Fake News ở Mỹ tinh vi như thế nào?

Fake News – Tin giả – không phải là một từ phổ biến gần 2 năm trước, nhưng nay nó được xem là cơn ác mộng của bất kỳ một hãng truyền thông nào. Donald Trump không phải là người “phát minh” ra từ này, nhưng ông đã biến nó trở thành từ vựng hàng ngày của hàng triệu người không chỉ tại Mỹ mà còn toàn thế giới. Vậy Fake News là gì và nó được tạo thành như thế nào?

Bỏ qua những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình sản xuất tin tức, chẳng hạn phóng viên Brian Russo của ABC News bị đình chỉ vì đưa tin sai về chiến dịch tranh cử của ông Trump, Fake News tại Mỹ được tổ chức rất tinh vi. Đó là một chiến thuật truyền thông của phe tả (vốn đông hơn nhiều) chống lại những người cánh hữu, giữa những người ủng hộ chính sách xã hội chủ nghĩa của Đảng Dân chủ và những người muốn bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ để duy trì một chính phủ giới hạn, bảo đảm quyền tự do cá nhân của Đảng Cộng hòa bảo thủ, trong đó ông Trump là trung tâm.

Bạn có thể phản đối rằng Fox News cũng là kênh truyền thông cánh hữu và còn trang cực hữu như Breitbart thì sao? Breitbart quá nhỏ và tổng cộng độc giả của các trang cánh tả như ABC, CBS, NBC, MSNBC và CNN lớn hơn tới 10 lần số độc giả của Fox News.

Điểm qua một số nhân vật chủ chốt trong các tờ báo chuyên đưa tin chống Trump và đường lối Cộng hòa bảo thủ của ông: Phóng viên trưởng của ABC là cựu phát ngôn viên Nhà Trắng dưới thời Bill Clinton; chủ tịch CBS News David Rhodes, anh em của cựu nhân viên của ông Obama. Công ty Comcast sở hữu NBC được điều hành bởi một nhà quyên góp mạnh tay cho Đảng Dân chủ. Điều tương tự cũng đúng với giới lãnh đạo tại CBS và Time Warner, công ty sở hữu CNN.

Chỉ có 7% phóng viên tại Mỹ nhận là thành viên Đảng Cộng hòa. Trong khi phần lớn trang tin cấm nhân viên của mình ủng hộ tiền cho các ứng viên Tổng thống, 96% những phóng viên, nhà báo có đóng góp đều quyên tiền cho Hillary Clinton, theo thống kê từ Trung tâm Liêm chính Công (Center for Public Integrity).

Những người này nói rằng bất chấp việc họ đều là thành viên Đảng Dân chủ, họ có thể đưa tin khách quan và trung lập. Các nghiên cứu tâm lý cho rằng khi con người thường xuyên tiếp xúc với những người có quan điểm tương đồng với mình, người này sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, sẽ thiên vị và mất khả năng nhìn sự kiện một cách rõ ràng.

Không phải nói rằng các nhà báo ủng hộ Đảng Dân chủ đều nói dối, mà sự thiên vị đảng phái của họ khiến việc họ đưa tin và viết bài bị thiên lệch. Nhà văn Andrew Klavan đã phác thảo ba quy tắc mà phần lớn các hãng truyền thông lớn của Mỹ đã bẻ lệch bất kỳ câu chuyện nào để chống lại những người không có cùng quan điểm chính trị với họ.

Bất cứ khi nào một sự kiện xảy ra phù hợp với thiên kiến của những người theo cánh tả, sự kiện đó được coi như đại diện của chân lý. Nhưng nếu sự kiện này trái ngược với những gì cánh tả tin tưởng, nó sẽ chỉ được mô tả là một sự kiện riêng lẻ, và nếu ai đó cố tình hiểu theo nghĩa khác thì sẽ bị coi là kích động thù hằn.

Ví dụ như một cảnh sát da trắng bắn chết một nghi phạm da đen. Vì việc này phù hợp với tuyên truyền về sự phân biệt chủng tộc đang tồn tại ở Mỹ, truyền thông cánh tả lập tức coi đây là đại diện chung cho sự kỳ thị người da đen trong cảnh sát Mỹ. Họ tự làm việc này bất chấp các nghiên cứu thực tế rằng cảnh sát Mỹ bắn chết nghi phạm da trắng nhiều hơn nghi phạm da đen và tỷ lệ tội phạm của những người da đen cao hơn gấp nhiều lần so với người da trắng. Ngược lại, khi một người Hồi giáo cực đoan đánh bom liều chết và có người đủ dũng cảm để chỉ ra rằng đây là hành động khủng bố Hồi giáo như hàng trăm vụ tấn công xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới, người này sẽ bị gán nhãn là kỳ thị tôn giáo và “bài Hồi giáo”.

