Cơ quan nhập cảnh Đài Loan cho biết họ đã lập một đội đặc nhiệm để phối hợp cùng cảnh sát Đài Loan tìm kiếm 152 người Việt đến Đài Loan bằng visa du lịch sau đó có thể đã bỏ trốn để ở lại làm việc bất hợp pháp.
Theo Taiwan News, chính phủ Đài Loan đã hủy thị thực của toàn bộ 152 người Việt bị nghi bỏ trốn có tổ chức, đồng thời hủy tiếp visa của 182 Việt Nam đã được cấp phép nhưng chưa bay tới Đài Loan.
Đài Loan cũng tạm dừng cấp visa theo đoàn du lịch cho Việt Nam.
Cơ quan nhập cư Đài Loan cho hay có tổng cộng 153 người Việt Nam bay tới thành phố Cao Hùng vào tuần qua, nhưng hiện tại chỉ tìm thấy một người. Cơ quan đã tổ chức đội đặc nhiệm tại Cao Hùng để phối hợp cùng cảnh sát địa phương truy tìm những người Việt Nam ‘mất tích’ này.
Báo chí Đài Bắc cho rằng những người Việt này có thể trốn ở lại Đài Loan để lao động bất hợp pháp. Nếu bị phát hiện, những người này sẽ bị trục xuất và có thể bị cấm tới Đài Loan từ 3 đến 5 năm.
Công ty du lịch phía Việt Nam hỗ trợ cho đoàn tới Đài Loan là International Holidays Trading Travel cho hay họ chỉ có trách nhiệm làm “visa hộ” những người Việt này, đưa đoàn tới Đài Loan là đơn vị khác.
Các đơn vị du lịch nói trường hợp này là một ví dụ cho thấy những kẻ buôn người có thể lợi dụng lỗ hổng trong dự án nới lỏng thị thực của Đài Loan như thế nào. Đây là vụ khách du lịch ‘mất tích’ lớn nhất kể từ khi Đài Loan thử nghiệm chính sách nới lỏng thị thực để thu hút khách du lịch từ 3 năm trước.
Giới chức Đài Loan nghi ngờ đây là một vụ đưa người bỏ trốn có tổ chức và được lên kế hoạch sẵn ở Việt Nam.
Theo những gì thu thập được, trang Taipei Times mô tả quá trình bỏ trốn của nhóm người Việt như sau:
Hãng tin Trung ương Đài Loan hôm 26/12 cho hay 8 sinh viên quốc tế (chưa được thông báo quốc tịch) tới Đài Loan theo một chương thu hút sinh viên ngoại quốc đã mất tích. Hãng tin này cho hay một số sinh viên tới Đài Loan nhưng không đi học mà đi kiếm việc làm. Nếu cố tình bỏ trốn, họ sẽ bị truy bắt và trục xuất.
Giới chức nhập cảnh nói rằng họ lo ngại trong số những người Việt mất tích, có thể đàn ông sẽ tới làm việc trái phép trong các nhà máy còn phụ nữ có nguy cơ trở thành gái mại dâm.
Theo AFP, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã yêu cầu chính quyền Đài Loan làm rõ vụ này, và phối hợp giữa đôi bên để chương trình trao đổi về du lịch không bị ảnh hưởng.
Năm 2015, Đài Loan đưa ra thử nghiệm chương trình “Quan Hồng” cấp thị thực điện tử nhằm thu thu hút du khách 16 nước Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nhóm người Việt bị mất tích đi theo diện thị thực này, theo đó họ chỉ cần đăng ký theo nhóm mà không cần chứng minh tài chính.
Chương trình này nằm trong “Chính sách Hướng Nam” mới của Tổng thống Thái Anh Văn nhằm đẩy mạnh ngành du lịch trong bối cảnh khách từ Hoa lục giảm mạnh do Bắc Kinh muốn gây áp lực lên kinh tế Đài Loan.
Do tính nghiêm trọng của vụ việc lần này, chính phủ Đài Bắc đã lên tiếng sẽ rà soát lại quy trình cấp visa trong chương trình Quan Hồng.
Trọng Đức
Xem thêm:
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…