Đại dịch nghiêm trọng ở Indonesia và mối quan hệ với ĐCSTQ

Vào giữa tháng Bảy, trong nhiều ngày liên tiếp, mỗi ngày Indonesia có hơn 50.000 ca mắc mới và 1.000 ca tử vong. Nước này đã vượt qua Ấn Độ và trở thành “tâm chấn” mới của đại dịch toàn cầu. Là quốc gia đông dân thứ 4 thế giới (khoảng 270 triệu người), hơn 1% người Indonesia hiện đang bị nhiễm virus Trung Cộng (virus corona mới).

Dịch COVID-19 ở Bekasi Indonesia (Nguồn: Chụp màn hình video Official iNews)

Kể từ khi dịch bùng phát, số người được chẩn đoán nhiễm bệnh ở Indonesia từng chiếm vị trí 20-30 trong số nhiều quốc gia và khu vực khác nhau, vì sao nước này lại đột nhiên trở thành một “tâm chấn” mới? Có báo cáo chỉ ra 3 nguyên nhân sau:

  • Thứ nhất, các hạn chế về phòng chống dịch bệnh (làm việc trở lại, mở cửa nơi công cộng, v.v.) đã được nới lỏng vào thời điểm quan trọng này trong tháng Năm.
  • Thứ hai, Indonesia hiện là một chính phủ liên minh và các cơ quan chính phủ khác nhau đã không thể phối hợp cùng hành động.
  • Thứ ba, các biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng.

Tuy nhiên, lối giải thích này cũng có vấn đề. Thứ nhất, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã chỉ ra rằng sau khi mở cửa hoàn toàn, số trường hợp mắc bệnh không tăng mà còn giảm. Thứ hai, biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, nhưng vì sao nó lại lây lan nhanh hơn ở Indonesia so với Ấn Độ? Hơn nữa, các quan chức y tế Hoa Kỳ ước tính rằng biến thể Delta chiếm 83% các trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ hán ở Hoa Kỳ. Nhưng vì sao tình hình dịch bệnh ở Hoa Kỳ lại ít nghiêm trọng hơn Indonesia?

Hãy cùng nhìn lại mối quan hệ giữa Indonesia và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời gian qua.

Dịch COVID-19 ở Bekasi Indonesia (Nguồn: Chụp màn hình video Official iNews)

Thứ nhất, Indonesia không chỉ không tham gia vào hàng ngũ “Truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ” của cộng đồng quốc tế, mà còn rơi vào cái bẫy “ngoại giao dịch bệnh” của đảng này. Quỹ đạo dịch ở Indonesia năm nay tương ứng với các cuộc trao đổi của ĐCSTQ ở Indonesia.

Luận điểm “ĐCSTQ là thủ phạm của đại dịch” ngày càng trở thành một sự đồng thuận của quốc tế. Tuy nhiên, Indonesia lại bị ĐCSTQ mê hoặc và muốn “đoàn kết với ĐCSTQ để chống lại dịch bệnh và cùng hợp tác phát triển.” Năm 2020, lãnh đạo hai nước đã có 3 cuộc điện đàm. Vào tháng Tám cùng năm, bà Retno Marsudi trở thành ngoại trưởng đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau khi dịch bệnh bùng phát.

Các công ty của hai nước đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng vắc-xin giai đoạn III và xúc tiến việc mua bán, nghiên cứu phát triển vắc-xin và hợp tác sản xuất chung. Indonesia kỳ vọng trở thành một trung tâm sản xuất vắc-xin trong khu vực nhờ sự hỗ trợ của ĐCSTQ.

Ngày 13/1 năm nay, trước những nghi ngờ của dư luận quốc tế về vắc-xin của ĐCSTQ, trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ tới Indonesia, ông Joko Widodo, Tổng thống Indonesia đã tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc tại Phủ Tổng thống ở Jakarta. Tổng thống đã phát sóng việc tiêm phòng của mình trên truyền hình trực tiếp. Tuy nhiên, vào tháng Giêng, số người được chẩn đoán nhiễm bệnh ở Indonesia đã lên đến đỉnh điểm.

Ngày 20/4, ông Tập Cận Bình đã điện đàm với ông Joko, nói rằng hai nước “hợp tác vắc-xin đi đầu thế giới”. ĐCSTQ hoan nghênh Indonesia nắm bắt cơ hội Trung Quốc xây dựng một mô hình phát triển mới, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác thiết thực trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước. Hai nước còn đi sâu hơn trong việc cùng xây dựng dự án ​​”Một vành đai, một con đường”, cũng như khái niệm “Điểm tựa của đại dương toàn cầu” nhằm thực hiện hợp tác với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn.

Ngày 5/6, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cùng đặc phái viên của Tổng thống Indonesia và ông Luhut -Trưởng đoàn hợp tác với Trung Quốc, đã đồng chủ trì cuộc họp đầu tiên trong cơ chế hợp tác và đối thoại cấp cao giữa hai nước tại Quý Dương, Trung Quốc. Cuộc họp này nhằm khiến “xe 3 ngựa” chính trị, kinh tế và văn hóa của hai nước trở nên đồng bộ với nhau và nâng cấp thành “xe 4 bánh” trong việc hợp tác về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và hàng hải.

Trong thời gian này, số ca chẩn đoán nhiễm bệnh ở Indonesia vốn đã giảm trong 3 tháng liên tiếp, lại có xu hướng tăng trở lại vào tháng Năm và đạt cao trào vào tháng Bảy.

Thứ hai, vắc-xin của ĐCSTQ là một trong những nguyên nhân khiến dịch bùng phát ở Indonesia.

Hiệu quả của vắc-xin ĐCSTQ tấn công mạnh vào kỳ vọng của Indonesia.

Thứ nhất, nguồn cung của ĐCSTQ có hạn. Dữ liệu cho thấy tính đến ngày 19/7, tổng cộng 42,096 triệu người ở Indonesia đã được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin, trong đó 16,4 triệu người đã hoàn thành 2 mũi.

Indonesia quản lý trung bình 700.000 liều vắc xin mỗi ngày trong tháng Bảy, thấp hơn mục tiêu của chính phủ là 1.000.000 liều. Theo các cơ quan y tế, nguyên nhân là do nguồn cung vắc-xin thiếu hụt. Các nhà chức trách hy vọng sẽ tăng tỷ lệ tiêm chủng lên 2 triệu liều mỗi ngày sau khi nhận thêm vắc-xin vào tháng tới. Chính phủ Indonesia có kế hoạch tiêm chủng cho 70% dân số của cả nước vào tháng Ba năm sau, tương đương 181,5 triệu người. Nhưng liệu có thể trông chờ vào ĐCSTQ trong việc giải quyết vấn đề thiếu hụt vắc-xin hay không?

Thứ hai, hiệu quả vắc-xin của ĐCSTQ ngày càng trở nên đáng lo ngại. Giữa tháng Bảy, Indonesia thông báo sẽ tiêm thêm vắc-xin Moderna cho những nhân viên y tế đã tiêm vắc xin Sinovac. Không riêng gì Indonesia, các nước như Thái Lan cũng đang làm như vậy. Bài báo của BBC nói rằng: “Động thái này không chỉ khiến mọi người nghi ngờ liệu vắc-xin của Trung Quốc có đáng tin cậy hay không, mà còn khiến mọi người chất vấn về chính sách ngoại giao vắc-xin của Trung Quốc (ĐCSTQ) ở châu Á.”

Dịch COVID-19 ở Bekasi Indonesia (Nguồn: Chụp màn hình video Official iNews)

Trên thực tế, tỷ lệ tiêm chủng tại các nước Seychelles, Chile, Bahrain và Mông Cổ cao hơn nhiều so với các nước phát triển như Đức. Tuy nhiên, 4 nơi này đều trở thành những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Vậy vấn đề là do đâu?

Tờ Le Monde của Đức viết: “Một điểm chung của 4 quốc gia kể trên đã đưa ra câu trả lời khả dĩ cho câu hỏi này là: Công tác tiêm chủng ở các nước này chủ yếu sử dụng vắc-xin của Trung Quốc.” Ngay từ ngày 7/1, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã đăng một bài viết có tựa đề “Chuyên gia về vắc-xin: Vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc có 73 tác dụng phụ và là loại vắc-xin kém an toàn nhất thế giới.”

Chính phủ Indonesia đặt hy vọng chống dịch vào vắc-xin của ĐCSTQ có lẽ là một sai lầm. Điểm then chốt là khi nào thì Chính phủ Indonesia mới nhận thức được đầy đủ vấn đề này?

Thứ ba, việc không “chọn bên” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, chắc chắn sẽ khiến Indonesia bối rối về chiến lược và bị ĐCSTQ dẫn dắt. Đây là yếu tố cơ bản đằng sau dịch bệnh tăng vọt ở Indonesia.

Indonesia là quốc gia có quần đảo lớn nhất thế giới, nối liền giữa Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, bán đảo Đông Nam Á và Úc, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Ngoài ra, Indonesia có 3 bản sắc chiến lược quan trọng: Một là quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới (nhưng không phải là quốc gia theo thần quyền Hồi giáo); hai là “lãnh đạo” của ASEAN; ba là quốc gia G20, một trong số 20 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới.

Cả ĐCSTQ và Hoa Kỳ đều coi Indonesia là một quốc gia có tầm quan trọng chiến lược và cạnh tranh nhau rất khốc liệt. ĐCSTQ đang cố gắng lôi kéo Indonesia trở thành quốc gia điểm tựa hàng hải cho dự án “Vành đai và Con đường”.

Dự án ​​”Con đường tơ lụa trên biển” của ĐCSTQ lần đầu tiên được công bố tại Quốc hội Indonesia năm 2013. Sau khi Tổng thống Joko Widodo lên nắm quyền vào năm 2014, ông đã đề xuất ý tưởng xây dựng Indonesia thành “điểm tựa hàng hải toàn cầu”.

ĐCSTQ đã và đang lôi kéo Indonesia kết nối sâu hơn giữa “điểm tựa hàng hải toàn cầu” cùng dự án “Vành đai và Con đường”. Mục tiêu chiến lược của ĐCSTQ đối với Indonesia không chỉ là biến Indonesia trở thành điểm tựa chiến lược của ĐCSTQ ở Đông Nam Á, mà còn thu hút ASEAN về phía mình thông qua Indonesia, cũng như hình thành một cục diện chiến lược không có lợi cho Hoa Kỳ.

Đối với Hoa Kỳ, tầm quan trọng của Indonesia là điều hiển nhiên, nhằm chống lại tham vọng kiểm soát Đông Nam Á và thống trị thế giới của ĐCSTQ.

Thứ nhất, Indonesia là một quốc gia thế tục Hồi giáo ôn hòa, đã thực hiện chuyển đổi dân chủ. Đây cũng là quốc gia dân chủ có dân số lớn thứ ba trên thế giới. Việc ổn định được Indonesia không chỉ giúp xây dựng cầu nối giữa Hoa Kỳ và thế giới Hồi giáo, mà còn củng cố thế giới dân chủ và ngăn ĐCSTQ khéo léo xuất khẩu hình thái ý thức của họ ra nước ngoài.

Thứ hai, Indonesia và ASEAN đóng vai trò không thể thiếu trong việc chống lại quyền bá chủ của ĐCSTQ tại Biển Đông, cũng như đảm bảo tự do thông thương cho các tuyến hàng hải tại Ấn Độ Dương, Biển Đông và eo biển Đài Loan.

Thứ ba, Indonesia có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tập trung xây dựng thế trận ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và điều tiết chiến lược quan hệ giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và ASEAN.

Vì vậy, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Indonesia không ngừng được nâng cấp, từ “đối tác toàn diện” vào tháng 11/2010 lên thành “đối tác chiến lược” năm 2015. Tháng 10/2020, ông Prabowo, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, người từng bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ suốt 20 năm, đã đến thăm Hoa Kỳ để thảo luận về hợp tác quốc phòng.

Indonesia cũng là quốc gia châu Á duy nhất nhận được chế độ ưu đãi chung của Hoa Kỳ. Ngày 14/7 năm nay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã tuyên bố trong một hội nghị video của các ngoại trưởng ASEAN, rằng Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách hàng hải “bất hợp pháp” của ĐCSTQ ở Biển Đông và hứa sẽ xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước ASEAN.

Đối mặt với sự lôi kéo giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, thái độ của Indonesia là không “chọn bên”. Ngày 8/9/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters rằng: Đừng lôi kéo Indonesia vào cuộc đấu tranh giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ nhằm giành ảnh hưởng trong khu vực. Chúng tôi không muốn bị mắc kẹt giữa sự kình địch này.

Tuy nhiên, trên thực tế, Indonesia và các nước ASEAN không hề yên tâm về ĐCSTQ. Một mặt là do thực lực hai bên chênh lệch rất lớn. Mặt khác, ĐCSTQ khá hiếu chiến, khiến Indonesia và ASEAN vẫn phải giữ Hoa Kỳ ở lại Đông Nam Á.

Những lời sau của ông Lý Quang Diệu mang tính tiêu biểu: “Chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng cho dù các nước ASEAN đoàn kết lực lượng của họ như thế nào, họ cũng sẽ không thể đối chọi với sức mạnh quân sự của Trung Quốc (ĐCSTQ). Trừ khi có sự can thiệp của một lực lượng bên ngoài như Hoa Kỳ, nếu không, khu vực này sẽ không thể đạt được sự cân bằng.”

Như vậy sẽ hình thành nên cục diện “An ninh phụ thuộc vào Hoa Kỳ và kinh tế phụ thuộc vào ĐCSTQ.” Indonesia và ASEAN muốn tham gia vào nền ngoại giao cân bằng giữa các nước lớn, nhưng hai chân lại đứng cả trên hai thuyền và muốn trục lợi từ cả 2 phía.

Điều này kỳ thực chính là lừa mình dối người. ĐCSTQ đã nhìn thấy rất rõ suy nghĩ này của Indonesia và ‘tiện tay dắt dê’, đưa Indonesia rơi vào hố sâu.

Ví dụ, một mặt ĐCSTQ ủng hộ mạnh mẽ việc Indonesia xây dựng đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung (đây cũng là dự án đường sắt cao tốc ở nước ngoài đầu tiên của ĐCSTQ). ĐCSTQ cũng tôn trọng quyết định của Indonesia không sử dụng ngân sách chính phủ và không cung cấp bảo đảm chủ quyền, khiến Indonesia nghĩ rằng mình đã chiếm hời.

Mặt khác, họ lại tấn công Indonesia. Ví dụ, vùng đặc quyền kinh tế Natunas của Indonesia và “đường 9 đoạn” của ĐCSTQ bị chồng lấn một phần. Hết lần này đến lần khác, các tàu tuần duyên của ĐCSTQ xâm phạm vào khu vực tranh chấp, khiến Indonesia phải liên tục lên tiếng phản đối. Mục đích của ĐCSTQ khi chơi trò hai mặt này là sử dụng chiến thuật ‘cây gậy và cà rốt’, nhằm thuần phục Indonesia: Ngoan ngoãn thì được thưởng cà rốt, không nghe lời thì phải ăn đòn.

Xét trên diện rộng, ĐCSTQ đã chiếm được Indonesia. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong thái độ mang tính hai mặt của Indonesia đối với Hoa Kỳ.

Một mặt, Indonesia hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ ở lại Đông Nam Á, phát triển ngoại giao quốc phòng với Hoa Kỳ và phòng thủ trước mối đe dọa của ĐCSTQ.

Mặt khác, nước này cũng lấy lý do tuân thủ chính sách đối ngoại “tự do và tích cực” và việc không tham gia vào liên minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào nhằm hạn chế hợp tác quân sự với Hoa Kỳ. Ví dụ trong năm 2020, Indonesia đã 4 lần từ chối cho phép các máy bay tuần tra của Mỹ hạ cánh, tiếp nhiên liệu.

Sự dao động này của Indonesia, kỳ thực là do bối rối về chiến lược, hoặc thiếu chiến lược. Kết quả là nước này chắc chắn sẽ bị ĐCSTQ thừa cơ ‘đục nước béo cò’. Indonesia đã giao dịch với ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ. Mối ân oán tình thù của họ với ĐCSTQ rất kỳ lạ.

