ĐCSTQ vụng về che dấu tội ác diệt chủng bằng vài phép toán phổ thông

Kể từ năm 2010, sau quá nhiều chỉ trích và cáo buộc liên quan tới việc thu hoạch nội tạng quy mô lớn, ĐCSTQ đã công bố với quốc tế rằng Trung Quốc sẽ tiến hành cải cách hệ thống ghép tạng và xây dựng hệ thống hiến tạng. Nhiều năm sau đó, các số liệu mà ĐCSTQ công bố đối với thế giới khiến một số người lầm tưởng rằng Trung Quốc đã thay đổi. Tuy nhiên rất nhiều bằng chứng lại cho thấy ĐCSTQ chỉ đang che dấu tội ác của mình, đơn cử như việc ngụy tạo số liệu ghép tạng một cách vô cùng vụng về.

Cuối năm 2018, ĐCSTQ vẫn đang thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm. Đây là điều mà nhiều hãng truyền thông uy tín như BBC, Forbes, Wall Street Journal đã đăng tải, và cũng đã được khẳng định trong tòa án quốc tế độc lập. Nhưng tại sao cộng đồng y khoa quốc tế, cộng đồng đáng lẽ phải lên tiếng đầu tiên, lại từng im lặng suốt nhiều năm trời kể từ khi tội ác này được đưa ra ánh sáng năm 2005?

Đó là vì sau nhiều năm từ chối thừa nhận, Trung Quốc đột nhiên công bố cải cách ghép tạng vào năm 2010, cam kết ngừng thu hoạch nội tạng từ tù nhân, và xây dựng hệ thống hiến tạng COTRS (China Organ Transplant Response System – Hệ thống phản ứng cấy ghép tạng Trung Quốc). Thậm chí năm 2014, Trung Quốc còn tuyên bố rằng kể từ 1/1/2015, nguồn tạng dành cho cấy ghép ở Trung Quốc sẽ hoàn toàn hợp pháp.

Kể từ đó, các quan chức Trung Quốc đã liên tục thông báo các thành công của hệ thống mới. Theo dữ liệu của COTRS, từ 2010 tới 2016, số lượng người hiến tự nguyện qua đời hàng năm đã tăng từ 34 lên 4080, tăng 12.000%; số lượng gan và thận cấy ghép tăng từ 63 tới 10.481, tăng 16.636%. Những số liệu thành công đó đã khiến Cộng đồng Cấy ghép quốc tế TTS và tổ chức Y tế Thế giới WHO bất ngờ, hoan nghênh.

Vậy câu hỏi đặt ra: Điều này mâu thuẫn với kết luận của BBC, Forbes, Wall Street Journal, hay của tòa án quốc tế vào cuối 2018, đầu 2019. Vậy bên nào đúng?

Một nghiên cứu mới đây tập trung vào số liệu ghép tạng mà Trung Quốc công bố, cho thấy chính quyền nước này đã ngụy tạo số liệu một cách vụng về bằng các hàm số bậc hai. Bài báo của nghiên cứu sinh Matthew P. Robertson tại đại học quốc gia Úc, được hướng dẫn bởi tiến sĩ thống kê học Raymond L. Hinde và giáo sư bác sĩ phẫu thuật Jacob Lavee.

Trong bài báo này đã chỉ ra, các quan chức Trung Quốc sử dụng hàm số bậc hai (đường parabol) để ngụy tạo số liệu ghép tạng trong nhiều năm. Số liệu này sau đó được quan chức Trung Quốc công bố ra thế giới. Sử dụng toán học, nghiên cứu khoa học này cũng đưa ra các mâu thuẫn và bất hợp lý trong các số liệu khác mà Trung Quốc công bố. (Xem toàn bộ tại đây)

Số liệu cấy ghép do quan chức Trung Quốc đưa ra vào 2/2017.
Số liệu cấy ghép do quan chức Trung Quốc đưa ra vào 7/2018.
Đường cong parabol cho thấy các số liệu này khớp vào đồ thị của hàm số bậc hai, có thêm bớt một vài đơn vị. Khảo sát các số liệu ghép tạng của nhiều nước trên thế giới, nghiên cứu nhận định các số liệu ghép tạng của Trung Quốc là ngụy tạo. Các trường hợp mâu thuẫn khác phức tạp hơn cũng được phát hiện bằng toán học trong một số số liệu khác do quan chức Trung Quốc công bố.

Trên thực tế, đây chỉ là một bằng chứng quá nhỏ trong nhiều bằng chứng về số liệu do các nhà điều tra độc lập thu thập được, cho thấy số liệu ghép tạng của Trung Quốc là một con số khổng lồ, vượt xa những gì ĐCSTQ tuyên bố.

Cho đến năm 2018, theo số liệu được chính quyền Trung Quốc công bố, mới chỉ có 6.000 người tình nguyện hiến tạng, cung cấp 18.000 nội tạng. Tuy nhiên, số lượng ca ghép tạng thực sự ở nước này lại lớn hơn rất nhiều.

Trong bài viết về “Cơn ác mộng” thu hoạch nội tạng người tại Trung Quốc, Wall Street Journal dẫn báo cáo “Bloody Harvest | The Slaughter: An Update” (Tạm dịch: Thu hoạch đẫm máu | Đại thảm sát: Bản cập nhật) của các nhà điều tra độc lập tổng hợp số liệu từ 712 bệnh viện ghép tạng của Trung Quốc, ước tính rằng có từ 60.000 đến 100.000 nội tạng được cấy ghép hàng năm. Chỉ tính riêng tại một bệnh viện ghép tạng là bệnh viện Thiên Tân số 1, số lượng ca ghép tạng hàng năm đã là 6.000. Số liệu này là khả tín, hoàn toàn có thể tra cứu lại độc lập từ các thông cáo riêng của từng bệnh viện sử dụng dịch vụ lịch sử Internet (archive.org) được ghi chú trong báo cáo.

Hàng chục bằng chứng từ các góc độ khác nhau đã được các nhà điều tra đưa ra. Một bằng chứng khó có thể chối cãi mà Forbes từng đề cập vào đầu năm 2019 là bản ghi âm các cuộc điện thoại tới 12 bệnh viện khác nhau, tại các thành phố lớn thuộc 11 tỉnh thành của Trung Quốc. Trong các băng ghi âm, nhiều người thuộc cấp giám đốc hoặc chủ tịch của các bệnh viện ghép tạng đều thừa nhận rằng họ đang sử dụng nội tạng của tù nhân lương tâm.

Bệnh viện trung tâm số 1 Thiên Tân. Đây là bệnh viện xuất hiện trong phóng sự điều tra của đài Chosun Hàn Quốc. Phóng sự này chỉ ra rằng tình trạng người Hàn Quốc đổ xô đi du lịch ghép tạng tại Trung Quốc chính là tiếp tay cho tội ác. (Ảnh qua mapio.net)

Thực chất, việc cải cách ghép tạng của Trung Quốc không công khai minh bạch và không thể giám sát. Năm 2015, Trung Quốc đã từng tự nhận là quốc gia có hệ thống hiến tạng lớn nhất châu Á, và đã dừng sử dụng nội tạng từ tử tù. Tuy nhiên khác với các nước có hệ thống hiến tạng tiên tiến, hệ thống hiến tạng của Trung Quốc là không công khai, không thể kiểm chứng. Trung Quốc chỉ công bố số liệu ghép tạng của mình mà không đưa ra chứng cứ cụ thể. Mọi nỗ lực khảo sát số liệu ghép tạng thực sự tại nước này đều phải thực hiện thủ công từ các bài báo và từ số liệu công bố tản mát trên website của từng bệnh viện.

Chuyện quan chức Trung Quốc nói dối truyền thông quốc tế về vấn đề ghép tạng không phải là điều hiếm gặp, nhưng vẫn khiến cộng đồng quốc tế bối rối. Đơn cử như từ năm 2000 tới 2005, quan chức Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận họ lấy nội tạng từ tù nhân, kể cả sau khi một bác sĩ phẫu thuật đào thoát khỏi Trung Quốc đứng ra làm chứng tại phương Tây về việc này. Cuối 2005, quan chức Trung Quốc lại đột nhiên thừa nhận họ lấy nội tạng từ tử tù. Đó chính là thời điểm xuất hiện các nghiên cứu cho rằng ĐCSTQ đang thu hoạch nội tạng trên quy mô lớn từ tù nhân lương tâm là những người có tín ngưỡng, bao gồm nhóm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật giáo Tây Tạng, Cơ đốc giáo không đăng ký, và nhóm khí công Pháp Luân Công.

Không chỉ nói dối, trong những lần “mời tham quan” hệ thống ghép tạng được lên kịch bản trước, chính quyền Trung Quốc đã lừa dối các nhà báo, các chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc. Trong khi đó, họ lại từ chối nhập cảnh đối với tất cả các nhà nghiên cứu độc lập mong muốn điều tra về tình hình cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc.

Trong bối cảnh sự thật đang trở nên ngày càng rõ ràng hơn, mới đây nhất, tạp chí y khoa BMJ – British Medical Journal, một trong những tạp chí y khoa lâu đời nhất thế giới tại Anh quốc – đã đăng tải một nghiên cứu kêu gọi cộng đồng y học ghép tạng thế giới tẩy chay 400 bài báo khoa học tới từ Trung Quốc do những nghiên cứu khoa học này có thể sử dụng nguồn nội tạng phi đạo đức của tù nhân Trung Quốc.

Với lịch sử nói dối của chính quyền Trung Quốc, và trước tội ác vi phạm nhân quyền, chống lại loài người của ĐCSTQ, việc cộng đồng quốc tế có những trừng phạt thích đáng đối với Trung Quốc, không chỉ trong vấn đề nghiên cứu khoa học, chỉ còn là vấn đề thời gian.

Minh Nhật

Xem thêm:

Minh Nhật

Published by
Minh Nhật

Recent Posts

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

46 giây ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

23 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago