Đài Loan thành lập chuyên án viện trợ người Hồng Kông

Để ứng phó với việc Nhân đại Trung Quốc thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, tại Đài Loan hôm 29/5, Viện Lập pháp Đài Loan phát biểu tuyên bố chung, nhấn mạnh Chính phủ Đài Loan sẽ chiểu theo quy định liên quan đến “Luật quan hệ Hồng Kông và Ma Cao” dựa vào tiền đề an ninh quốc gia, sẽ cung cấp hỗ trợ cần thiết cho cư dân Hồng Kông có sự an toàn và tự do đang bị đe dọa khẩn cấp do các yếu tố chính trị; tuyên bố cũng biểu thị sự đáng tiếc và lên án Chính phủ Trung Quốc không màng đến dân ý. 

Người Hồng Kông tại Đài Loan căng biểu ngữ biểu đạt yêu cầu đối với chính phủ Hồng Kông. (Ảnh: CNA)

Viện Lập pháp Đài Loan tuyên bố thúc giục Chính phủ hỗ trợ người Hồng Kông bị bức hại

Thời báo Tự do Đài Loan đưa tin, Đảng Dân tiến, Đảng Quốc dân, Đảng Sức mạnh Thời đại và Đảng Nhân dân Đài Loan hôm 29/5 đã phát biểu tuyên bố chung với 3 điểm: Viện Lập pháp kiên định ủng hộ người dân Hồng Kông bảo vệ giá trị dân chủ tự do, đối với hành động đi vòng qua Hội đồng Lập pháp Hồng Kông chế định “Luật An ninh Quốc giá phiên bản Hồng Kông”, phá hoại nghiêm trọng cam kết “người Hồng Kông cai trị Hồng Kông, tự trị ở mức độ cao”, “50 năm không thay đổi”, Viện Lập pháp và các đảng phái Đài Loan cùng biểu thị sự quan tâm, đồng thời biểu thị sự đáng tiếc và lên án mạnh mẽ. 

Tuyên bố nhắc đến, Chính phủ Đài Loan cần chiểu theo quy định liên quan của Luật quan hệ Hồng Kông và Ma Cao, dựa vào tiền đề an ninh quốc gia, sẽ cung cấp hỗ trợ cần thiết cho cư dân Hồng Kông có sự an toàn và tự do đang bị đe dọa khẩn cấp do các yếu tố chính trị, và trên nền tảng sẵn có, tích cực hoàn thiện và xúc tiến công tác cứu viện liên quan. 

Đối với những người Hồng Kông đang học tập và làm việc tại Đài Loan, những người có tham gia vào thực thể và lên tiếng ủng hộ dân chủ trên mạng, người có an nguy về nhân thân sau khi về Hồng Kông, cần thông qua cơ quan liên quan để để được chăm sóc và giúp đỡ thỏa đáng. 

Tuyên bố nhấn mạnh, Viện Lập pháp sẽ chú ý sát sao đến tình hình Hồng Kông, chiểu theo tinh thần và quy phạm trong hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc, yêu cầu Ủy ban Đại Lục đề xuất “Báo cáo kiểm tra địa vị đặc thù của Hồng Kông” từng quý, để đánh giá tính độc lập chính trị, kinh tế và xã hội Hồng Kông, đồng thời căn cứ theo tình hình biến hóa kiểm tra lại quy định liên quan của Luật quan hệ Hồng Kông và Ma Cao, giám sát đôn đốc tình hình chấp hành thực tế của cơ quan Chính phủ. 

Trước đó, Viện Hành chính tích cực thực hiện “Hành động đặc biệt viện trợ chăm sóc nhân đạo người Hồng Kông”, không ngừng hỗ trợ theo pháp luật cho người Hồng Kông bị bức hại vì theo đuổi tự do dân chủ ở Hồng Kông, dùng hành động cụ thể để ủng hộ, quan tâm và giúp đỡ người Hồng Kông. 

“Hành động đặc biệt viện trợ nhân đạo người Hồng Kông”

Trước đó một ngày, ông Trần Minh Thông (Chen Ming-tong) – Chủ nhiệm Ủy ban Đại Lục của Đài Loan, đã đến Viện Lập pháp để báo báo về chủ đề Đài Loan nên làm thế nào giúp đỡ Hồng Kông sau khi Bắc Kinh thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”.

Ông Trần Minh thông cho biết, Ủy ban Đại Lục của Đài Loan căn cứ vào Điều 18 Luật quan hệ Hồng Kông và Ma Cao để thành lập “Chuyên án hành động viện trợ nhân đạo người Hồng Kông”. Chuyên án bao hàm 4 nguyên tắc: Chính phủ chủ đạo, Ủy ban Đại Lục làm liên kết liên bộ, cơ quan pháp nhân do Chính phủ thành lập chấp hành, Chính phủ liệt kê dự toán cung cấp kinh phí. 

