19 người tập Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong tháng 4

Trong tháng Tư, trang web Minghui.org đã nhận được thông tin 19 người tập Pháp Luân Công đã chết trong cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 

Các học viên Pháp Luân Công tại Mỹ tưởng niệm những người đã bị bức hại đến chết ở Trung Quốc Đại Lục. (Ảnh: Epoch Times)

Bà Hoàng Tố Lan (Huang Sulan), một người tập Pháp Luân Công 51 tuổi ở quận Bi Đô, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị cảnh sát thành phố Bành Châu bắt cóc vào ngày 20/1 năm nay. Bà đã bị tra tấn đến chết vào ngày 23/1, chỉ 3 ngày sau khi bị bắt.

Bà Hoàng Tố Lan, sinh năm 1969, là người rất khỏe mạnh. Vào ngày 20/1 năm nay, bà bị cảnh sát địa phương bắt cóc và đưa đến Đội điều tra hình sự thuộc Cục Công an thành phố Bành Châu.

Tối 21/2, sau khi được đưa đi kiểm tra sức khỏe, bà bị đội mũ trùm đầu và bị lôi đến Phòng 416 trên tầng 4 của khách sạn Vân Thụy ở Thành Đô, bà bị “giám sát cư trú” và theo dõi suốt 24/24.

Ngày 22/2, bà tiếp tục bị thẩm vấn phi pháp.

Tối ngày 23/2, bà bị thẩm vấn bất hợp pháp và bị bức cung. Những người ở phòng đối diện nghe thấy tiếng đánh người và kéo ghế từ phòng thẩm vấn. Bà được đưa đến bệnh viện vào khoảng 12:00 đêm hôm đó.

Chiều ngày 24/2, gia đình của bà Hoàng Tố Lan được thông báo đến nhà tang lễ để nhận thi thể của bà.

Vào ngày 14/4/2022, gia đình của ông Hàn Tuấn Đức (Han Junde) nhận được cuộc gọi từ Nhà tù số 5 của Phân cục Ký Đông thuộc Cục quản lý nhà tù tỉnh Hà Bắc và biết rằng ông Hàn Tuấn Đức “qua đời” trong bệnh viện vào sáng hôm đó.

Ông Hàn Tuấn Đức (Ảnh: Minghui.org)

Ông Hàn Tuấn Đức (năm nay 77 tuổi), đã bị Tòa án quận Cao Dương, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc kết án 8,5 năm tù vào tháng 2/2020 và bị phạt 10.000 nhân dân tệ vì đã khắc dòng chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” trên quả hồ lô nhỏ. Sau khi ông kháng cáo, Tòa án Trung cấp Bảo Định đã giữ nguyên bản án ban đầu một cách bất hợp pháp.

Ông bị đưa đến nhà tù Ký Đông ở thành phố Đường Sơn và bị giam giữ bất hợp pháp. Do ông không từ bỏ tu luyện, nên đã bị tước quyền trao đổi thông tin và gặp gỡ người thân. Gia đình ông sau đó được biết ông phải ngồi xe lăn, gần như mù một bên mắt và không thể tự chăm sóc bản thân.

Vợ ông đã bôn ba khắp nơi để làm thủ tục “bảo lãnh tại ngoại chữa bệnh” cho ông, nhưng bị Văn phòng Tư pháp quận Cánh Tú, thành phố Bảo Định từ chối. Cuối cùng, ông Hàn Tuấn Đức đã qua đời.

Ông từng bị cải tạo lao động, bị giam giữ, quấy rối một cách phi pháp, sau đó bị kết án oan 8,5 năm.

Vào ngày 13/4/2022, cảnh sát thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã đột nhập vào nhà riêng và bắt cóc 7 người tập Pháp Luân Công. Chiều hôm đó, trong vòng 4 giờ, bà Thôi Kim Thực (Cui Jinshi), một người tập Pháp Luân Công 88 tuổi, đã qua đời trong cuộc bức hại.

Bà Thôi Kim Thực đã tập luyện Pháp Luân Công hơn 20 năm, cơ thể khỏe mạnh, nước da hồng hào, dáng người cao và thẳng, có thể tự chăm sóc bản thân.

