Câu chuyện khởi phát khi một nhà lập pháp Hoa Kỳ cho rằng sẽ làm nổ tung TSMC nếu xảy ra tình huống chính quyền Bắc Kinh tấn công quốc đảo Đài Loan. Có lẽ lời của ông chỉ mang tính hình dung về chính sách, nhưng nó đã châm ngòi cho việc Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan lên tiếng phản đối, đặc biệt khi người ta liên tưởng việc này tới vụ Nord Stream. Thậm chí có phỏng đoán Trung Quốc cũng thêm lời vào câu chuyện.
TSMC là hãng sản xuất và thiết kế chip công nghệ cao cấp bậc nhất thế giới, và cũng là hãng bán dẫn có giá trị hàng đầu thế giới. Tuy là hãng của Đài Loan và có trụ sở cũng như nhà máy chính ở đây, nhưng vốn của nó chủ yếu là từ các nhà đầu tư nước ngoài. Được ông Morris Chang (Trương Trung Mưu) thành lập 1987 và trở thành hãng làm chip độc lập đầu tiên trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các công ty công nghệ thông tin làm trong lĩnh vực này đều là khách hàng của TSMC, như AMD, Apple, ARM, Broadcom, Marvell, MediaTek, Qualcomm, và Nvidia.
Theo tờ Taiwan News đưa tin, trích dẫn nguồn Tự do Thời báo (Liberty Times), dân biểu Đảng Dân chủ Seth Moulton trong một diễn đàn do Milken Institute (Canada) tổ chức hôm 8/5, khi ông được hỏi về tình huống Trung Quốc chiếm Đài Loan, ám chỉ Trung Quốc sẽ lấy mất hoặc sẽ kiểm soát TSMC, thì ông trả lời:
“Hoa Kỳ tỏ rõ [thái độ] với Trung Quốc rằng một khi [Trung Quốc Đại Lục] xâm lược Đài Loan thì chúng tôi sẽ cho nổ tung TSMC.”
Bà Michele Flournoy, cố vấn chính sách quốc phòng Hoa Kỳ và là một cựu quan chức chính phủ, người đang có mặt ở đó, lập tức phì cười và nhận xét nhắc nhở mang tính phản bác rằng sẽ không thể như thế được, vì nếu TSMC nổ tung thì sẽ “gây một ảnh hưởng [giá trị] 2000 tỷ đô la tới kinh tế toàn cầu trong năm thứ nhất” và “khiến rất nhiều sản xuất toàn cầu phải ngưng hết.”
Sau vụ việc này, khi được phóng viên hỏi ý kiến về tuyên bố của ông Moulton, ông Khâu Quốc Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan, đã nói rằng Đài Loan không đồng ý ai muốn thích làm gì thì làm, như đánh nổ cái này đánh nổ cái kia:
“Nói muốn đánh nổ cái này, đánh nổ cái kia, thì quân đội chúng ta làm sao chịu được tình trạng đó.”
Ý của ông Moulton có thể không phải là cụ thể phải đánh nổ TSMC, mà là nói về ý tưởng chung về chính sách của Hoa Kỳ.
Nhưng ông Khâu cũng không tán đồng quan điểm đó, nói rằng bất kỳ ai, dù là Mỹ hay là ai, muốn cho nổ tung bất kỳ cơ sở nào trên đất nước Đài Loan, cho dù đó là để bảo vệ. Mà bảo vệ người dân của đất nước hay bất kỳ vật liệu và tài nguyên chiến lược nào của đất nước thì vốn là trách nhiệm của quốc gia. Cho nên muốn đánh bom cái này cái kia, thì quân đội quốc gia làm sao có thể chịu đựng được.
Cư dân mạng có vẻ hào hứng với chủ đề này.
Có người nói rằng đây là chính sách của Mỹ, không phải điều mà Đài Loan có thể quyết, vì Mỹ sẽ không thể nào cho phép công nghệ chip tối tân nhất này lọt vào tay Trung Quốc.
Vụ Nord Stream được nêu lên như một ám chỉ rằng khi một cường quốc muốn làm, thì nếu họ không tiện làm ‘minh’ (làm một cách công khai) thì họ sẽ làm ‘ám’ (làm một cách lén lút không ai biết), miễn sao có thể đạt mục đích.
Có cư dân mạng đã soạn sẵn tin: TIN NÓNG: Theo rò rỉ bí mật của Nhà Trắng, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang chuẩn bị một tuyên bố rằng: “Nếu phát hiện chất nổ được đặt xung quanh cơ sở TSMC của Đài Loan, thì Hoa Kỳ chúng tôi không liên quan gì đến việc đó. Có lẽ chỉ là một nhóm người chèo thuyền Ukraine.”
Có cư dân mạng cho rằng ngoại giao Trung Quốc luôn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ, cho nên nếu Mỹ đánh bom trên đất Đài Loan, thì phát ngôn viên của Bộ sẽ tuyên bố Trung Quốc có quyền tấn công vào đất Mỹ để trả đũa.
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…