Theo “Luật chuỗi cung ứng” mới được đưa ra, các công ty của Đức phải rút khỏi Tân Cương, nếu không sẽ phải đối mặt với tiền phạt và thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo giới chuyên gia của Hạ viện Đức, “Luật chuỗi cung ứng” được Chính phủ đưa ra vào tháng Ba đã tạo ra một tình huống pháp lý mới. Mặc dù “Nguyên tắc hướng dẫn về Công nghiệp, Thương mại và Nhân quyền” (UNGPs) của Liên Hợp Quốc yêu cầu các công ty trên toàn cầu khi tham gia hoạt động ở đâu cũng phải tôn trọng nhân quyền, nhưng vấn đề là nguyên tắc đó không có hiệu lựa ràng buộc pháp lý.
Nhưng tình hình này ở Đức sẽ thay đổi khi “Luật chuỗi cung ứng” có hiệu lực. Dự thảo luật quy định rằng nếu các công ty lớn của Đức làm ngơ trước các hành động vi phạm nhân quyền và ô nhiễm môi trường gây ra từ các nhà cung cấp của họ, họ sẽ bị phạt tới 2% doanh thu hàng năm.
Báo cáo của Quốc hội Đức chỉ ra rằng với việc “Luật Chuỗi cung ứng” có hiệu lực, nếu các công ty Đức nhận thức được thực trạng đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ thì họ “có nghĩa vụ cắt đứt quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp Trung Quốc”. Nếu không, công ty của Đức sẽ phải đối mặt bị phạt tiền. Trong các trường hợp cá biệt còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo báo cáo xác định, ĐCSTQ đang gây tội ác diệt chủng ở Tân Cương. Bởi vì từ những thông tin và báo cáo được công bố công khai liên quan đến ĐCSTQ đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cho thấy, về mặt khách quan đáp ứng đầy đủ 5 yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 2 của “Công ước về tội ác diệt chủng”. Do đó, các công ty Đức có thể sớm bị buộc phải hạn chế các hoạt động kinh doanh của họ ở Tân Cương, hoặc hoàn toàn rút khỏi đó.
Báo cáo trực tiếp chỉ ra rằng nhiều công ty nước ngoài, bao gồm cả các công ty của Đức, đã thu lợi từ việc khai thác lao động người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Có những công ty lấy sản phẩm trực tiếp từ các nhà máy lao động cưỡng bức hoặc hợp tác với các nhà cung cấp sử dụng lao động cưỡng bức; có những công ty có nhà máy ở Tân Cương gần các trung tâm giam giữ và trại cải tạo của ĐCSTQ. Các công ty Đức được đề cập trong báo cáo là: Adidas, Puma, BMW, Bosch, Siemens, Volkswagen và BASF.
Đảng Xanh của Đức kêu gọi các công ty Đức phải chịu trách nhiệm về hậu quả. Margarete Bause, người phát ngôn chính sách nhân quyền của Đảng Xanh tại Bundestag nhận định báo cáo cho thấy trách nhiệm “rõ ràng hơn bao giờ hết” của các công ty Đức hoạt động ở Tân Cương.
Bà chỉ ra, trong hoàn cảnh như vậy, các doanh nghiệp của Đức phải nhìn lại nghiêm túc vấn đề có tiếp tục duy trì quan hệ thương mại với Tân Cương hay không. Báo cáo của Quốc hội đã gửi đi một thông điệp rõ ràng: “Nhắm mắt làm ngơ không thể là lựa chọn”.
Gần đây đã liên tục có những động thái tương tự từ các Quốc hội như của Canada, Hà Lan và Anh, họ lần lượt thông qua nghị quyết lên án tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Bà Margarete Bause nhấn mạnh rằng Hạ viện Đức cũng “Có trách nhiệm đề xuất tất cả các kế hoạch hành động nhằm chấm dứt các tội ác vi phạm nhân quyền quy mô lớn và có hệ thống ở Tân Cương”.
Theo Vương Diệc Tiếu, Epoch Times
Xem thêm:
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…