Kể từ khi tòa án độc lập điều tra nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm của Trung Quốc, đã kết luận đây là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, tuy nhiên hành vi tàn bạo này vẫn tiếp tục xảy ra – vấn đề đã gây lo ngại cho các nhà lập pháp Mỹ. Hôm thứ Tư (20/3), các dân biểu Mỹ kêu gọi Thượng viện sớm thông qua dự luật để ngăn chặn hành vi tàn bạo này.
Vào năm 2014, Liên minh Quốc tế chấm dứt nạn lạm dụng cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc (ETAC) đã thành lập một tòa án độc lập để điều tra nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm của Trung Quốc. Ngay từ năm 2019, tòa án độc lập đã ra phán quyết rằng bằng chứng về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng trong thời gian dài liên quan nhà cầm quyền Trung Quốc là có tính thuyết phục, và rằng họ đã phạm tội ác chống lại loài người. Nhưng nhà chức trách Trung Quốc đã phớt lờ áp lực quốc tế, khiến tội ác này vẫn tiếp diễn.
Ủy ban Chấp hành của Nghị viện Mỹ về Trung Quốc (CECC) đã tổ chức phiên điều trần vào thứ Tư (20/3) về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc – một hành vi vi phạm nhân quyền. Chủ tịch ủy ban, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Chris Smith bắt đầu bằng cách nói thẳng rằng tội ác thu hoạch nội tạng quy mô lớn được công nghiệp hóa của Trung Quốc cũng tà ác như những tội ác khủng khiếp của những kẻ độc tài như Hitler và Stalin.
“Hôm nay, tôi tuyên bố khởi động sáng kiến tìm kiếm thông tin nhân chứng trực tiếp về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, hy vọng rằng họ sẽ ra mặt và kể lại câu chuyện có thật. Họ sẽ được ẩn danh để bảo vệ an toàn bản thân”, ông nói. “Hôm nay trong phiên điều trần, tôi cũng đã đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc cho phép tôi ngay lập tức dẫn phái đoàn đến Tân Cương. Tôi hy vọng phía Trung Quốc sẽ phản hồi và thể hiện thái độ cởi mở, vì họ khẳng định họ không có gì phải giấu giếm”.
Nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Quỹ tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản là Ethan Gutmann nói với ủy ban rằng giống như các học viên Pháp Luân Công từng là nạn nhân chính của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, hệ thống trại giáo dục Tân Cương hiện nay gắn liền với hành vi vi phạm nhân quyền này.
Ông cũng chỉ ra việc ông đã biết nhiều bằng chứng cho thấy trong các trại giáo dục Tân Cương, cơ quan chức năng Trung Quốc cầm quyền nhân danh kiểm tra sức khỏe để xét nghiệm nhóm máu và DNA những người Duy Ngô Nhĩ có sức khỏe tốt (ở độ tuổi từ 23 – 35). Trong đó đáng chú ý những học sinh dưới 35 tuổi được “cải tạo” thường rời trại cải tạo sớm hơn và không rõ tung tích.
Ông nói: “Việc thông qua Đạo luật ngăn chặn cưỡng bức thu hoạch nội tạng (Stop Forced Organ Harvesting Act) sẽ khiến cộng đồng cấy ghép nội tạng quốc tế không còn coi nghiên cứu và điều tra về thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc là hành vi gây rối hoặc phá hoạt động giao dịch nội tạng, mà sẽ coi là hành động tìm kiếm công lý cho những người trẻ đó”.
Vì lo ngại về hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, các thành viên của cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ đã cùng nhau đề xuất tại Hạ viện và Thượng viện Đạo luật ngăn chặn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Đạo luật này được coi là bước đi đầu tiên trong lịch sử của bất kỳ quốc gia nào để chống lại tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng bất hợp pháp. Dự luật cho phép Bộ trưởng Ngoại giao từ chối cấp hộ chiếu và thị thực cho bất kỳ cá nhân nào liên quan đến buôn bán nội tạng bất hợp pháp ở Trung Quốc và trên thế giới, đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành báo cáo hàng năm về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng trên toàn thế giới và cho phép thực thi các biện pháp chống lại các cá nhân, tổ chức hỗ trợ việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Đồng tác giả cuốn sách “Thực thi thu mua nội tạng tại Trung Quốc: Vi phạm quy định về người hiến tặng đã chết” là Matthew Robertson nói rằng mặc dù chính quyền Trung Quốc đã đưa ra các cải cách hiến tạng tự nguyện vào năm 2014, nhưng dữ liệu liên quan đã chứng minh tình hình sai lệch. Ông nói: “Với cách tiếp cận nhất quán của Bắc Kinh trong việc tuyên truyền và kiểm soát thông tin, đặc biệt là xung quanh các vấn đề mà họ cho là nhạy cảm, chúng tôi có mọi lý do để tin rằng ngày nay hành vi tàn bạo [thu hoạch nội tạng phi pháp] vẫn đang tiếp diễn”.
Để chấm dứt hành vi tàn bạo này, Robertson kêu gọi Quốc hội Mỹ yêu cầu kiểm toán nguồn tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ và Viện Y tế Quốc gia Mỹ trong 20 năm qua, tìm hiểu xem liệu các tổ chức y tế Trung Quốc liên quan đến ngành công nghiệp cưỡng bức thu hoạch nội tạng có nhận được tài trợ từ Mỹ không.
Chủ nhiệm Maya Mitalipova của Phòng thí nghiệm tế bào gốc của con người – Viện nghiên cứu y sinh Whitehead – Học viện Công nghệ Massachusetts cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc đang sử dụng các công ty toàn cầu để lấy dữ liệu trình tự DNA và cải thiện cơ sở dữ liệu DNA lớn nhất thế giới của họ, trong vấn đề này cho thấy công nghệ DNA của công ty Thermo Fisher – Mỹ cũng đang tiếp tay.
Hiện tại, Dự luật Ngừng thu hoạch nội tạng cưỡng bức (Stop Forced Organ Harvesting Act) đã được Hạ viện thông qua, Chủ tịch Smith kêu gọi có hành động tiếp theo tại Thượng viện. Ông nói: “Đây là một cuộc đấu tranh đang diễn ra nhằm đòi hỏi sự minh bạch, công lý và chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền trắng trợn này. Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, sẽ có thêm nhiều người bị thiệt mạng oan”.
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…