Đánh giá thiệt hại sau vụ núi lửa ở Tonga phun trào

Hôm thứ Ba (ngày 18/1), chính quyền Tonga lần đầu tiên đưa ra thông tin cập nhật kể từ vụ núi lửa phun trào ngày 15/1, cho biết họ đã phải hứng chịu một “thảm họa chưa từng có” và xác nhận có 3 người chết, gồm 2 người dân địa phương và 1 người Anh; một số ngôi nhà trên đảo ở ngoại ô bị hư hỏng nặng; thông tin liên lạc bị gián đoạn khiến việc đánh giá càng trở nên khó khăn hơn.

Ảnh chụp trên không của hòn đảo Nomuka tại quốc đảo Tonga từ một chiếc P-3K2 Orion trên một chuyến bay giám sát tro núi lửa vào ngày 17/1/2022. (Ảnh: Lực lượng Phòng vệ New Zealand)

Ngày 14 – 15/1, núi lửa ở ngoài khơi Tonga đã phun trào trở lại, phóng điện và gây ra những đám tro bụi lớn bao phủ gần như toàn bộ hòn đảo chính của quốc đảo có hơn 100.000 dân này.

Trận sóng thần đã tung ra những đợt sóng lớn, gây ra 1 vụ tràn dầu và khiến 3 người chết đuối ở Peru, gồm 2 người sống trên các đảo Mango và Nomuka, 1 người mang quốc tịch Anh sống ở Tongatapu, đảo lớn nhất tại Tonga và là nơi thủ đô Nukuʻalofa tọa lạc. Tonga, vốn đã ngồi trên miệng núi lửa, gần như bị mất liên lạc suốt một thời gian, khiến nhiều người không khỏi lo ngại.

Từ Tonga, sóng thần đã lan đến tận bờ biển Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia khác. Không chỉ bắn ra khói, gas và hơi nước xa đến 20 km, đợt phun trào còn gây sóng thần ập vào đảo Tongatapu, nơi đặt thủ đô Nuku’alofa. Những tiếng nổ có thể nghe thấy từ tận tiểu bang Alaska của Mỹ cách đó khoảng cách 10.000 km.

Vụ việc đã khiến khắp nơi trên Thái Bình Dương phát cảnh báo sóng thần. Tại Chanaral, Chile, cách đó hơn 10.000 km, ghi nhận những con sóng đến 1,74 m. Sóng nhỏ hơn cũng được ghi nhận tại những nơi khác như Alaska (Mỹ) và Mexico.

Đợt sóng lan đến Nhật Bản cao khoảng 1,2 m. Tại California (Mỹ), sóng thần gây ngập lụt tại thành phố Santa Cruz, trong khi Peru đã đóng cửa 22 cảng để đề phòng.

Chính quyền Tonga cũng xác nhận rằng tất cả các ngôi nhà trên đảo Mango đã bị phá hủy hoàn toàn trong trận sóng thần do vụ phun trào núi lửa hôm 15/1 gây ra. Cư dân sinh sống trên các đảo Mango, Atata và Fonoifua hiện đều đã được sơ tán; nguồn cung cấp nước tại đảo quốc này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giới chức Peru hôm 17/1 đã phong tỏa ba bãi biển bị ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu sau đợt phun trào núi lửa ở Tonga. Bộ trưởng Môi trường Peru, ông Ruben Ramirez, cho biết ít nhất 2,5 km bờ biển và 2 bãi biển ở miền Trung nước này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhà máy lọc dầu Pampilla, thuộc công ty Repsol của Tây Ban Nha, xác nhận “lượng dầu tràn nhất định” lan tới vùng biển ngoài khơi các quận Callao và Ventanilla, gần thủ đô Lima.

Có lẽ vấn đề lớn nhất lúc này là tro núi lửa bao phủ hòn đảo chính Tongatapu, phủ một lớp đất xám lên hòn đảo xanh tươi này và làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, thiệt hại của Tonga lần này không quá nghiêm trọng như nhiều người lo ngại lúc ban đầu.

