Giáo hoàng Phanxicô Franciscus đã nhượng bộ chính quyền Trung Quốc, quyết định chấp nhận 7 Giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm. Có bình luận cho rằng, cách làm của Vatican khiến người ta cảm thấy nhụt chí.
Nghi thức chúc mừng lễ phục sinh của Nhà thờ Thiên chúa giáo ở Bắc Kinh được chính quyền Bắc Kinh phê chuẩn ngày 15/4/2017
Ngày 2/2, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ cấp cao của Vatican cho biết, Giáo hoàng Phanxicô đã quyết định chấp nhận địa vị hợp pháp của 7 Giám mục do chính quyền Bắc Kinh thẩm định. Giám mục Trung Quốc Đại Lục trung thành với Tòa thánh Vatican sẽ nhường vị trí của mình cho Giám mục do phía Trung Quốc chỉ định.
Nguồn tin cho biết, Giáo hoàng sẽ giải tội cho 7 người nói trên, đồng thời thừa nhận họ là Giám mục của giáo phận.
Theo Reuters, quyết định này cho thấy Tòa thánh Vatican rất hy vọng cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Được biết, Tòa thánh Vatican đã thông báo quyết định này cho Bắc Kinh một cách chưa chính thức, và sẽ chính thức công khai quyết định này vào mùa xuân năm nay. Người phát ngôn của Tòa thánh Vatican từ chối phát biểu bình luận về vấn đề này.
Đối với quyết định của Giáo hoàng Phanxicô, The Wall Street Journal (WSJ) có đăng bài bình luận chỉ trích rằng Giáo hoàng khuất phục trước Trung Quốc. Bình luận cũng phê bình Vatican ngày càng hạ thấp nhân quyền, nhượng bộ đối với chính quyền chống lại tự do tôn giáo như Trung Quốc.
Hãng thông tấn Trung ương (Central News Agency, CNA) của Đài Loan dẫn bài viết của WSJ nhận định, đến nay, Trung Quốc Đại Lục vẫn diễn ra việc bắt giữ tín đồ Cơ Đốc giáo và phá hủy nhà thờ ở các nơi. Đối với nhiều tín đồ ở Trung Quốc Đại Lục mà nói, cách làm này của Vatican khiến người ta cảm thấy nhụt chí.
Giới quan sát phân tích, Vatican hòa giải với Trung Quốc là vì để làm bước trải thảm cho Giáo hoàng Phanxicô đến thăm Trung Quốc, nhằm thuận lợi cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh.
Giám mục Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-kiun) tại Hồng Kông từng nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí như sau: “Winston Churchill (cựu Thủ tướng Anh) từng nói, sao chúng ta có thể gọi chào một chính quyền độc tài được chứ? Sao chúng ta có thể tín nhiệm vào một chính quyền độc tài được chứ, thực sự không thể tin tưởng vào họ được.”
Người sáng lập tổ chức dân sự “Sức mạnh công dân” tại Washington (Mỹ) Dương Kiến Lợi từng phân tích với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng: “Chính phủ Trung Quốc hy vọng thông quan thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican để đả kích Đài Loan, đồng thời cũng có thể hạn chế sức ảnh hưởng và khống chế của Vatican đối với tín đồ tại Trung Quốc. Như vậy, chính quyền Trung Quốc có thể tiến thêm một bước nữa trong việc khống chế tất cả tín đồ Thiên chúa giáo tại đất nước này.”
“Tôi nghĩ, sau khi tin tức này được truyền ra, rất nhiều những giáo hội không chính thức ở Trung Quốc, cũng tức là rất nhiều tín đồ của giáo hội không thuộc ‘Tam tự giáo hội’ (chỉ Giáo hội Cơ Đốc giáo Trung Quốc tự trị, tự dưỡng, tự truyền được chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc công nhận) sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng. Bởi vì những tín đồ này, họ hiểu rất rõ về tình hình Trung Quốc. Họ biết rằng, một khi Chính phủ Trung Quốc xây dựng quan hệ với Vatican, thì sự kiểm soát của Trung Quốc sẽ càng hiệu quả hơn”, ông Dương Kiến Lợi chia sẻ.
Đài Phát thanh Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời của Giám mục Trần Nhật Quân cho biết, dựa vào kinh nghiệm 7 năm làm việc tại giáo hội ở Trung Quốc Đại Lục, những giám mục ở đó hoàn toàn dưới sự kiểm soát của chính quyền. Mục đích của Đảng Cộng sản Trung Quốc là muốn khống chế tôn giáo, không chỉ có Thiên Chúa giáo, mà còn muốn khống chế tất cả các tôn giáo. Hiện tại họ đã làm việc này rất hiệu quả, do đó sẽ không có sự nhượng bộ.
Được biết, từ khi Giáo hoàng Phanxicô nhậm chức năm 2013 đến nay, ông vẫn luôn nỗ lực trong việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, đại diện của Trung Quốc và Vatican đã có cuộc gặp mặt kín giữa Roma và Bắc Kinh, đại diện của Vatican từng yêu cầu hai Giám mục “không chính thức” nhường lại vị trí Giám mục cho người được Bắc Kinh chỉ định. Theo người nắm rõ tình hình tiết lộ, một trong những Giám mục “không chính thức” này là ông Trang Kiến Hiền, 88 tuổi, sau khi nghe được thông tin này, ông rất buồn, trên đường từ Bắc Kinh trở về Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, ông luôn rưng rưng nước mắt.
Trí Đạt
Xem thêm:
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…