AP: Công nhân Việt Nam tại nhà máy của Trung Quốc ở Serbia kêu cứu

Theo hãng tin AP đưa tin hôm 20/11, nhiều công nhân Việt Nam đang làm việc cho một công ty Trung Quốc ở Serbia đang kêu cứu vì họ phải sống trong khu nhà không có hệ thống sưởi, thiếu ăn, không có tiền và bị thu hộ chiếu cùng các giấy tờ tùy thân khác.

Phóng viên của hãng tin AP đã đi thị sát một công trường xây dựng ở miền bắc Serbia. Đây là công trường xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe đầu tiên tại châu Âu của công ty Shandong Linglong Tire Co., Trung Quốc. Tại đây, có khoảng 500 lao động người Việt Nam đang phải sống trong điều kiện khắc nghiệt.

Dự án nhà máy lốp xe kể trên được giới chức Serbia và Trung Quốc ca ngợi là biểu tượng của “hợp tác chiến lược” giữa hai nước, hiện đang bị các nhà hoạt động môi trường giám sát chặt chẽ do nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nặng nề từ hoạt động sản xuất lốp xe.

Bây giờ, công trường này còn thu hút sự chú ý của các nhóm nhân quyền ở Serbia. Các nhóm nhân quyền cho rằng những người lao động Việt Nam có thể là nạn nhân của nạn buôn người hoặc thậm chí là nạn lao động cưỡng bức, nô lệ.

Nhà hoạt động người Serbia Miso Zivanov, thuộc tổ chức phi chính phủ Zrenjaninska Akcija (Zrenjanin Action), nói với AP rằng: “Chúng tôi đang chứng kiến sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vì những người lao động Việt Nam này đang phải làm việc trong điều kiện tồi tệ”.

Hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân của họ đã bị các ông chủ người Trung Quốc thu giữ. Họ đến đây từ tháng Năm, nhưng mới chỉ được trả lương một lần. Những lao động này đang cố gắng quay về Việt Nam, nhưng trước tiên họ phải lấy lại được giấy tờ tùy thân”, ông Zivanov nói.

Các công nhân cho biết họ phải ngủ trên giường tầng, không có đệm, không có máy sưởi, nước nóng hay nước uống sạch. Có một số người bị các triệu chứng giống COVID-19, nhưng không được điều trị và chỉ được yêu cầu ở trong phòng ngủ của họ.

Một công nhân người Việt tên Nguyễn Văn Trí đã nói rằng thực tế cuộc sống và làm việc ở đây là hoàn tác khác so với những gì ghi trong hợp đồng mà anh đã ký tại Việt Nam trước khi có chuyến hành trình dài tới Serbia.

Từ khi chúng tôi đến đây, chẳng có gì ổn cả. Mọi thứ là hoàn toàn khác với những gì ghi trong hợp đồng chúng tôi đã ký tại Việt Nam. Điều kiện sống tồi tàn, thực phẩm, thuốc men, nước sạch… mọi thứ đều tồi tệ”, anh Nguyễn Văn Trí đi dép sandal và run rẩy trong giá rét nói với phóng viên AP.

Anh Trí nói hêm rằng có khoảng 100 đồng nghiệp người Việt đang sống trong cùng khu nhà với anh đã đang đình công để phản đối điều kiện sống khắc nghiệt này và một số người trong đó đã bị giới chủ Trung Quốc sa thải.

Công ty Shandong Linglong đã từ chối trả lời yêu cầu bình luận từ AP, nhưng họ đã nói với truyền thông Serbia rằng họ không có trách nhiệm đối với những lao động Việt Nam này và đổ lỗi về sự tình này cho các nhà thầu phụ và các công ty môi giới xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Công ty của Trung Quốc này khẳng định ngay từ đầu họ đã không tuyển dụng những lao động người Việt Nam này. Họ hứa sẽ trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động người Việt và giải thích thêm rằng họ thu giấy tờ đó là để đóng dấu công việc và xin giấy phép cư trú.

Công ty Shandong Linglong đã phủ nhận việc những lao động người Việt Nam đang sống trong điều kiện tồi tàn và khẳng định những lao động này đã được trả lương đúng theo số giờ họ làm việc.

Sau nhiều ngày giữ im lặng, giới chức Serbia đã lên tiếng phản đối những điều kiện “vô nhân đạo” tại công trường xây dựng của công ty Trung Quốc, nhưng sau đó nhanh chóng hạ thấp trách nhiệm của giới chủ Trung Quốc đối với điều kiện sống cực khổ của người lao động.

Thủ tướng Serbia Ana Brnabic nói rằng bà “không loại trừ khả năng sự công kích nhắm vào nhà máy Linglong” là được tổ chức  bởi “những thành phần chống phá đầu tư của Trung Quốc” tại Serbia.

Ban đầu, họ nói về vấn đề môi trường. Bây giờ họ đã quên điều đó và họ tập trung vào những người lao động ở đó. Sau ngày mai sẽ có vấn đề khác nữa”, bà Brnabic nói.

Tổng thống Aleksandar Vucic hôm thứ Sáu (19/11) nói rằng chính quyền đã cử một thanh tra lao động tới công trường xây dựng của công ty Linglong, nhưng ông đã nổi cáu khi được phóng viên hỏi về hệ quả sẽ ra sao khi có những báo cáo chính thức từ cán bộ tranh tra.

Họ muốn gì? Họ có muốn chúng tôi phá hủy dự án đầu tư 900 triệu USD phải không?” ông Vucic đặt câu hỏi.

Về phản ứng từ phía Việt Nam, theo tờ VnExpress đưa tin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm thứ Năm (18/11) cho biết đã liên hệ với đại sứ quán Việt Nam tại Rumani kiêm nhiệm Serbia và đang xác minh thông tin mà báo chí phản ánh về điều kiện sống của những lao động người Việt tại Serbia.

Thông tin bước đầu của đại sứ quán cho biết không có chuyện bị hành hung hay đánh đập“, bà Hằng nói, cho biết đại sứ quán đang theo sát tình hình, liên hệ cơ quan chức năng sở tại và có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích, an toàn cho lao động Việt Nam tại Serbia.

Hải Đăng

Xem thêm: 

Hải Đăng

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hải Đăng

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago