lộ.
Đáng chú ý, phần lớn trong số 202 lượt khách du lịch của Brunei bằng đường hàng không trong quý 2/2020 “là sinh viên trở về từ [Vương quốc Anh], đặc biệt là vào tháng 6”.
Ngành công nghiệp khách sạn của Brunei cũng thất bại to lớn trong năm 2020. Bộ Phát triển Du lịch cho biết, tỷ lệ lấp đầy khách sạn trung bình trong quý 2/2020 chỉ ở mức 19,0%.
Minh Ngọc (Theo Breitbart)
Xem thêm:
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…