Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov yêu cầu nhân viên chính phủ Nga không nên sử dụng bất kỳ ứng dụng nhắn tin nào cho mục đích công việc vì không có cái nào trong số chúng an toàn về mặt bảo mật thông tin, kể cả Telegram.
Phát biểu với các nhà báo vào thứ Ba (27/8) về vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram Pavel Durov tại Pháp, ông Peskov phủ nhận việc các cơ quan chính phủ Nga đã yêu cầu các quan chức xóa tin nhắn và “dọn dẹp” những nội dung trao đổi giữa họ.
Tuy nhiên, ông cảnh báo các nhân viên chính phủ nên hạn chế sử dụng bất kỳ ứng dụng nhắn tin nào trong giao tiếp chính thức, lưu ý rằng “không có ứng dụng nhắn tin nào đủ tin cậy” để cung cấp bảo mật thông tin và Telegram cũng không ngoại lệ.
“Đây là lý do tại sao trong các cơ quan chính phủ, chúng tôi không sử dụng bất kỳ ứng dụng nhắn tin nào cho mục đích chính thức, vì điều này đơn giản là vi phạm các quy tắc và đạo đức trong chính quyền”, dẫn lời ông Peskov.
Nhà sáng lập Telegram Durov đã bị các nhà chức trách Pháp bắt giữ vào thứ Bảy (24/8) sau khi từ Azerbaijan đến Paris bằng máy bay riêng. Công dân Nga 39 tuổi này cũng sở hữu hộ chiếu của Pháp, UAE, cũng như St. Kitts & Nevis.
Hôm thứ Hai (26/8), Pháp đã công bố danh sách các cáo buộc sơ bộ đối với ông Durov, nói rằng doanh nhân công nghệ này “tạo điều kiện” cho các hoạt động bất hợp pháp trên nền tảng của mình bằng cách từ chối hợp tác với các nhà điều tra Pháp trong quá trình truy tố một bên thứ ba giấu tên. Các hoạt động này bao gồm buôn bán ma túy, rửa tiền và khiêu dâm trẻ em.
Hiện tại, Điện Kremlin vẫn từ chối bình luận về vụ bắt giữ ông Durov. Ông Peskov nói với các phóng viên vào thứ Hai (26/8) rằng Moscow phải “chờ tình hình sáng tỏ trước khi chúng tôi nói bất cứ điều gì”.
Tuy nhiên vào thứ Ba (27/8), Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho hay việc bắt giữ ông Durov đã chứng minh rằng Telegram là một nền tảng “thực sự” an toàn.
“Bây giờ, khi ông Durov rõ ràng đã bị bắt theo lời khuyên của ai đó và bị đe dọa trừng phạt khủng khiếp, trong nỗ lực nào đó để có được quyền truy cập vào các codes mã hóa, thì giờ đây, hành động của người Pháp đã chứng minh rằng Telegram thực sự là một mạng lưới đáng tin cậy và phổ biến”, ông Lavrov tuyên bố.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định rằng việc bắt giữ nhà sáng lập Telegram là một phần của “cuộc điều tra tư pháp đang diễn ra” và “hoàn toàn không phải là quyết định chính trị”.
Telegram đã phủ nhận mọi hành vi sai trái, tuyên bố rằng “thật lố bịch khi một nền tảng hoặc chủ sở hữu của nền tảng đó phải chịu trách nhiệm cho việc nền tảng đó bị lạm dụng”. Công ty nói thêm rằng Telegram tuân thủ luật pháp EU, bao gồm Đạo luật Quyền kỹ thuật số (DSA) và các lệnh trừng phạt chống Nga.
Trong khi đó, nhiều nhà dẫn đầu dư luận, cả ở phương Tây và Nga, đã chỉ trích diễn biến này là một cuộc đàn áp quyền tự do ngôn luận, cho rằng Hoa Kỳ đứng sau vụ bắt giữ.
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.