Mỹ đang để mất các đồng minh châu Á?

Sự kiện tổng thống Philippines tuyên bố chia tay Hoa Kỳ để tiến về phía liên minh với Nga và Trung Quốc đã khiến chính quyền Obama chấn động. Ngoài ra đồng minh lịch sử Thái Lan cũng đang xích gần về phía Bắc Kinh. Mỹ đang thua một ván đấu trong cuộc đọ sức với Trung Quốc tại vùng châu Á – Thái bình Dương, nơi đặt trọng tâm trong chiến dịch ngoại giao mới của ông Obama.

Trong chuyến thăm chính thức Bắc Kinh hôm 20/10, tổng thống Philippines đã hùng hồn tuyên bố quyết tâm đoạn tuyệt với hoa Kỳ để xích lại gần Trung Quốc. Trước đó không lâu, ông Duterte đã xa gần thông báo ngừng các cuộc tập trận chung với Mỹ và đề nghị quân đồng minh rút dần khỏi Philippines.

Những tuyên bố như vậy của tân tổng thống Philippines có thể là một đang báo hiệu cho sự thay đổi hoàn toàn ván bài địa chính trị ở châu Á?

Tổng thống Philippines gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh 20/10/2016

Đầu thế kỷ 21 đánh dấu một cuộc đọ sức của hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ nhằm kiểm soát vùng Thái Bình Dương. Qua những diễn biến gần đây trong khu vực, có thể nói lúc này Washington chưa thua cả trận đấu nhưng họ vừa thua một hiệp đấu quan trọng.

Từng một thời gian dài (từ 1898 đến 1946) là thuộc địa của Hoa Kỳ rồi sau đó trở thành đồng minh của nhau trong cuộc đối đầu với Liên Xô và hiện tại là trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, cho đến giờ Philippines hầu như nằm hoàn toàn trong sự bảo hộ của Mỹ.

Tổng thống George W.Bush, hồi năm 2003, từng xếp Philippines vào danh sách “các đồng minh chủ chốt ngoài NATO”. Đến năm 2012, tổng thống Barack Obama đánh giá Philippines là trọng tâm của chính sách “xoay trục về châu Á”, một ưu tiên chiến lược của chính quyền Obama.

Chiến lược xoay trục nhằm chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc này thực hiện được phải dựa vào mối quan hệ đồng minh thì mới có thể tái bố trí các lực lượng hải quân Mỹ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Giới chính trị cánh tả Philippines mà ông Duterte là lãnh đạo, từ lâu nay vẫn thù ghét Mỹ, gán cho nước Mỹ cái danh chủ nghĩa đế quốc hậu thuẫn cho chế độ gia đình trị ở Philippines.

Vì quá mệt mỏi và chán ghét với cái kiểu nền dân chủ liên tiếp được thống trị bởi các tập đoàn gia đình, cử tri Philippines đã chấp nhận một ứng viên dân túy, chuyên quyền như Rodrigo Duterte, một người không thuộc giòng tộc quyền quý nào ở quần đảo này. Tính cách thô lỗ của ông, thể hiện ngay cả khi đã lên làm tổng thống, lại khiến dân chúng hài lòng.

Riêng trong quan hệ với Trung Quốc, có hai sự việc chính khiến tổng thống Duterte ngả nhanh về Bắc Kinh. Trung Quốc hứa đổ tiền ồ ạt đầu tư vào Philippines,  chính quyền Trung Quốc khẳng định ủng hộ cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte và sẵn sàng hợp tác với Manila trong lĩnh vực này.

Trong khi đó, Washington công khai chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy của chính quyền Duterte là cuộc chiến đẫm máu, là vi phạm nhân quyền. Chỉ trích của Mỹ không làm suy chuyển một ly vấn đề Nhà nước pháp quyền ở Philippines mà chỉ làm cho Hoa Kỳ mất đi một trong những đồng minh lâu đời nhất.

Đây có thể sẽ là một trong những bài học đạo đức đắt giá cho Hoa Kỳ. Nhất là khi vào lúc này hoàn cảnh của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương trở lên phức tạp hơn bởi sự xuất hiện liên minh Nga-Trung, mà bằng chứng là những cuộc tập trận chung gần đây của hải quân hai nước.

Bên cạnh đó, Thái Lan cũng là một đồng minh lịch sử của Hoa Kỳ, nay cũng đang xích lại gần với Bắc Kinh. Lý do cũng bắt nguồn từ việc Washington lên án cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng Yingluck Shinawatra hồi tháng 05/2014. Một lần nữa, thái độ của Washington, về nguyên tắc không có gì đáng trách, nhưng không thể tái lập được nền dân chủ mà chỉ thúc đẩy tập đoàn quân sự Thái xem lại mối quan hệ đồng minh của họ với Washington.

Sự kiện Thái Lan dự kiến đặt mua 3 tàu ngầm của Trung Quốc, khiến Lầu Năm Góc hết sức quan ngại.

Mỹ sẽ đi nước cờ tiếp theo như thế nào đây:  tam gác quan ngại về nhân quyền để hợp tác dựa trên các lợi ích chung, như họ đã làm với Iraq, Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ, hay tiếp tục thúc ép các giá trị này với cái giá có thể là mất hết các đồng minh quan trọng tại Á Châu?

Đức Trí (T/H)

ĐỨC TRÍ

Published by
ĐỨC TRÍ

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

14 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago