G7 đưa ra lệnh trừng phạt mới nhất đối với Nga

Hoa Kỳ và các đồng minh G7 đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhất đối với “cỗ máy chiến tranh” của Nga vào thứ Sáu (19/5), nhắm vào hoạt động buôn bán kim cương béo bở của Moscow và nhiều thực thể có liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine, AFP đưa tin.

Các nhà lãnh đạo của Nhóm 7 nền dân chủ giàu có đang nhóm họp tại Hiroshima, Nhật Bản, và lần ngày tầm ngắm của họ hướng tới các giao dịch buôn bán kim cương trị giá 4 đến 5 tỷ USD hàng năm của Nga.

Cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin 15 tháng trước đã thúc đẩy làn sóng trừng phạt, khiến đất nước của ông rơi vào suy thoái và làm cạn kiệt ngân quỹ chiến tranh của Điện Kremlin.

G7 hiện đang tìm cách siết chặt hơn nữa, tăng cường các biện pháp trừng phạt hiện có, đóng các lỗ hổng và khiến nhiều công ty Nga cũng như các đối tác quốc tế của họ phải chịu các hạn chế trừng phạt.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự kiến sẽ phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần qua liên kết video. Nước chủ nhà Nhật Bản đã bác bỏ thông tin rằng ông có thể xuất hiện trực tiếp vào phút cuối.

Washington đã sẵn sàng áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt vào đầu ngày thứ Sáu, với một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ cho biết thêm 70 thực thể từ Nga và “các quốc gia khác” sẽ bị đưa vào danh sách đen của Hoa Kỳ.

“Và sẽ có tới 300 biện pháp trừng phạt mới đối với các cá nhân, tổ chức, tàu và máy bay”, quan chức này cho biết.

Nền kinh tế Nga giảm 2,1% vào năm 2022, và xu hướng này tiếp tục vào đầu năm nay.

Nhưng Moscow đã thích nghi nhanh chóng, đưa ra các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt, chuyển hướng thương mại sang các đồng minh như Trung Quốc và được cho là mượn các kỹ thuật tránh né từ các quốc gia bị trừng phạt nhiều như Cuba, Iran và Triều Tiên.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự báo mức phục hồi kinh tế khiêm tốn 0,7% vào năm 2023.

Các nhà lãnh đạo G7 cũng sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh để lôi kéo các nhà lãnh đạo được mời từ Ấn Độ và Brazil, hai cường quốc khu vực đôi khi miễn cưỡng chỉ trích Moscow hoặc Trung Quốc.

Ngoài vấn đề Ukraine, chủ đề về Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế trong ba ngày họp.

Theo AFP, trọng tâm sẽ là đa dạng hóa các chuỗi cung ứng quan trọng khỏi Trung Quốc và bảo vệ các ngành khỏi “sự chèn ép kinh tế”.

Nhưng các nước châu Âu khẳng định điều đó không có nghĩa là cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất thế giới.

Lê Vy

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Trước 15/7, Bộ Tài chính phải trình dự thảo Nghị định về tiền mã hóa

Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trước ngày…

2 giờ ago

Mỹ sắp công bố loạt thỏa thuận thương mại lớn nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

Hôm 6/7 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết quốc gia…

2 giờ ago

Thanh niên Mỹ định nghĩa lại ‘thành công’: Sức khỏe quan trọng hơn tiền bạc

Những công việc lương cao không còn là tiêu chuẩn vàng để một số thanh…

7 giờ ago

Hà Nội tăng giá vé metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Cầu Giấy 30-40%

Từ ngày 1/8, giá vé lượt hai tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và…

9 giờ ago

Không cấp vũ khí cho chế độ đàn áp Kitô giáo ở Kiev — Dân biểu Mỹ

“Tôi hứa rằng sẽ không có vũ khí nào tài trợ cho ông,” dân biểu…

9 giờ ago

Đá sao Hỏa lớn nhất có thể được bán đấu giá với giá 4 triệu đô la

Sotheby's, một nhà đấu giá nổi tiếng thế giới, cho biết một thiên thạch được…

10 giờ ago