Vào lúc 1:00 chiều ngày 13/4, khu cộng đồng bà ở đã được gỡ phong tỏa trong nhiều ngày. 6 người tập Pháp Luân Công khác đã đến nhà của bà Thôi Kim Thực để cùng nhau đọc các sách của Pháp Luân Công. Tuy nhiên sau đó, 7 hoặc 8 nhân viên cảnh sát bất ngờ xông vào và lấy đi các tài liệu Pháp Luân Công. Bà Thôi Kim Thực ngã xuống đất vì đau buồn và tức giận, bà không ngừng nói: “Đừng lấy sách của tôi, đừng lấy pháp tượng của sư phụ tôi!”

Chiều hôm đó, con trai bà vội vã đến bệnh viện sau khi nhận được tin mẹ nguy kịch. Bác sĩ nói rằng bà Thôi Kim Thực đã không cấp cứu được và đã qua đời. Người con trai lập tức vào gặp mẹ, chỉ thấy cổ họng bà bị rạch và chân chỉ có một chiếc giày.

Kể từ khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, nhiều người tập Pháp Luân Công đã bị bắt cóc, giam giữ và kết án bất hợp pháp một cách tùy tiện. Cho đến nay, đã có 4.793 người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết. Đây chỉ là con số biết được thông qua người dân Đại Lục đã vượt qua sự phong tỏa mạng internet của ĐCSTQ và mạo hiểm tính mạng để gửi ra ngoài Trung Quốc. Số người bị bức hại đến chết trên thực tế còn cao hơn rất nhiều, đặc biệt là con số thực tế người bị ĐCSTQ mổ sống lấy nội tạng đến nay vẫn còn là ẩn số.

Cho đến nay, những kẻ vi phạm pháp luật của ĐCSTQ vẫn đang thực hiện chính sách tiêu diệt nhân tính do cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân  đưa ra bằng cách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, “đánh chết được tính là tự sát,”“hỏa táng ngay, không cần điều tra danh tính”. Đối tượng bức hại là những người tập Pháp Luân Công, làm người tốt theo theo “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Pháp Luân Công là môn tập lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” để chỉ đạo mọi người tu luyện, có thể cải thiện nhanh chóng mức độ đạo đức, cảnh giới tinh thần và tố chất thân thể của người tập luyện. Cho đến nay, Pháp Luân Công đã được truyền đến hơn 100 quốc gia và khu vực. Tác phẩm chính của môn tập này là cuốn sách Chuyển Pháp Luân, đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng.

Hàng năm, vào ngày 13/5 – Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, người tập Pháp Luân Công và những người ủng hộ Pháp Luân Công trên toàn thế giới đều kỷ niệm ngày đặc biệt này. Nhiều nhân vật chính trị quan trọng đã gửi thư chúc mừng và video bài phát biểu, ca ngợi và ngưỡng mộ ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công. Ngay trước và sau ngày 13/5 năm ngoái, hơn 500 nhân vật quan trọng trong giới chính trị từ nhiều quốc gia đã gửi thư chúc mừng, thư ủng hộ và khen thưởng trong Ngày Pháp Luân Đại Pháp.

Kể từ năm ngoái, để kỷ niệm ngày này, những lá cờ “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, Chân Thiện Nhẫn” đã lần lượt được kéo lên ở một số thành phố tại Canada. Nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới vào ngày 13/5 năm nay, từ tháng Tư, các chính trị gia từ các tỉnh và thành phố khác nhau ở Canada đã bắt đầu gửi những lời chúc mừng chân thành và ca ngợi ngày này thông qua hình thức thư và video, ca ngợi Pháp Luân Đại Pháp mang đến điều tốt đẹp cho thế giới.

Cùng với việc cộng đồng quốc tế đang ca ngợi Pháp Luân Công, mọi người cũng đã thấy được sự vô nhân đạo và tà ác trong ​​cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Các luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc Đại Lục nói với Epoch Times rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ thậm chí còn vi phạm hiến pháp của chính nhà nước Trung Quốc. 

Điều 36 trong Hiến pháp Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) quy định: Công dân có tự do tín ngưỡng tôn giáo. Bất cứ cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội và cá nhân nào cũng không được cưỡng chế công tín ngưỡng tôn giáo hoặc không tín ngưỡng tôn giáo, không được kỳ thị công dân tín ngưỡng tôn giáo và công dân không tín ngưỡng tôn giáo.

Điều 35 trong Hiến pháp Trung Quốc quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, tụ tập, lập đoàn thể, diễu hành, thị uy. 

Lý Khiết Tư

Published by
Lý Khiết Tư

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

4 giờ ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

4 giờ ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

12 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

13 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

14 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

14 giờ ago