Bà Katie Greenwood, trưởng phái đoàn Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế Khu vực Thái Bình Dương (IFRC), cho biết: “Quy mô của những gì chúng tôi thấy trong vụ phun trào chưa từng có đó thực sự khiến chúng tôi lo ngại. May mắn thay, chúng tôi không nhìn thấy những tác động thảm khốc mà chúng tôi nghĩ có thể xảy ra tại những trung tâm dân cư lớn, đó là một tin rất tốt.”

Hiện tại, ít nhất là trên đảo chính, cuộc sống đang dần trở lại bình thường. Sóng thần quét qua các khu vực ven biển sau vụ núi lửa phun trào khiến nhiều người sợ hãi, nhưng mực nước chỉ dâng khoảng 2,7 feet Anh và hầu hết mọi người đã có thể thoát thân.

Bà Greenwood sống tại Fiji (quốc gia ở Châu Đại Dương) vẫn giữ liên lạc với Tonga qua điện thoại vệ tinh. Bà cho biết ước tính có khoảng 50 ngôi nhà đã bị phá hủy tại hòn đảo chính Tongatapu, nhưng không ai cần nơi trú ẩn khẩn cấp. Trên đảo Eua gần đó, khoảng 90 người đã đến các nơi trú ẩn.

Cơ sở hạ tầng xung quanh đảo chính Tongatapu thiệt hại lớn

Các quan chức nhân đạo của Liên Hợp Quốc và Chính phủ Tonga báo cáo rằng “cơ sở hạ tầng bị hư hại nghiêm trọng” ở ngoại ô Tongatapu.

Người phát ngôn Liên Hợp Quốc, ông Stephane Dujarric, cho biết: “Với việc mất liên lạc tại Nhóm đảo Ha’apai, chúng tôi đặc biệt lo ngại về 2 hòn đảo nhỏ trũng thấp là Mango và Fonoi.” Ông cho biết các chuyến bay giám sát xác nhận 2 hòn đảo nhỏ này thiệt hại tài sản khá nghiêm trọng.

Núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha’apai đã phun trào một cách đáng kinh ngạc vào hôm thứ Bảy, các hình ảnh chuyển động từ vệ tinh cho thấy: Một đám mây hình nấm khổng lồ gồm tro bụi, hơi nước và khí gas lan rộng trên bầu trời Nam Thái Bình Dương. Núi lửa cách Nuku’alofa, thủ đô của Tonga, khoảng 40 dặm Anh về phía bắc.

Núi lửa phun trào gây ra sóng thần, khiến 2 người đã chết đuối ở Peru. Nước này còn báo cáo về sự cố tràn dầu – sóng biển cuốn trôi một tàu đang chuyển dầu tại một nhà máy lọc dầu.

Ngày 17/1/2022, núi lửa Tonga phun trào gây ra sóng thần, và một vụ tràn dầu đã xảy ra ở Peru. (Ảnh: Cris Bouroncle / AFP qua Getty Images)

Cao ủy New Zealand tại Tonga cũng báo cáo thiệt hại nghiêm trọng đối với bờ biển phía tây Tongatabu, gồm các khu nghỉ mát và khu vực ven biển.

Người phụ nữ Anh Angela Glover, 50 tuổi, là một trong 3 người thiệt mạng. Gia đình cho biết bà đã bị sóng cuốn trôi và sẽ không bao giờ trở về.

Ông Nick Eleini cho biết, thi thể của em gái mình đã được vớt lên, và em rể của ông đã may mắn sống sót. “Cô ấy yêu cuộc sống ở đó”, ông Eleini nói với Sky News rằng sống ở Nam Thái Bình Dương luôn là ước mơ của em gái ông.

Giống như các quốc đảo khác trong khu vực Thái Bình Dương, Tonga thường xuyên phải hứng chịu môi trường khắc nghiệt khác nhau do thiên tai gây ra, như lốc xoáy hoặc động đất. Nói một cách tương đối, vào thời điểm này, năng lực thích nghi của người Tonga đã tốt hơn.

Úc, New Zealand và những nước khác cung cấp viện trợ cho Tonga

Ngày 17/1/2022 một chiếc C-130 của Không quân Hoàng gia New Zealand chuyển hàng cứu trợ gần Nomuka, Tonga. (Ảnh: Dillon Robert Anderson / Lực lượng Phòng vệ New Zealand qua Getty Images)

Quân đội New Zealand đang tổ chức vận chuyển nước ngọt và nhu yếu phẩm cấp cần thiết khác cho Tonga. Nhưng hôm thứ Ba, họ cho biết các chuyến bay đã phải hoãn ít nhất một ngày do tro núi lửa bao phủ đường băng chính tại sân bay Tonga. Quân đội cho biết một đợt nhảy dù đã được xem xét, nhưng nó “không phải là lựa chọn số 1 của chính quyền Tonga.”

New Zealand cũng gửi một tàu hải quân đến Tonga vào thứ Ba, trong ngày một tàu khác cũng dự kiến sẽ ​​khởi hành sau đó. New Zealand cam kết cung cấp 1 triệu NZD (680.000 USD) để Tonga tiếp tục hoạt động trở lại.

Úc đã cử một tàu chiến từ Sydney đến thành phố Brisbane, sẵn sàng hỗ trợ Tonga nếu cần thiết.

Tuy nhiên, bà Greenwood cho biết Tonga không mong đợi một lượng lớn lực lượng cứu hộ sau vụ phun trào núi lửa. Nước này là một trong số ít nơi trên thế giới đã tránh được sự bùng phát của đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Các quan chức lo lắng rằng nếu người ngoài mang virus vào, nó có thể gây ra một thảm họa lớn hơn những gì họ đã phải đối mặt.

Bà Greenwood nói, một lo ngại khác là núi lửa có thể phun trào trở lại, hiện tại không có thiết bị làm việc nào xung quanh núi lửa có thể giúp dự đoán những sự kiện như vậy.

Trước đó, Reuters đã đưa tin rằng sau một vụ phun trào chấn động, miệng núi lửa biến mất khỏi mặt nước và nó không còn được nhìn thấy từ vệ tinh, khiến việc giám sát trở nên khó khăn. Các máy móc ban đầu tại hiện trường có thể đã bị phá hủy trong vụ phun trào núi lửa.

Có thể sẽ mất vài tuần để Tonga tiếp tục liên lạc với thế giới bên ngoài

Người phát ngôn Liên Hiệp Quốc, ông Stéphane Dujarric, cho biết Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ đang tìm cách mang hàng cứu trợ, tăng cường nhân viên công tác và đã nhận được yêu cầu khôi phục đường dây liên lạc ở Tonga. Tonga có khoảng 105.000 người.

Việc liên lạc với quốc đảo này hiện bị hạn chế do tuyến cáp quang duy nhất dưới nước kết nối Tonga với phần còn lại của thế giới có thể đã bị đứt trong vụ phun trào núi lửa. Công ty sở hữu cáp cho biết việc sửa chữa có thể mất vài tuần.

Ông Samiuela Fonua, Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty TNHH Cáp điện Tonga, cho biết dường như dây cáp đã bị cắt ngay sau vụ phun trào.

Ông Fonua cho biết sẽ điều tàu đến kéo dây cáp lên để đánh giá thiệt hại, sau đó thủy thủ đoàn sẽ tiến hành khắc phục. Ông cho biết một vết gãy đơn lẻ có thể mất 1 tuần để sửa chữa, trong khi nhiều vết gãy có thể mất 3 tuần. Ông nói thêm rằng vẫn chưa rõ khi nào các tàu có thể tiến hành công việc một cách an toàn gần các ngọn núi lửa dưới mặt đất.

Ông còn nói thêm rằng một tuyến cáp ngầm thứ 2 nối các đảo ở Tonga dường như cũng đã bị cắt. Tuy nhiên, mạng điện thoại nội hạt vẫn hoạt động và người Tonga vẫn có thể liên lạc với nhau. Nhưng ông cho biết đám mây tro vẫn chưa tan và điện thoại vệ tinh cho các cuộc gọi quốc tế vẫn không thể hoạt động.

Bình Minh (t/h)

Xem thêm:

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

44 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago