Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng việc đánh cắp sở hữu trí tuệ, thao túng tiền tệ, trợ giá nhà nước, các sắc thuế và thao túng hệ thống luật trong hàng thập kỷ để mang lại cho các công ty Trung Quốc lợi thế không chính đáng so với các công ty nước ngoài. Đằng sau điều này là mục tiêu đã tuyên bố một cách công khai là để “bắt kịp nhanh chóng” và “vượt trên” nước Mỹ.
Hiện nay chính quyền Trump đang vấp phải thách thức gay go nhằm chấm dứt các giao dịch không công bằng của ĐCSTQ, nhiều hãng tin đã tô vẽ ý tưởng của “cuộc chiến thương mại” với Trung Quốc như thể nó là một hiện tượng mới mẻ. Trên thực tế, đó là một cuộc chiến xảy ra đã hàng thập kỷ, nhưng nước Mỹ chỉ mới bắt đầu làm điều gì đó với nó.
Chứng mất trí lịch sử này có giá trị chiến lược. Đối với ĐCSTQ, họ sử dụng tính chóng quên hay sự thiếu nhận thức rõ ràng của công chúng về quá khứ của họ để tự đóng khung mình như là nạn nhân của “cuộc chiến thương mại của Trump”. Và vài hãng tin có chính sách hoàn toàn trái ngược với những gì ông Trump đã thực hiện, đang cố tình vào hùa với trò chơi chữ của Trung Quốc nhằm phớt lờ đi bối cảnh lịch sử.
Ngày 28 tháng Tư, ĐCSTQ đã đưa ra một chiến thuật nhằm lợi dụng tính thiếu minh bạch trong lịch sử cuộc chiến thương mại: đơn giản là chối bỏ nó đã từng xảy ra.
Ông Shen Changyu, người đứng đầu Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc, nói rằng những chỉ trích ĐCSTQ về các chính sách sở hữu trí tuệ là “thiếu bằng chứng”.
“Những chỉ trích của một số nước về bảo hộ sở hữu trí tuệ của Trung Quốc thiếu bằng chứng và không rõ ràng”, tờ Hoa Nam Buổi Sáng dẫn lời ông Shen Changyu.
Tất nhiên, có hàng đống chứng cứ. Những ước tính về giá trị của việc đánh cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc chống lại nước Mỹ là từ 13 tỷ USD đến 400 tỷ USD một năm. Một vài ước tính đánh giá thiệt hại về giá trị kinh tế Mỹ do bị Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ là hàng nghìn tỷ USD.
ĐCSTQ đã sử dụng một hệ thống khổng lồ – gồm tin tặc trong giới quân sự, gián điệp, nhà nghiên cứu, sinh viên và doanh nhân – để đánh cắp sở hữu trí tuệ từ các công ty Mỹ. Gồm cả những tin tặc khét tiếng trong đơn vị quân đội 61398 của ĐCSTQ – đơn vị đã bị chính quyền Obama buộc tội vì trộm cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Khi ĐCSTQ cơ cấu lại các hoạt động quân sự của Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược mới, vào lúc đó, đơn vị 61398 chỉ là một trong 22 đơn vị tác chiến được biết chuyên tiến hành các hoạt động tương tự. Nó nằm trong Đơn vị thứ Ba thuộc cục tác chiến của Bộ Tổng tham mưu của ĐCSTQ. Đơn vị thứ Ba này tập trung vào các hoạt động không gian mạng, phối hợp với Đơn vị thứ Hai, chuyên về các mạng lưới gián điệp.
Từ năm 1986, đề án 863 của ĐCSTQ đã định hướng chính sách vào đánh cắp kinh tế. Các chương trình bổ sung, như Chương trình Ngọn đuốc, Chương trình 211 và Chương trình 973, cũng chuyển hướng vào các hoạt động tương tự. Theo quyển “Gián điệp Công nghiệp Trung Quốc” của ông William C. Hannas và cộng sự, “Mỗi một chương trình này tìm kiếm sự cộng tác và công nghệ của nước ngoài để bù đắp những khoảng cách chủ yếu.”
Từ đó, dựa vào Đề án 863, ĐCSTQ đã bổ sung thêm vào chính sách đến năm 2025 của Trung Quốc. Kế hoạch này đưa ra 10 lĩnh vực công nghệ liên quan nhằm làm ĐCSTQ có ảnh hưởng chi phối – bằng mọi cách móc ngoặc hoặc lừa đảo.
Sau khi đánh cắp được sở hữu trí tuệ, ĐCSTQ đảo ngược hoàn toàn cách tạo ra nó qua các tổ chức quốc gia giới thiệu hàng mới, còn được biết đến như là Các trung tâm chuyển đổi công nghệ quốc gia của Trung Quốc. Theo tin từ Hannas và cộng sự, ĐCSTQ đã tiến hành những hoạt động này vào năm 2001 và đến năm 2007 đã chỉ đạo quyết liệt hơn qua Chương trình khuyến khích thực hiện chuyển đổi công nghệ quốc gia.
ĐCSTQ điều khiển 202 trung tâm chuyển đổi này như là “các hình mẫu cho các cơ sở chuyển đổi khác mô phỏng”, gồm cả Cục chuyên gia nước ngoài nằm trong uỷ ban quốc gia về khoa học và công nghệ – thuộc văn phòng về người Trung Quốc ở nước ngoài và trung tâm chuyển đổi công nghệ quốc gia tại trường đại học khoa học và công nghệ Hoa Đông.
“Những bản điều lệ của chúng chỉ ra một cách rõ ràng ‘công nghệ nước ngoài và trong nước’ là những mục tiêu ‘thương mại hoá,’” các tác giả tuyên bố trong quyển “Gián điệp công nghiệp Trung Quốc”.
Cùng với những hoạt động này, ĐCSTQ còn điều hành nhiều mạng lưới gián điệp công khai trên diện rộng trong Mặt trận thống nhất, gồm cả các mạng lưới giám sát dành cho đánh cắp kinh tế. Họ chỉ đạo các nhóm sinh viên, như Hội sinh viên và học giả Trung Quốc để cài cắm các sinh viên Trung Quốc một cách có chiến lược vào các vị trí và các ngành công nghiệp mục tiêu.
ĐCSTQ đã sử dụng trợ giá nhà nước, các biện pháp trừng phạt về pháp lý đối với các công ty nước ngoài, và gián điệp công nghiệp để làm cạnh tranh nước ngoài giảm giá trị và không đủ năng lực. Một ví dụ của điều này là các cuộc tấn công mạng trong “chiến dịch rồng đêm” của ĐCSTQ từ năm 2013, được ĐCSTQ sử dụng để do thám các đối thủ trong ngành công nghiệp năng lượng, khiến họ có khả năng bỏ thầu các hợp đồng với giá thấp.
Chiến lược của ĐCSTQ nhằm thay đổi những nhận thức về quy mô và tác động của việc đánh cắp sở hữu trí tuệ của họ đơn giản là rất hiệu quả. Những hoạt động đánh cắp kinh tế của họ sử dụng cách tiếp cận “cái chết bởi hàng nghìn vết đâm” và có một hệ thống chính quyền khổng lồ đằng sau. Đó là một tội ác chống nước Mỹ đã xảy ra nhiều thập kỷ.
Tác giả: Joshua Philipp
Biên dịch: Dung Lê
Nguồn: Bài bình luận “The CCP Uses Lies to Conceal Its Trade Wars” đăng trên The Epoch Times ngày 2/5/2019.
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…