Indonesia từ một quốc gia phi xã hội chủ nghĩa đầu tiên chưa hề đàm phán kinh tế nhưng lại trực tiếp thiết lập mối quan hệ ngoại giao với ĐSQTQ. Sau này, hai nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao vì phong trào “bài Hoa quy mô lớn”. Sau đó, hai bên nối lại quan hệ ngoại giao, Indonesia trở thành nước thành viên ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với ĐCSTQ. Suy cho cùng, Indonesia vẫn chưa hiểu về ĐCSTQ và không hiểu mục đích cơ bản đằng sau chiến lược cây gậy và củ cà rốt của ĐCSTQ là gì.

Kết luận

Indonesia nằm tại “ngã tư” giữa Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, châu Á và châu Đại Dương. Cục diện chiến lược quốc tế hiện đang tăng tốc theo hướng đối đầu lưỡng cực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các nhà chức trách Indonesia vẫn chưa nhìn rõ xu hướng chung này, và vẫn còn ảo tưởng lớn về ĐCSTQ.

Điều này được thể hiện trong một bài viết của ông Dino Patti Djalal, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Chính sách Đối ngoại Indonesia, đăng ngày 15/10/2020 trên tạp chí “The Diplomat” của Hoa Kỳ. Bài viết có tựa đề “Vì sao Đông Nam Á làm ngơ trước các chính sách bài Hoa của Trump”,  nói về 5 lý do:

  • Thứ nhất, cuộc đấu tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không liên quan gì đến lợi ích thực tế của các nước Đông Nam Á.
  • Thứ hai, một số nước Đông Nam Á coi ĐCSTQ là nhà cung cấp giải pháp cho tình hình dịch bệnh.
  • Thứ ba, chính phủ các nước Đông Nam Á coi ĐCSTQ như một giải pháp quan trọng cho những khó khăn kinh tế của họ.
  • Thứ tư, Chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi các nền dân chủ trên thế giới phát động một cuộc chiến ý thức hệ chống lại Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhưng chính sách đối ngoại của ĐCSTQ đã phi ý thức hệ.
  • Thứ năm, nếu ASEAN đảm nhận vai trò chống lại tập đoàn ĐCSTQ, họ sẽ ngay lập tức mất đi giá trị “vị trí trung tâm” của mình.

Không có lý do nào trong số 5 lý do này là hợp lệ.

  • Thứ nhất, ĐCSTQ chưa bao giờ từ bỏ ý thức hệ cộng sản của mình, kể cả trong chính sách đối ngoại. Chỉ là biểu hiện của họ khá mờ ám mà thôi.
  • Thứ hai, chủ nghĩa cộng sản và các hoạt động liên quan là bất hợp pháp ở Indonesia. Nhưng sự xâm nhập của ĐCSTQ tại Indonesia chưa bao giờ dừng lại, chỉ là chúng được che giấu kỹ lưỡng bằng kinh tế.
  • Thứ ba, thặng dư thương mại khổng lồ của ĐCSTQ so với Indonesia và các nước ASEAN, cũng như cơn khát năng lượng và tài nguyên ở Đông Nam Á, đều mang màu sắc “thuộc địa mới”.
  • Thứ tư, ĐCSTQ phân phối tài nguyên nước ở Biển Đông và sông Mekong bằng quyền lực và sự bắt nạt, cho thấy đây không phải là một láng giềng tốt hay đối tác tốt.
  • Thứ năm, việc ĐCSTQ đàn áp và bức hại tàn nhẫn người dân trong nước, cho thấy đảng này không thể trở thành người ủng hộ dân chủ quốc tế.
  • Thứ sáu, Trung Quốc và Hoa Kỳ đối đầu là xu hướng chung. Nếu Indonesia và ASEAN đặt mình ngoài xu thế này (có thể làm được hay không lại là việc khác), thì “địa vị trung tâm” của nước này sẽ không thể giữ vững, mà tất yếu sẽ bị gạt ra ngoài.

ĐCSTQ thích nói “xây dựng một cộng đồng chung vận mệnh.” Tuy nhiên, trên thế giới này, liệu có ai thực sự muốn cùng chung số phận với ĐCSTQ? Đối với Indonesia mà nói, coi trọng thực tế không phải là sự thiển cận, nhưng chìa khóa để lựa chọn con đường cho tương lai là “cùng chung giá trị chứ không phải chung số phận.”

Vương Hách, Epoch Times

Xem thêm:

Vương Hách

Published by
Vương Hách

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

6 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

32 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

57 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago