Tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 13/4, ông Farhan Haq – Phó phát ngôn của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết, tính đến hết ngày 12/4, tổ chức LHQ toàn thế giới đã có 3 nhân viên chết vì viêm phổi Trung Cộng biến chứng (còn gọi là viêm phổi Vũ Hán, COVID-19), 189 nhân viên dương tính với virus.
Trong thông báo với các quốc gia thành viên vào tuần trước, Phó Tổng thư ký Amina Mohammed đã phát biểu rằng đại dịch ảnh hưởng đến các thành viên của LHQ khiến tổ chức này phải đối phó một cách cấp bách. Bà nói: “Cuối cùng, tựu chung vẫn là một vấn đề này: nếu COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi Trung Cộng) còn đang lây nhiễm ở địa phương nào đó, chúng ta vẫn sẽ không an toàn ở bất cứ nơi đâu. Nếu chúng ta không đồng thời đối diện với đại dịch và hậu quả của nó, virus sẽ tiếp tục lan truyền như cháy rừng, cướp đi sinh mạng và đe dọa đến sự gắn kết xã hội.”
Nhìn lại lịch sử của LHQ trong hơn một thập kỷ qua, có thể thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sớm thâm nhập vào LHQ và hoạt động trong các tổ chức quốc tế trực thuộc. Ông Peter Navarro, giám đốc Văn phòng Chính sách Thương mại và Sản xuất của Nhà Trắng đã nói: “Chính phủ Trung Quốc ý đồ kiểm soát các cơ quan chuyên môn trong cơ cấu nội bộ LHQ thông qua các chính sách thuộc địa, hối lộ mua chuộc, hoặc các phương thức khác để kiểm soát các tổ chức trực thuộc LHQ, gây thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ và thế giới.”
Ông Navarro nói rằng, “Trong thập kỷ qua, ĐCSTQ đã hoạt động rất, rất tích cực để cố gắng kiểm soát các tổ chức thuộc LHQ bằng cách đưa người của họ lên các vị trí lãnh đạo cao nhất. Tất nhiên ĐCSTQ cũng sử dụng những người đại diện kiểu như Tổng giám đốc WHO Tedros, đại diện thuộc địa… để gây ảnh hưởng và thao túng các tổ chức khác. Chính phủ ĐCSTQ đã kiểm soát 5 trong số 15 cơ quan chuyên môn.”
Theo báo cáo, có 15 cơ quan chuyên môn tại LHQ, 5 trong số đó là do ĐCSTQ kiểm soát hoàn toàn, đó là: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp (UNIDO), Liên minh Viễn thông Quốc tế LHQ (ITU), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Ngoài Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trong số 15 cơ quan chuyên môn của LHQ, nhiều tổ chức là dưới quyền lãnh đạo của những người trong ĐCSTQ: Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO); Lý Dũng (Li Yong), Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển Công nghiệp (UNIDO); Triệu Hậu Lân (Houlin Zhao) Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế Liên Hiệp Quốc (ITU); Liễu Phương (Liu Fang) Tổng thư ký Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Ngoài ra, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đảm nhiệm các vị trí cao trong các tổ chức quốc tế còn có: Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Ngân hàng Thế giới Dương Thiếu Lâm (Yang Shaolin); Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Dịch Tiểu Hoài (Yi Xiaohuai); Tổng Thư ký Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Lâm Kiến Hải (Lin Jianhai) và Phó chủ tịch Trương Đào (Zhang Tao); Phó Tổng thư ký Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Vương Bân Dĩnh (Wang Binying); và Trợ lý Tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Trương Văn Kiến (Zhang Wenjian).
Đầu tháng Tư năm nay, đại diện ngoại giao của ĐCSTQ đã trở thành thành viên của Nhóm tư vấn Hội đồng Nhân quyền LHQ. ĐCSTQ, Cuba và các quốc gia có hồ sơ nhân quyền kém đã kiểm soát Hội đồng Nhân quyền. Một thực tế không thể chối cãi là các ủy ban đặc biệt của LHQ đã rơi vào tay ĐCSTQ.
