Sau 25 năm được phổ truyền, chính quyền Trung Quốc vẫn âm thầm đàn áp Pháp Luân Công tại quốc gia này. Bất chấp những thông tin không đúng được tuyên truyền tại Đại Lục và sự ngăn cấm của chính quyền, Pháp Luân Công vẫn phát triển trên toàn cầu và có nhiều hoạt động đáng chú ý trong năm 2017.
Ngày 14/5/2017, hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công tại 58 nước trên thế giới tập trung tại Trung tâm Barclays ở Brooklyn, New York, để tổ chức giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Đây là hoạt động lớn tại New York để kỷ niệm 25 năm Pháp Luân Công được hồng truyền ra thế giới, người sáng lập Pháp Luân Công – ông Lý Hồng Chí cũng tới tham dự.
Trong buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, có hơn 10 người tập Pháp Luân Công đã lên sân khấu phát biểu. Họ chia sẻ bản thân mình chiểu theo nguyên tắc “Chân – Thiện – Nhẫn” trong cuộc sống cũng như trong công việc, làm một người tốt hơn nữa như thế nào.
Trước đó 2 ngày, tức ngày 12/5, hơn 10.000 người này cũng đã tổ chức buổi diễu hành lớn tại Manhattan, thành phố New York để nâng cao hiểu biết của mọi người về cuộc đàn áp vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc Đại Lục.
Theo thống kê không hoàn chỉnh của Epoch Times, năm 2017, các cấp của chính phủ Mỹ đã thông qua ít nhất 6 nghị án biểu dương Pháp Luân Công và chúc mừng ngày “Pháp Luân Đại Pháp” thế giới, tổng cộng có 46 lời khen ngợi và 9 thư chúc mừng được công bố.
Năm 2017, tại Canada, các cấp chính phủ đã công bố 15 lời khen ngợi và 44 thư chúc mừng để chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới.
Họ đều khen ngợi nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” mà Pháp Luân Công dạy, tạo phúc cho hàng trăm triệu người trên thế giới, người tập Pháp Luân Công trở thành tấm gương vì luôn giữ vững đức tin của mình.
Ngày 15/8/2017, Bộ ngoại giao Mỹ công bố “Báo cáo tình hình tự do tôn giáo quốc tế” năm 2016, Trung Quốc tiếp tục bị liệt vào danh sách “những nước cần đặc biệt chú ý”. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phát biểu trong cuộc họp báo có nhắc đến, năm 2016 “có nhiều người tập Pháp Luân Công tử vong trong quá trình bị giam giữ”.
Theo bản báo cáo, năm 2016, có 80 người tập Pháp Luân Công tử vong khi đang bị giam giữ hoặc tử vong không lâu sau khi được thả.
Đây là Báo cáo tự do tôn giáo đầu tiên được công bố từ khi ông Trump lên làm tổng thống, trong 18 năm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ lần đầu tiên chỉ rõ rằng người tập Pháp Luân Công bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại.
Một tháng trước khi bản báo cáo này được công bố, một bộ phận người tập Pháp Luân Công tại miền Đông nước Mỹ tiến hành mít-tinh trước Tòa nhà quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington DC, yêu cầu “chấm dứt bức hại, xử Giang Trạch Dân theo luật pháp”. Có 19 nghị viên Quốc hội Mỹ cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ đến tham dự và lên tiếng ủng hộ.
>> Freedom House: Pháp Luân Công vẫn kiên định sau 17 năm bị đàn áp
Nghị viên Quốc hội Mỹ Dana Rohrabacher nói trong buổi mít tinh: “Người tập Pháp Luân Công cứu thế giới ra khỏi lực lượng tà ác. Cảm ơn sự nỗ lực của các bạn.”
Trong bài phát biểu của mình tại buổi mít tinh, nghị viên Quốc hội Mỹ Ileana Ros-Lehtinen nói, nghị viện đã thông qua nghị quyết 343, đây là “tiếng nói lớn và rõ ràng đối với ĐCSTQ – lập tức dừng bức hại Pháp Luân Công, lập tức thả tất cả những người tập Pháp Luân Công và tù nhân lương tâm đang bị giam giữ phi pháp, lập tức dừng việc mổ sống lấy nội tạng một cách tàn nhẫn vô nhân đạo.”
Đây là hoạt động lần thứ 18 được tổ chức hàng năm trước Tòa nhà quốc hội Mỹ nhằm lên án và phản đối cuộc bức hại đối với người tập Pháp Luân Công. Ngày 20/7/1999, chính quyền Trung Quốc khống chế truyền thông toàn quốc, biên tạo giả dối, phỉ báng Pháp Luân Công khắp nơi, thực hiện chính sách diệt chủng đối với Pháp Luân Công “bôi nhọ danh dự, hủy hoại thân thể, vắt kiệt kinh tế”; 18 năm qua, khó có thể tính hết được có bao nhiêu người tập Pháp Luân Công bị lao động khổ sai, xử tù, nhục hình, thậm chí bị bức hại đến chết.
Theo thống kê chưa đầy đủ trên trang minghui.org của Pháp Luân Công, ngày 4/1 đến tháng 12/2017, có hơn 800 người tập Pháp Luân Công bị xét xử trái pháp luật, trong đó có cả người già. Cùng với đó, nhiều người trong thời gian bị giam giữ, bị giày vò bằng nhục hình, thậm chí có người còn bị liệt nằm một chỗ và nguy hiểm đến tính mạng.
Theo tin ngày 17/12/2017, người tập Pháp Luân Công có tên Phùng Ái Vinh tại thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam bị bức hại đến mù hai mắt, bị liệt toàn thân tại nhà tù nữ Tân Hương, tỉnh Hà Nam. Trước đó, ngày 23/2, Phùng Ái Vinh bị đưa ra xét xử phi pháp, về sau bị xử oan 3 năm tù.
Ngày 8/12/2017, tại huyện Hùng, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Nam. Cô Đỗ Hạ Tiên, là người tập Pháp Luân Công, bị nhốt trong lồng sắt và đưa ra tòa. Trong phiên thẩm vấn, do người bị suy nhược một cách lạ thường nên cô đã ho ra máu và bị ngất.
Người tập Pháp Luân Công tên Diệp Vệ Đông tại thị trấn Hải Môn, tỉnh Giang Tô, do gửi tin nhắn trong nhóm trên phần mềm chat QQ nên bị xử tù 1 năm 9 tháng; chủ tọa phiên tòa Lục Vệ Đông nói với người nhà của Diệp Vệ Đông, đây là áp lực từ bên trên (tức Ủy ban Chính trị Pháp luật và Phòng 610), bản thân chỉ biết nghe theo thôi.
Du học sinh Nhật Bản về nước Dương Hùng cùng vợ Tưởng Nhã Huy bị xử 6 năm tù phi pháp.
Nguyên phó giáo sư, cán bộ mỹ thuật cốt can của Trung tâm văn hóa khu Sư Hà, thị trấn Tín Dương, tỉnh Hà Nam – ông Tư Đức Lợi khởi kiện Giang Trạch Dân theo đúng pháp luật, nhưng đầu tháng 6/2017, ông bị xử trái pháp luật 3 năm 3 tháng tù.
Người tập Pháp Luân Công 76 tuổi Lưu Hy Vĩnh tại khu Kim Châu, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh bị xử tù trước 1 tháng trước khi diễn ra phiên tòa xét xử vào tháng 10/2017. Lưu Hy Vĩnh là đương sự không biết gì về việc xét xử, đến ngày 10/11 bị tòa án thông báo phạt 3 năm tù. Nhưng trong bản phán quyết lại ghi ngày tuyên phạt là 19/9.
Theo trang minghui.org, ĐCSTQ bức hại người tập Pháp Luân Công, từ tội danh cho đến thời hạn thi hành án đều do Cơ quan chuyên bức hại Pháp Luân Công (Phòng 610) và Ủy ban Chính trị Pháp luật đưa ra, người gọi là thẩm phán chỉ là con rối do ĐCSTQ tạo ra, cái gọi là tòa án chẳng qua cũng chỉ là dùng để che mắt người dân mà thôi.
>>Tại sao chính quyền Trung Quốc sợ Pháp Luân Công
Từ tháng 1/2017 đến tháng 11/2017, ít nhất có 417 trường hợp luật sư tại Đại Lục đứng ra bào chữa vô tội cho người tập Pháp Luân Công. Trong đó, nửa đầu năm có 196 trường hợp.
Ngày 7/11, tòa án Lạc Xương tỉnh Quảng Đông phán tội phi pháp đối với giáo viên Lương Kiếm Quân. Hai vị luật sư đến từ Bắc Kinh và Quảng Châu căn cứ vào hiến pháp và án lệ trong vụ kiện ở Berlin để tiến hành biện hộ vô tội cho ông Lương Kiếm Quân, yêu cầu trả lại sự trong sạch cho ông Lương.
ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công một cách phi pháp. Điều 36 trong Hiến pháp Trung Quốc quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”.
Ngày 11/12/2017, người tập Pháp Luân Công tên Dương Minh Lượng và Lưu Văn Đình bị tòa án huyện Diêm Sơn, tỉnh Hà Bắc đưa ra xét xử. Hôm đó, tòa án đã mở đĩa VCD về Triển lãm mỹ thuật quốc tế “Chân – Thiện – Nhẫn” có độ dài khoảng 20 phút, khiến cho toàn bộ phiên tòa chấn động. Theo luật sư, cảnh quay trong triển lãm, âm nhạc, đều rất tốt đẹp, tràn đầy sự từ bi và an hòa; nội dung của đĩa VCD đã biểu đạt được sự tốt đẹp của tín ngưỡng “Chân – Thiện – Nhẫn” và thiên lý thiện ác đều có báo ứng, không thấy bất cứ chỗ nào là vi phạm pháp luật.
Ngày 2/11/2017, Vương Ngọc Hồng – một người tập Pháp Luân Công tại khu Triều Dương, thành phố Bắc Kinh, bị tòa án xét xử phi pháp. Luật sư biện hộ chỉ ra, cơ quan công tố của chính quyền Trung Quốc có 2 chỗ sai lầm lớn đối với Pháp Luân Công: thứ nhất là vụ án tự thiêu giả tại Thiên An Môn, thứ hai là vấn đề có bệnh không được đến bệnh viện. Hai hiểu nhầm lớn này, đều là vì ĐCSTQ muốn kích động và duy trì bức hại đối với Pháp Luân Công mà tiến hành tuyên truyền lừa dối và bôi nhọ để hãm hại.
Theo thống kê chưa đầy đủ của trang minghui.org, do nguyên nhân rút án, trả hồ sơ, v.v, nên từ tháng 1/2017 đến 20/12/2017, các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án tại Đại Lục đã thả ít nhất 75 người tập Pháp Luân Công.
Năm 2017, tại Đại Lục liên tiếp xuất hiện việc người dân dùng dấu vân tay để ký tên, kêu gọi thả những người tập Pháp Luân Công vô tội bị giam giữ trái pháp luật. Ví như, tại huyện Kiến Bình, thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh có 354 người ký tên, yêu cầu thả Vương Hóa Học; tại thị trấn Hà Đài, thành phố Cửu Đài, tỉnh Cát Lâm, có hơn 400 người dân ký tên, yêu cầu thả Tôn Cảnh Hòa; hơn 500 người dân ở thị trấn Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông cùng ký tên yêu cầu thả Lý Ngọc Quân; v.v.
Mời xem tiếp Phần 2
Minh Tâm
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…