Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách quốc phòng năm 2025. Điều đáng chú ý là trong đó có chứa một số nội dung nhằm hạn chế các mối đe dọa an ninh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với các điều khoản hạn chế hoạt động vận động hành lang của các công ty Trung Quốc tại Washington.
Hôm thứ Tư (11/12), Hạ viện đã thông qua “Dự luật Ủy quyền Quốc phòng” (NDAA) trị giá 895 tỷ USD với tỷ lệ bỏ phiếu 281:140, dự kiến sẽ được trình lên Thượng viện xem xét vào tuần tới. Dự luật phải được cả hai viện của Quốc hội thông qua với cùng một nội dung trước khi được gửi đến tổng thống ký.
Dự luật dài 1.800 trang bao gồm một điều khoản, yêu cầu nếu nhà vận động hành lang được nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ thuê cũng phục vụ cho doanh nghiệp công nghiệp quân sự Trung Quốc, thì Lầu Năm Góc phải ngừng giao dịch với các nhà thầu quốc phòng Mỹ này. Nếu điều khoản được thông qua thành công, lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào ngày 30/6/2026.
NDAA cũng tuyên bố, Hoa Kỳ nên tăng cường liên minh với Hàn Quốc, bao gồm việc duy trì sự hiện diện của khoảng 28.500 thành viên của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ. Điều khoản này đảm bảo số lượng quân được triển khai trên bán đảo Triều Tiên.
Các biện pháp khác chống lại Trung Quốc bao gồm hạn chế ĐCSTQ tiếp cận thông tin phòng thủ tên lửa, yêu cầu Bộ Quốc phòng tháo rời hoàn toàn các máy bay không người lái do DJI của Trung Quốc sản xuất và đánh giá rủi ro của từng bộ phận.
Một điều khoản khác nêu rõ, Chính phủ Hoa Kỳ và châu Âu nên cùng nhau nhấn mạnh một cách công khai và liên tục sự khác biệt giữa chính sách “Một Trung Quốc” của họ và nguyên tắc “Một Trung Quốc” của ĐCSTQ.
ĐCSTQ cho rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc, trong khi Mỹ và hầu hết các nước châu Âu đều công nhận chỉ có “Một Trung Quốc”, nhưng không đồng ý rằng Bắc Kinh có chủ quyền đối với Đài Loan và ủng hộ việc duy trì hiện trạng.
Ngoài ra, các nguyên tắc không thể bị lung lay, nhưng chính sách có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Do đó, cả Châu Âu và Mỹ đều coi “Một Trung Quốc” là một “chính sách” hơn là một “nguyên tắc”.
Có một phần trong NDAA khuyến khích Lầu Năm Góc khám phá khả năng đưa “đối tác đáng tin cậy” như Nhật Bản vào trụ cột thứ hai của Liên minh AUKUS.
AUKUS được thành lập vào năm 2021 như một thỏa thuận an ninh 3 bên giữa Hoa Kỳ, Anh và Úc, nhằm giải quyết những mối lo ngại chung phát sinh từ sự bành trướng ngày càng tăng của ĐCSTQ.
Trong khi trụ cột đầu tiên của AUKUS, tức việc cùng phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, chỉ dành riêng cho 3 quốc gia ban đầu, thì trong những năm gần đây, đã có những cuộc thảo luận tích cực để đưa Nhật Bản vào trụ cột thứ hai.
NDAA lưu ý rằng trụ cột thứ hai có thể tăng cường hợp tác về các công nghệ tiên tiến, bao gồm năng lực siêu âm, năng lực tác chiến điện tử, năng lực mạng, công nghệ lượng tử, năng lực dưới biển và năng lực không gian.
NDAA yêu cầu các quan chức Chính phủ Hoa Kỳ liên hệ trực tiếp với các quan chức Nhật Bản trong vòng 180 ngày và báo cáo tiến độ lên Quốc hội.
Tuy nhiên, một số biện pháp nhắm vào ĐCSTQ đã không được đưa vào dự luật quốc phòng, bao gồm hạn chế đầu tư của Hoa Kỳ vào các công ty trực thuộc của ĐCSTQ, cấm Hoa Kỳ tài trợ cho một số công ty Trung Quốc, và xem xét chính sách “De minimis” (Miễn thuế nhập khẩu thấp nhất) cho phép miễn thuế nhập cảnh các gói hàng nhỏ…
“Đạo luật an toàn sinh học” (Biosecure Act) cấm Chính phủ Hoa Kỳ kinh doanh với “các công ty công nghệ sinh học được quan tâm” không được đưa vào NDAA.
Các thành viên Hạ viện của Đảng Cộng hòa cho biết, họ sẽ cố gắng đưa những điều khoản đó vào các dự luật phải thông qua khác.
Một trọng tâm quan trọng của dự luật là cải thiện lợi ích quân sự. Các nhà lập pháp nhấn mạnh rằng sự điều chỉnh này sẽ giúp quân nhân cơ sở được tăng lương 14,5% và các quân nhân khác sẽ được tăng lương 4,5%. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của quân đội Hoa Kỳ.
Ông Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện, đã đưa ra tuyên bố ngay sau khi dự luật được thông qua hôm thứ Tư (11/12), nói rằng dự luật sẽ “tập trung giống như tia laser” vào việc đối phó với các mối đe dọa từ Bắc Kinh.
Ông nói, các mối đe dọa mà Hoa Kỳ phải đối mặt, đặc biệt là từ Trung Quốc, phức tạp hơn so với hơn 40 năm qua. Để hạn chế những mối đe dọa này, “Dự luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia” cho năm tài chính 2025 cải cách các ban ngành mua sắm và thúc đẩy đổi mới khu vực tư nhân, nhằm đẩy nhanh việc triển khai đột phá những công nghệ mới mang lại lợi thế cho Hoa Kỳ trong cuộc xung đột với Trung Quốc.
Ông cho biết thêm, dự luật cũng tăng cường quan hệ đối tác an ninh của Hoa Kỳ với Đài Loan và các đồng minh ở Thái Bình Dương.
Dự luật cũng bao gồm các điều khoản cấm bán tỏi từ Trung Quốc trong các siêu thị quân đội. Dự luật yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng cấm bán tỏi tươi hoặc tỏi đông lạnh từ hoặc được chế biến tại Trung Quốc trong bất kỳ cửa hàng quân sự nào, có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
Trước đó, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Rick Scott, người đề xuất sửa đổi, đã đề xuất dự luật cấm nhập khẩu tỏi sản xuất tại Trung Quốc. Ông nhiều lần đặt ra câu hỏi về sức khỏe và sự an toàn của tỏi Trung Quốc.
Khi ông đề xuất dự luật cấm tỏi Trung Quốc vào tháng 1 năm nay, ông nói, có những báo cáo cho rằng tỏi Trung Quốc được trồng bằng nước thải chưa qua xử lý, thậm chí có thể chứa phân người. Sau khi được trồng trong điều kiện không hợp vệ sinh, tỏi được tẩy trắng để trông trắng và sạch hơn.
Nhiều nguồn tin quen thuộc với các cuộc đàm phán đã xác nhận với Fox News, rằng chỉ còn 10 ngày nữa là chính phủ Mỹ cạn tiền, các biện pháp này có thể được đưa vào dự luật chi tiêu tạm thời.
Đại diện 3 hộ dân tại khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh,…
Từ một người vô gia cư trở thành cảnh sát - câu chuyện nghe như…
Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích các quốc gia phương Tây tiếp tục hành động…
Ông Tom Cotton đã cảnh báo các nhà vận động hành lang không nên phản…
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “nắm giữ…
“Hãy nhìn các con số thống kê đi! [Ukraine] chúng ta có bao nhiêu lính…