Ông Navarro nói thêm: “Thiệt hại gây ra do sự kiểm soát tuyệt đối của chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với WHO là cực kỳ lớn. Họ đã ngăn cản việc trao đổi thông tin về việc ngăn chặn sự lây lan của virus ‘từ người lây truyền sang người’, và từ chối gọi đó là đại dịch. (Khi virus bùng phát) về cơ bản họ không khuyến khích các lệnh cấm du lịch. Đây là một trong những điều nghiêm trọng nhất mà chúng tôi thấy.”
Nhật báo Le Figaro (Pháp) số ra ngày 9/4 : “Từ đầu năm 2010, lợi dụng cơ hội Hoa Kỳ rút khỏi các hiệp định đa phương, ĐCSTQ đã âm thầm vươn vòi bạch tuộc len lỏi vào Trung tâm Truyền thông LHQ, Hội đồng Bảo an LHQ, v.v. thúc đẩy các con cờ trong các tổ chức xã hội quốc tế của LHQ, chẳng hạn như thực tế cách làm và kết quả ở WHO lần này. ĐCSTQ giống như bạch tuộc đang vươn vươn vòi vào những vị trí trống trong các tổ chức, sau đó lặng lẽ đẩy người của mình vào các vị trí chiến lược.”
Bài báo đưa thêm các ví dụ khác: “ĐCSTQ trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ (UNIDO), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bằng thủ đoạn tham gia vào một số hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan và các quốc gia khác, tăng số tiền quyên góp, cố gắng thêm các điều khoản bổ sung cho các đạo luật (của các tổ chức này) và nắm lấy vị trí lãnh đạo ở Tổ chức Cảnh sát Quốc tế Interpol.”
Để hiểu được cách thức hoạt động của ĐCSTQ, có thể lấy Tổng giám đốc WHO Tedros làm ví dụ. J. Michael Cole, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu Canada, tiết lộ rằng hồ sơ trong thời gian làm bộ trưởng y tế tại quê nhà Ethiopia của ông Tedros rất sơ sài, tuy nhiên có cáo buộc rằng ông ta đã tham gia vào việc che đậy dịch tả ở nước này. Năm 2017, ông ta lại được đề cử làm Tổng giám đốc của WHO. Với sự hỗ trợ của ĐCSTQ, ông Tedros của Mặt trận dân chủ cách mạng nhân dân Ethiopia (Đảng Marxist-Leninist) đã đánh bại đối thủ của ông, David Nabarro của Vương quốc Anh, người được Hoa Kỳ tín nhiệm. Sau khi được bầu, ông Tedros nhắc lại việc giữ vững nguyên tắc “một Trung Quốc”.
Michael Cole phân tích, rõ ràng Tedros và tổ chức mà ông ta đứng đầu rất sẵn lòng phớt lờ ‘viêm phổi Trung Cộng’, cũng giống như cách họ từ chối thừa nhận rằng họ đã từng phớt lờ việc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan cảnh báo về viêm phổi Trung Cộng “lây truyền từ người sang người” vào tháng Một. Tuy nhiên, từ những cái “phớt lờ” này cuối cùng đã dẫn đến đại dịch khủng khiếp khiến hàng chục ngàn người trên thế giới thiệt mạng.
Kristine Lee, một nhà nghiên cứu liên kết trong chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương tại “Trung tâm An ninh mới của Hoa Kỳ”, trong một báo cáo cho biết, ĐCSTQ đã sớm tác động đến WHO từ trước lần đại dịch này. Đầu năm 2017, ông Tedros đã tung hô vai trò của ‘Một vành đai, Một con đường’ trong việc thúc đẩy chăm sóc y tế chất lượng cao, và đồng ý với đề xuất của Bắc Kinh về việc thành lập ‘Con đường tơ lụa chăm sóc sức khỏe’, để thúc đẩy mô hình chăm sóc sức khỏe của ĐCSTQ tại các quốc gia dọc theo tuyến ‘Một vành đai, Một con đường’.
Báo cáo tiết lộ rằng Bắc Kinh đã biến virus Trung Cộng (virus viêm phổi Vũ Hán, virus corona mới) từ tình huống đáng xấu hổ trở thành cơ hội mở rộng cho việc thâm nhập ảnh hưởng tại LHQ. Mặc dù chính quyền ĐCSTQ phủ nhận “lây truyền từ người sang người” trong giai đoạn đầu lây lan của virus và ngăn các chuyên gia của WHO tiến vào nước này, Tổng Giám đốc WHO Tedros liên tục ca ngợi phản ứng của chính quyền ĐCSTQ đối với sự bùng phát dịch bệnh.
Vào tháng Ba, chỉ vài tuần trước khi ông Trump bắt đầu nói về việc cắt giảm tài trợ cho cơ quan này, ĐCSTQ đã tuyên bố quyên góp 20 triệu USD cho WHO để chống dịch.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đã nói về “các mục tiêu và nguyên tắc chung” trong bài phát biểu kỷ niệm ngày ký Hiến chương Đại Tây Dương năm 1942, trong đó “niềm tin đối với cuộc sống, tự do, độc lập và tự do tôn giáo” và “bảo vệ nhân quyền và công lý” cuối cùng đã trở thành nguyên tắc sáng lập LHQ.
Bà Kristine Lee trong báo cáo đã bình luận, đại dịch virus Trung Cộng đã cho thế giới thấy một LHQ – dưới ảnh hưởng của ĐCSTQ – đang phát triển thành một tổ chức khiến những ‘nguyên tắc sáng lập’ gần như không còn nhận ra được nữa. Thay vì phục vụ lợi ích của thế giới, tổ chức quốc tế này ngày càng ủng hộ chủ nghĩa quyền lực, đặc biệt là đối với ĐCSTQ.
Nhà xuất bản thâm niên Nhan Thuần Câu (Yan Chungou) bình luận trên Facebook, trong những năm qua, ĐCSTQ đã sử dụng các quy tắc chính trị ngầm đang thịnh hành ở Trung Quốc Đại Lục để áp dụng vào cộng đồng quốc tế, thể hiện ở việc dùng tiền mua chuộc các nước vừa và nhỏ, hối lộ các nhân vật trọng yếu ở các nước, mua chuộc các chính trị gia, sử dụng ‘Một vành đai, Một con đường’ để bóp nghẹt kinh tế của các nước yếu. Trên cơ sở đó, ĐCSTQ đã âm thầm thay đổi thành phần và cấu trúc của các tổ chức quốc tế, tăng cường ảnh hưởng mềm, kiểm soát phiếu bầu và kiểm soát các ứng cử viên, cuối cùng đạt được mục đích nắm quyền phát biểu và thay đổi các quy tắc đạo đức trong thông lệ quốc tế.
Điều này trùng khớp với phân tích của J. Michael Cole: Trong thập kỷ qua, chúng ta đã cho phép ĐCSTQ, một trong những tổ chức vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất thế giới, bành trướng kiểm soát hệ thống LHQ. Thông qua ảnh hưởng này, họ đã viết lại các nguyên tắc mà LHQ đã giữ gìn kể từ khi thành lập sau Thế chiến II. ĐCSTQ đã làm điều này không phải vì tin vào hệ thống quốc tế, mà vì đó là một kênh có thể lợi dụng để thông qua đó thúc đẩy tham vọng chính trị.
Ngày 8/4/2020, LHQ tuyên bố bổ nhiệm một đại diện của ĐCSTQ vào vị trí giám sát trong một tổ chức của Hội đồng Nhân quyền, gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các tổ chức phi chính phủ. Báo cáo của Nhật báo Le Figaro (Pháp) dẫn lời ông Hillel Neuer, Giám đốc điều hành của U.N. Watch: “Cho phép Trung Quốc, một chế độ áp bức và vô nhân đạo vận hành, lựa chọn và xây dựng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và là người chịu trách nhiệm vạch trần các vi phạm nhân quyền trên thế giới. Điều này vừa không hợp lý vừa không phù hợp đạo đức. Điều này tương đương với việc để một người mắc chứng cuồng phóng hỏa vào làm chỉ huy chữa cháy.”
Theo báo cáo của Fox News vào ngày 14/12/2019, nhân viên LHQ Emma Reilly nói với truyền thông rằng Văn phòng Nhân quyền LHQ Thụy Sĩ tiếp tục cung cấp cho ĐCSTQ một danh sách các nhà hoạt động nhân quyền chỉ trích chế độ. Trong một lá thư gửi các nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ và các nghị viên Quốc hội, bà nói: “Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (OHCHR) rõ ràng là đang tiếp tục cung cấp tin tức cho ĐCSTQ, tiết lộ thông tin về việc nhân viên nhân quyền nào sẽ tham gia cuộc họp ở Geneva.” Trên thực tế, từ năm 2017, Reilly đã cáo buộc các hành động của Văn phòng Nhân quyền LHQ.
Fox News đã nhận được một bản tố cáo của Reilly. Một trong những email cho thấy Văn phòng Nhân quyền LHQ đã cung cấp danh sách tên của một số nhà bất đồng chính kiến cho ĐCSTQ. Bức thư cũng cho biết một số nhà hoạt động là công dân Hoa Kỳ hoặc là công dân vĩnh viễn.
Vụ việc này đã gián tiếp phơi bày một trong những thủ đoạn mà ĐCSTQ đã sử dụng đằng sau hậu trường để làm suy yếu cơ chế nhân quyền của LHQ trong nhiều năm, phản ánh sự thâm nhập sâu rộng của nó vào các vấn đề nhân quyền của LHQ. Nhưng trên thực tế, vụ việc chỉ hé lộ “phần nổi của tảng băng trôi”.
Kristine Lee trong báo cáo cho biết cuộc vận động (thâm nhập) này nhằm biến bộ máy quản trị toàn cầu theo hướng không tự do, bình đẳng, biến lợi ích trở thành đặc quyền của các nhà độc tài.
Bài báo cho thấy trong những năm qua, chính quyền Bắc Kinh đã xếp chỗ cho người Trung Quốc vào các ghế đứng đầu các cơ quan trong cơ cấu nội bộ của LHQ. Thứ trưởng bộ Nông nghiệp Trung Quốc là Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) đã giữ vị trí lãnh đạo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ từ năm 2019.
Còn trước đó, năm 2018, Triệu Hậu Lân (Houlin Zhao) đã được bầu lại chức Tổng thư ký Liên minh Viễn Thông Quốc tế, đây là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ mạng truyền thông. Triệu Hậu Lân đã lợi dụng vị trí của mình để thúc đẩy Huawei trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G toàn cầu.
Năm 2017, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã bổ nhiệm cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) làm Phó Tổng thư ký LHQ, phụ trách các vấn đề kinh tế xã hội. Nhiệm vụ của cơ quan này là thúc đẩy việc thực hiện các kế hoạch mang tính biểu tượng của LHQ, thúc đẩy phát triển, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu bất bình đẳng. Tổng thư ký Tổ chức Hàng không Quốc tế Lưu Phương (Liu Fang, cựu quan chức Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc), người phụ trách giám sát du lịch hàng không toàn cầu, đã từng bị cáo buộc đặt Đài Loan bên ngoài thỏa thuận hàng không dân dụng liên quan đến virus Trung Cộng.
Trong bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ tháng 10/2017, ông Tập Cận Bình đã nêu quan điểm của mình, “tích cực tham gia lãnh đạo cải cách hệ thống quản trị toàn cầu”. Mặc dù ông chỉ nói qua loa về các vấn đề như dân chủ hóa quan hệ quốc tế và cho các nước đang phát triển có vị thế bình đẳng trong hệ thống quản trị toàn cầu, nhưng các nhà quan sát Trung Quốc tin rằng đây là vấn đề chính trong nhiều năm.
ĐCSTQ đã chọn dùng “Mục tiêu phát triển bền vững” của LHQ làm công cụ thúc đẩy chiến lược kinh tế ‘Một vành đai, Một con đường’. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại Diễn đàn ‘Một vành đai, Một con đường’ năm 2019 tại Bắc Kinh, chúc mừng sáng kiến này phù hợp với các “Mục tiêu phát triển bền vững”. Trên thực tế, dự án này đã bị chỉ trích rộng rãi vì coi thường việc bảo vệ môi trường.
Trong những năm tiếp theo, ĐCSTQ đã tích cực hoạt động để áp đặt các cơ chế phi tự do của mình lên các tổ chức quốc tế. Thông qua việc thành lập các liên minh, đóng góp tài chính kịp thời và nỗ lực duy trì liên tục các hoạt động quyên góp, chính quyền Bắc Kinh đã đạt được bước tiến trong việc biến LHQ thành nền tảng cho việc mở rộng chính sách đối ngoại của mình, bao gồm thúc đẩy lợi ích kinh tế của ĐCSTQ, bóp nghẹt các nhà bất đồng chính kiến, bài xích các nước dân chủ, cùng với việc tạo lỗ hổng trong các trình tự dựa trên những quy tắc. Những dấu vết này có thể được nhìn thấy ở hầu hết mọi ngõ ngách trong tổ chức.
Bắc Kinh thậm chí còn sử dụng gã khổng lồ viễn thông Tencent để đánh bóng thương hiệu quản trị toàn cầu. LHQ gần đây đã tuyên bố rằng họ sẽ hợp tác với công ty phần mềm giám sát lớn nhất Trung Quốc Tencent để tổ chức các hội nghị trực tuyến và các thông tin liên lạc trực tuyến khác liên quan đến kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ vào tháng 9 năm nay. Trước đó, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã sớm bắt đầu hợp tác với Tencent từ năm 2018.
Với sự phủ khắp công nghệ trên toàn bộ các tổ chức của LHQ, Trung Quốc đã hợp tác với Nga để thể chế hóa các chuẩn mực quốc tế về giám sát và đánh giá, bao gồm việc thông qua Nghị quyết chung về tội phạm mạng của LHQ tháng 11/2019, mang lại cho chính quyền độc tài này năng lực đàn áp và kiểm duyệt bất đồng chính trị trên một phạm vi rộng.
Thông qua các thủ đoạn này, ĐCSTQ đã thành công trong việc loại bỏ các chuẩn mực tự do và dân chủ của luồng thông tin tự do quốc tế, đồng thời tìm cách thiết lập một môi trường thông tin toàn cầu có lợi cho tuyên truyền và kiểm duyệt thông tin quốc gia.
Nhiều chuyên gia đã phân tích các lý do khách quan cho sự thâm nhập nghiêm trọng của ĐCSTQ vào LHQ: sự cẩu thả và thiếu lãnh đạo của các nước dân chủ phương Tây đã cho phép ĐCSTQ tích lũy một lượng lớn các tác động bất lương đối với Hội đồng Nhân quyền LHQ, Hội đồng Kinh tế & Xã hội và Đại hội đồng LHQ, lợi dụng các quốc gia thành viên “bỏ phiếu” để thúc đẩy các chương trình nghị sự phản dân chủ.
Kristine Lee trong báo cáo đã cảnh báo rằng nếu không có thông tin nhất quán, minh bạch và hướng dẫn rõ ràng do các cơ quan điều phối quốc tế ban hành, chính phủ và công chúng ở nhiều quốc gia sẽ không chuẩn bị đầy đủ cho thiệt hại cuối cùng do virus Trung Cộng gây ra, hơn nữa trong tương lai thảm họa sẽ xảy ra một lần nữa.
Bà nói rằng khi cuộc khủng hoảng dịu bớt, bài học từ trong đại dịch này có thể cho các quốc gia này cơ hội xem xét lại mối quan hệ giữa LHQ và ĐCSTQ. Bà đề nghị khởi đầu bằng cách phát động một cuộc truy cứu trách nhiệm các lãnh đạo ĐCSTQ.
Đại dịch có thể mang đến một kết cục nhất định, khiến Hoa Kỳ cùng các đồng minh dân chủ và các đối tác thức tỉnh, xem xét và loại bỏ sự thâm nhập và lũng đoạn vào xã hội phương Tây của ĐCSTQ, đưa thế giới quay trở lại với các giá trị truyền thống phổ quát.
Lí Duyên – Theo Epoch times (Mộc Lan biên dịch)
Xem thêm:
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…