Ngày 14/12, một bồi thẩm đoàn liên bang đã được lựa chọn cho phiên tòa xét xử một giáo sư nghiên cứu về công nghệ nano của Đại học Harvard. Giáo sư Charles Lieber bị cáo buộc nói dối Chính quyền Hoa Kỳ về mối quan hệ giữa mình và một chương trình tuyển dụng do Trung Quốc điều hành, đồng thời che giấu nguồn tài trợ mà mình nhận được từ chế độ Trung Quốc.
Ông Charles Lieber, trưởng khoa Hóa và Sinh hóa của Đại học Harvard (Đầu tiên bên phải) (Ảnh: Getty Images)
Ông Charles Lieber, 62 tuổi, là cựu trưởng bộ môn hóa học của Đại học Harvard và là người tiên phong trong lĩnh vực công nghệ nano. Năm 2011, ông Lieber được Thomson Reuters vinh danh là nhà hóa học hàng đầu thế giới trong thập kỷ 2000 – 2010 dựa trên tác động từ những công bố khoa học của ông.
Phiên tòa xét xử ông Charles Lieber là vụ án thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận nhất trong chiến dịch trừng phạt của Hoa Kỳ đối với sự can thiệp của Trung Quốc vào các trường đại học Mỹ. Bồi thẩm đoàn Boston sẽ trở lại vào ngày 15/12 để nghe các luật sư trình bày trước tòa án.
Ông Lieber đã không nhận tội về việc đưa ra 6 tuyên bố không trung thực và các cáo buộc về thuế. Luật sư Marc Mukasey của ông Lieber nói rằng ông “không giấu giếm bất cứ điều gì và không được trả tiền như những gì chính phủ cáo buộc”.
Các công tố viên đã buộc tội ông Lieber và tháng 1/2020. Đây là một phần trong chiến dịch “Kế hoạch hành động Trung Quốc” (China Initiative) của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, bắt nguồn từ thời Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump nhằm chống lại hành vi gián điệp kinh tế và trộm cắp nghiên cứu của Trung Quốc.
Các công tố viên cho biết, vào năm 2011, ông Lieber đã trở thành một “nhà khoa học chiến lược” tại Đại học Công nghệ Vũ Hán và thông qua đó, ông đã tham gia vào đợt tuyển dụng của Trung Quốc có tên là Kế hoạch Nghìn Nhân tài (Thousand Talents Program).
Theo giới chức trách Mỹ, Trung Quốc đã sử dụng Kế hoạch Ngàn Nhân tài để lôi kéo các nhà nghiên cứu nước ngoài chuyển giao kiến thức của họ cho Trung Quốc và đổi lấy những đặc quyền bao gồm cả tài trợ nghiên cứu.
Là một phần của chương trình trên, Đại học Vũ Hán đã cấp cho ông Lieber hơn 1,5 triệu USD để thành lập một phòng thí nghiệm Trung Quốc và đồng ý trả cho ông 50.000 USD mỗi tháng cộng với 150.000 USD chi phí sinh hoạt hàng năm.
Vào năm 2019, Đại học Harvard đã báo cáo với Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ rằng ông Lieber không tham gia vào Chương trình Ngàn nhân tài. Tuy nhiên các công tố viên cho biến ông Lieber đã nói dối các nhà điều tra cũng như Đại học Harvard.
Gia Huy (Theo Reuters)
Xem thêm:
Lượng mưa tại đỉnh Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế) trong vòng 48 giờ qua…
Phó Tổng thống Kamala Harris đã giữ thái độ kín tiếng kể từ khi thua…
CEO của TikTok gần đây đã liên hệ với chủ sở hữu của nền tảng…
Ngay cả những người được coi là anh hùng trong mắt thiên hạ, có thành…
Nguyễn Hữu Đạo là bậc danh y kỳ tài. Ông để lại 2 bộ sách…
Mới đây, một bác sĩ của Bệnh viện Trung ương số 3 Thiên Tân đã…