Ông Trần Minh Thông cho biết, Đài Loan sẽ dùng phương thức hai chân đi đường, phân tách xử lý vấn đề cư dân Hồng Kông và vấn đề Chính phủ Hồng Kông, tương lai tuyệt đối sẽ không coi người Hồng Kông là người Đại Lục. Ông tiết lộ, cơ quan pháp nhân phụ trách chấp hành chuyên án này chính là “Ủy ban Hợp tác Kinh tế Văn hóa Đài Loan – Hồng Kông”. 

Ông Trần Minh Thông nói, “Điều 18 trong Luật Quan hệ Hồng Kông và Ma Cao nhắm vào những người Hồng Kông muốn đến Đài Loan, ví dụ như chuyên gia tài chính, nhân tài khoa học công nghệ, v.v. muốn đến Đài Loan, chúng tôi có một phương án toàn diện để họ đến một cách tiện lợi. Mục tiêu chính sách chính là sau khi họ đến, việc cư trú của họ sẽ xử lý thế nào, đời sống được quan tâm và ổn định thế nào, tất cả những điều này đều có trong phương án hành động. Cho nên chúng tôi gọi là hai chân đi đường, một phương diện là đối với người Hồng Kông, một là đối với Chính phủ Hồng Kông.”

Ông Trần Minh Thông cho biết, sự tự trị ở mức độ cao của Hồng Kông thuận theo việc Bắc Kinh thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” áp đặt lên thể chế Hồng Kông, khiến cho sự tự trị mức độ cao của Hồng Kông có sự khác biệt với “Luật quan hệ nhân dân hai bờ eo biển”, xử lý tình hình của vấn đề hai bờ eo biển có thay đổi. 

Ông Trần Minh Thông nói, “Sự tự trị ở mức độ cao của Hồng Kông bị suy giảm, cho nên chúng tôi cần cân nhắc, quá khứ chúng tôi coi Hồng Kông là vị trí thứ ba về mặt chính trị, nhưng hiện nay Bắc Kinh áp đặt “Luật An ninh Quốc gia” lên Chính phủ Hồng Kông, trong lý do an ninh quốc gia của Chính phủ Hồng Kông, điều được chấp hành là ý chí của Chính phủ Hồng Kông hay là ý chí của Chính phủ Bắc Kinh? Bởi vì ý chí của ninh quốc gia của Bắc Kinh chính là muốn thống nhất Đài Loan và tiêu diệt Trung Hoa Dân Quốc. Lúc này, Điều 60 của Luật Quan hệ Hồng Kông và Ma Cao, đối với một số tình thế đến từ Chính phủ Hồng Kông, chúng tôi không thể nào coi họ là khu vực thứ 3 về chính trị. Họ có phải là tự trị ở mức độ cao không? Chúng tôi cần phải đánh giá thêm, nếu nguy hại đến an ninh quốc gia của chúng tôi, có thể sẽ có một bộ phận trong luật sẽ ngừng sử dụng.”

Đối với một số nhân vật và đoàn thể chính trị cổ súy Đài Loan cần ra “Luật nạn dân” để giúp đỡ người Hồng Kông, ông Trần Minh Thông cho rằng đây là một suy nghĩ kỳ thị người Hồng Kông. 

Ông Trần Minh Thông nói, “Có một số người nói “Luật nạn dân” gì đó, tại đây tôi muốn nhấn mạnh, tôi không kiến nghị mọi người dùng hai chữ “nạn dân” để hình dung, điều này tạo thành tổn thương rất lớn đối với tâm tình người Hồng Kông. Trong Luật Quan hệ Hồng Kông và Ma Cao chưa bao giờ dùng hai chữ “nạn dân”, chúng tôi vô cùng tôn trọng cảm thụ của người Hồng Kông. Cho nên hôm nay chúng tôi ở đây, kêu gọi Ủy ban Lập pháp, kêu gọi truyền thông không nên dùng hai chữ “nạn dân” để đối đãi với người dân Hồng Kông. Điều 18 Luật Quan hệ Hồng Kông và Ma Cao không dùng từ “nạn dân” để miêu tả, đây là một khái niệm rất rõ ràng.”

Ngoài ra, “Hội Kết nối hữu hảo Quốc hội Đài Loan và Hồng Kông” của viện Lập Pháp Đài Loan hôm 29/5 cũng tổ chức đại hội thành lập, tổng cộng có 48 ủy viên tham gia vào, ông Lâm Sưởng Tá (Freddy Lim) – Hội trưởng Hội Kết nối hữu hảo Quốc hội Đài Loan và Hồng Kông nói, chuyên chế tồi tệ của Trung Quốc đã thúc đẩy sự đoàn kết liên đảng phái tại Đài Loan, cùng thế giới “ủng hộ Hồng Kông”, hy vọng mượn sức mạnh liên đảng phái và sự hợp tác của các cơ quan liên quan để xây dựng cơ chế xử lý vấn đề Hồng Kông, đưa ra kế hoạch chi viện Hồng Kông. 

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

11 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago