Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (Ảnh chụp màn hình video)
Trong chuyến thăm Kiev, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock xác nhận, Đức cùng với Hà Lan sẽ cung cấp cho Ukraine những vũ khí hạng nặng tối tân, bao gồm cả pháo tự hành 155mm Panzerhaubitze 2000 do Đức sản xuất, và sẽ bắt đầu huấn luyện cho quân đội Ukraine “trong vài ngày tới”.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (Ảnh minh họa: Getty Images)
Ngoại trưởng Đức cùng với người đồng cấp Hà Lan Wopke Hoekstra đã thực hiện chuyến thăm Ukraine. Ngoại trưởng Baerbock tiết lộ, 7 pháo tự hành mà Đức cung cấp cho Kiev để giúp quốc gia này “bảo vệ các thành phố của mình trước các cuộc tấn công trong tương lai” sẽ đến Ukraine trước khi quá trình huấn luyện quân sự hoàn tất. Trong cuộc họp báo với người đồng cấp Ukraine Dmitry Kuleba, bà Baerbock giải thích, bằng cách này, những người lính Ukraine sẽ có khả năng vận hành thiết bị ngay sau khi họ trở về vùng chiến sự từ Đức.
Ba ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã công bố quyết định của Berlin về việc cung cấp xe pháo tự hành cho Ukraine. Sự kiện này đã đánh dấu một thay đổi quan trọng của Đức trong chính sách thời hậu phát xít Đức là không gửi các vũ khí hạng nặng đến các vùng chiến sự.
Ngoại trưởng Baerbock nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ một Ukraine tự do thuộc châu Âu. Các vấn đề nhân đạo, tài chính, kinh tế, công nghệ, chính trị, và năng lượng.”
Nga đã liên tục cảnh báo phương Tây không được “bơm đầy” vũ khí cho Ukraine, đồng thời chỉ trích điều đó sẽ chỉ dẫn đến việc kéo dài cuộc xung đột và các vấn đề dài hạn. Moscow cũng tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ coi bất kỳ vũ khí nước ngoài nào bên trong Ukraine là các mục tiêu hợp pháp.
Trong chuyến công du bất ngờ của mình đến quốc gia Đông Âu bị chiến tranh tàn phá, Ngoại trưởng Baerbock khẳng định, Đức “luôn đứng về phía người Ukraine và Kyiv tự do”. Bà còn cho biết, bà vui mừng không chỉ thông báo việc mở lại Đại sứ quán Đức ở thủ đô Kiev mà còn có thể nói “Kyiv tự do”. Ngoại trưởng Đức giải thích, “trong những ngày đen tối sau ngày 24/2,” khi Nga phát động chiến dịch quân sự, bà “đã nghi ngờ về việc sớm có thể nói cụm từ đó”.
Ngoại trưởng Baerbock lưu ý, Đức cam kết tiếp tục gây sức ép lên Nga khi EU hiện đang xem xét gói trừng phạt thứ sáu đối với “kẻ xâm lược”.
Bà tiếp tục: “Đó là lý do tại sao chúng tôi đang giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga xuống đến mức 0 với tất cả sự nhất quán và mãi mãi.”
Tuy nhiên, ngoại trưởng Đức đã đưa ra một số tin tức thất vọng đối với Ukraine. Bà Baerbock nhấn mạnh rằng sẽ “không có con đường tắt nào” để gia nhập EU, và mặc dù Ukraine chắc chắn sẽ nhận được “tư cách ứng cử viên rõ ràng”, nhưng không nên có “lời hứa suông nào” trên con đường phía trước.
Trong chuyến thăm Ukraine, Ngoại trưởng Baerbock đã được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đón tiếp. Ngoại trưởng Hà Lan Hoekstra cũng tham dự cuộc họp này.
Trước đó, Ngoại trưởng Baerbock đã đến thăm vùng ngoại ô Irpen của Kyiv bị chiến tranh tàn phá nặng nề, và thị trấn Bucha, nơi xảy ra các hành động tàn bạo đối với dân thường mà Kyiv quy trách nhiệm cho quân đội Nga. Moscow đã phủ nhận các cáo buộc và chỉ trích các cáo buộc này là một phần trong “chiến dịch bôi nhọ” Nga của quân đội Ukraine.
Nga đã tấn công quốc gia Đông Âu láng giềng sau khi Ukraine không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk được ký vào năm 2014. Ngay trước khi phát động cuộc xâm lược, Moscow đã công nhận các nước cộng hòa ly khai Donetsk và Lugansk ở vùng Donbass của Ukraine. Nghị định thư Minsk do Đức và Pháp làm trung gian được thiết kế để cung cấp cho các khu vực ly khai vị thế đặc biệt trong nhà nước Ukraine
Nhật Minh (Theo RT)
Mức thuế đối ứng 46% là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp…
Việt Nam sẵn sàng đàm phán đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu…
Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo giảm thuế…
Tổng thống Trump đã đăng video đòn không kích nhắm vào nhóm hàng chục người…
Theo quyết định từ Bộ Thương mại Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen chịu thuế chống…
Trong 10 năm qua, một người phụ nữ ở New South Wales, Úc đã sống…