Tổng thống Joe Biden đã hứa rằng ông sẽ tăng cường ngoại giao và theo đuổi cách tiếp cận hợp tác với các đồng minh của Mỹ để giải quyết các thách thức do Trung Quốc đặt ra. Tuy nhiên, các đồng minh của Washington dường như không có chung tầm nhìn với chính quyền mới của Mỹ.
Chiến lược gắt kết các quốc gia hữu hảo nhằm gây áp lực lên Bắc Kinh của ông Biden đang phải đối mặt với khả năng đổ vỡ khi các đối tác của Mỹ như Đức và Pháp đã công khai báo hiệu rằng họ không có chung quan điểm với Washington.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần trước đã lên tiếng phản đối ý tưởng về việc xây dựng khối đồng minh chống Trung Quốc. Ông gọi biện pháp đó là “phản tác dụng”.
“Đây là một kịch bản có khả năng cao nhất dẫn đến xung đột”, ông Macron nói hôm 4/2 trong một cuộc phỏng vấn với Hội đồng Đại Tại Dương – một nhóm nghiên cứu chính sách.
“Đối với tôi, biện pháp này là phản tác dụng bởi vì nó sẽ thúc đẩy Trung Quốc gia tăng chiến lược khu vực”, ông Macron nói và cho biết thêm rằng xây dựng khối liên minh đối phó Trung Quốc cũng sẽ không khuyến khích chế độ này hợp tác về các vấn đề toàn cầu như ứng phó với biến đổi khí hậu.
Những bình luận nêu trên của Tổng thống Macron đến sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel đã từ chối sát cánh cùng Mỹ để kiềm chế Trung Quốc.
“Tôi rất muốn trách thành lập các khối liên minh”, bà Merkel đã nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos hôm 26/1. “Tôi không cho rằng nhiều xã hội sẽ có lợi nếu chúng ta sẽ nói ‘đây là Hoa Kỳ và kia là Trung Quốc và chúng ta sẽ tập hợp quanh bên này hoặc bên kia’. Đây không phải là cách nhìn nhận của tôi về cách thức chúng ta phải theo đuổi [trong việc ứng phó với Trung Quốc]”.
Chính quyền Biden đang coi việc hợp tác với các đồng minh là nền tảng trong chính sách của họ về Trung Quốc nhằm giải quyết một loạt các vấn đề gai góc, từ thương mại đến nhân quyền và Hồng Kông.
Các tổ chức vận động vì nhân quyền tại Đức đã đang thúc giục chính phủ của Thủ tướng Merkel phải thực thi biện pháp cứng rắn hơn đối với chế độ Trung Quốc liên quan đến các vấn đề Hồng Kông và Tây Tạng, nhưng các lợi ích đan xen giữa Berlin và Bắc Kinh đã đang là trở ngại, theo các nhà phê bình.
Ông Philip Stephens, cây bút của tờ Finacial Times, đã không đánh giá Đức là một đối tác đáng tin cậy của Mỹ bởi vì các lợi kích kinh tế của Berlin ở Trung Quốc và Nga.
“Không thể trông chờ vào Berlin lựa chọn giữa nhân quyền và các thương vụ hải ngoại của Volkswagen, BMW, hay Mercedes”, ông Stephens viết trong bài bình luận đăng trên Financial Times gần đây.
Trong khi đó, bà Merkel đã ra sức thúc đẩy hoàn thành thỏa thuận đầu tư kinh doanh EU – Trung Quốc vào ngày 30/12/2020, thời điểm chỉ còn vài tuần trước khi ông Biden bước vào nhiệm sở.
Thỏa thuận toàn diện mất 7 năm đàm phán này cho phép các nhà đầu tư EU được tiếp cận thị trường Trung Quốc lớn hơn. Bắc Kinh cũng đã đồng ý đảm bảo đối xử công bằng với các công ty EU và giải quyết các vấn đề lao động cưỡng bức.
Chính quyền Biden đã chỉ trích thỏa thuận nêu trên giữa EU và Trung Quốc bởi vì Brussels không tham vấn chính quyền mới ở Mỹ trước khi ký kết với Bắc Kinh.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ Nhà Trắng của ông Biden sẽ làm việc với các đồng minh ra sao nhằm giải quyết các thách thức đến từ Trung Quốc.
Ông Celte Willems, cựu nhà đàm phán thương mại chủ chốt và từng làm phó giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia thời chính quyền Trump, ủng hộ chiến lược hợp tác với các đồng minh của ông Biden. Nhưng, ông Willems cũng công nhận mối quan hệ kinh tế của EU với Trung Quốc là một trở ngại lớn [cho chiến lược của ông Biden].
“Nếu chiến lược [của ông Biden] sẽ thành công, thì thực sự cần phải có nhiều tham vọng hơn từ EU”, ông Willems nói với The Epoch Times.
Ông Willems nói rằng EU nên quyết đoán hơn trong việc chiến đấu vì các chính sách thương mại định hướng thị trường bất chấp những áp lực từ cộng đồng doanh nghiệp và chế độ Trung Quốc.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 5/2 đã né tránh trả lời một câu hỏi từ báo giới khi bà được hỏi liệu chính quyền Biden có thể phụ thuộc vào EU, sau những phát biểu mới nhất của Tổng thống Pháp Macron.
“Chính quyền này nhìn nhận Hoa Kỳ là phải tham gia vào cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, và công nghệ là lĩnh vực trọng tâm trong cuộc cạnh tranh đó”, bà Psaki trả lời câu hỏi của phóng viên và nói thêm rằng chính quyền Biden sẽ không cho phép Bắc Kinh gây tổn hại cho vai trò lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ và nghiên cứu.
“Đó chắc chắn là điều mà tổng thống [Biden] sẽ đưa ra trong các cuộc đối thoại của ông với các đối tác và đồng minh của chúng ta”, bà Psaki nói.
Thư ký báo chí Nhà Trắng hôm 11/2 cũng nói rằng chính quyền Biden “sẽ không vội vàng” và sẽ “thực hiện biện pháp chiến lược” để đối phó với Trung Quốc.
Bình luận của bà Psaki đến sau khi ông Biden hôm 10/2 đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi làm chủ Nhà Trắng. Trong cuộc điện thoại kéo dài khoảng 2 giờ này, ông Biden đã nhấn mạnh “những quan ngại cơ bản của ông về các hành động của Bắc Kinh như thông lệ kinh tế cưỡng bức và bất công, đàn áp tại Hồng Kông, lạm dụng nhân quyền tại Tân Cương, và ngày càng gia tăng các hành động gây hấn trong khu vực, trong đó có Đài Loan”, theo tuyên bố của Nhà Trắng.
Như Ngọc (Theo The Epoch Times)
Xem thêm:
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…