Tâm lý nạn nhân là một con bài đầy quyền lực mà truyền thông cánh tả sử dụng để đạt được mục tiêu chính trị. Điều tương tự cũng đúng với cộng đồng người Mỹ La-tinh, người thiểu số bản địa, cộng đồng LGBT (chỉ chung những người đồng tính luyến ái nam, nữ, song tính và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới) và đặc biệt là người nghèo.

Khi có một vụ bê bối đối với các chính trị gia cánh hữu, họ đưa tin về câu chuyện bê bối đó.

Nhưng nếu đối tượng là các chính trị gia cánh tả, thì câu chuyện xoay trở lại thành: Ai đã tiết lộ những thông tin này một cách phi pháp?

Ví dụ, khi  truyền thông muốn dấy lên sự nghi ngờ về việc ông Donald Trump thông đồng với Nga, họ tự do trích dẫn các nguồn tin giấu tên từ các quan chức vốn không được pháp luật cho phép tiết lộ. Nhưng khi Nghị sĩ Devin Nunes tuyên bố ông có thông tin rằng chính quyền Obama có thể đã sử dụng cơ quan tình báo sai mục đích nhằm chống lại ông Trump, câu chuyện trên các báo ngay lập tức trở thành: “Ông Nunes đã có được thông tin này như thế nào và ông ta làm vậy có hợp pháp hay không?”

Đưa tin các cuộc bê bối sao cho có lợi cho cánh tả và bất lợi cho cánh hữu, đó là Fake News.

Cường điệu hóa những người cực đoan cánh hữu trong khi bỏ qua sự cực đoan của cánh tả.

Một sự kiện Fake News lớn nhất gần đây là khi truyền thông hùa nhau miệt thị các thành viên Đảng Trà (những người bảo thủ trong Đảng Cộng Hòa) là kỳ thị chủng tộc, trong khi tất cả những gì họ muốn là giảm thuế và giảm chi tiêu chính phủ. Phóng viên đã gán cho những người biểu tình của Đảng Trà những cái tên xấu xa nhất, viết về các cuộc tụ họp đa phần đều ôn hòa của họ là bạo lực, thù hằn và ghét bỏ người nghèo. Khi có thành viên nào đó của Đảng Trà có phát ngôn không chính xác, họ liền chộp lại và nói rằng phong trào này không đáng tin và đã bị vấy bẩn.

Trong khi đó, những phong trào chủ nghĩa xã hội bạo lực, đập phá tài sản nhà nước cũng như của người khác, bài Do Thái được tổ chức dưới cái tên Chiếm Phố Wall thì lại được ca ngợi là một sự phát triển xã hội quan trọng trong thời đại chúng ta. Cho đến khi những người biểu tình này biến mất sạch, để lại hàng đống rác và những mảnh vỡ sau các cuộc đập phá, thì báo chí lại im bặt.

Những thành viên ôn hòa của Đảng Trà muốn chính phủ phải làm theo Hiến pháp, họ được mô tả là những kẻ quá khích; còn những kẻ chiếm phố Wall đòi chính phủ phải mở rộng trợ cấp theo mô hình chủ nghĩa xã hội thì được gọi là anh hùng. Đây là cách truyền thông tạo ra Fake News.

Biên tập viên trang Newsweek Evan Thomas từng bị chỉ trích khi tạp chí của ông kết tội các cầu thủ bóng vợt của Đại học Duke tội hiếp dâm một phụ nữ da đen, một sự việc mà sau đã được chứng minh là sai vì nó không xảy ra. Thomas đã bảo vệ tờ báo của mình rằng, “xu hướng (phụ nữ da đen bị đàn ông da trắng hãm hại) trong câu chuyện là đúng, chỉ có sự kiện là sai”.

Nhiều hãng truyền thông lớn ở Mỹ gần như luôn tìm được cách đưa “xu hướng cánh tả” của họ ra công chúng, bất chấp thực tế có đúng hay không. Điều này gọi là sự xác nhận thiên kiến, là thiên vị và đó là Fake News.

Bài: Minh Trí
Thiết kế: Kim Tuyến

Trần Minh

Published by
Trần Minh

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

11 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

18 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

36 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago